Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Rủi ro trong hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh hoàng mai (Trang 45 - 49)

2.3 Đánh giá chung về thực trạng rủi ro cho vay tại Ngân hàng TMCP Công

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1 Một số hạn chế

Tuy ngân hàng đã đạt được khá nhiều thành tích trong những năm qua, tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số hạn chế như sau:

Ngân hàng vẫn còn tập trung vào các khách hàng truyền thống là các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong nước mà chưa quan tâm nhiều đến các doanh nghiệp nước ngồi. Tuy đã có đầu tư vào các doanh nghiệp ngoài quốc doanh nhưng tỉ lệ này vẫn dừng lại ở con số rất nhỏ và hạn chế. Trong thời buổi hội nhập kinh tế thế giới, xuất hiện rất nhiều các doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh cần vốn để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây chính là cơ hội mà ngân hàng cần nắm lấy để mở rộng đối tượng cho vay và từ đó mở rộng thị phần của mình.

Tuy cán bộ tín dụng ln thực hiện đúng quy trình, tuy nhiên vẫn có những khoản vay bị cán bộ tín dụng lơ là, chủ quan chưa theo dõi kĩ lưỡng nên khơng kịp thời phát hiện được rủi ro để có những phương án giải quyết hợp lý.

Xét về quy mơ tín dụng, hoạt động huy động vốn của chi nhánh vẫn tăng trưởng rất tốt, hoạt động cho vay cũng có xu hướng tăng. Tuy nhiên, mức tăng trưởng của hoạt động cho vay vẫn còn thấp so với mức tăng của hoạt động huy động vốn. Điều này cho thấy ngân hàng chưa sử dụng được tối ưu nguồn vốn huy động, có hiện tượng lãng phí vốn, thừa vốn.

vẫn còn thấp, đòi hỏi ngân hàng phải đẩy mạnh hơn nữa hoạt động cho vay, tích cực tìm kiếm khách hàng để tránh tình trạng lãng phí vốn

Dù tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn của chi nhánh ở mức thấp so với khuyến cáo của Ngân hàng Nhà nước nhưng nếu so sánh với một số chi nhánh khác trong khu vực thì tỷ lệ này vẫn đang ở mức cao hơn.

2.3.2.2 Nguyên nhân

Sở dĩ chi nhánh cịn có những tồn tại trên là do 3 nhóm nguyên nhân chủ yếu sau:

- Nhóm nguyên nhân thuộc về chi nhánh Hoàng Mai:

+ Ngân hàng tập trung chủ yếu vào các đối tượng là doanh nghiệp tư nhân, ít nhận được sự hỗ trợ từ nhà nước nên khi gặp dịch bệnh khó khăn, các doanh nghiệp này rất khó có thể chống chọi trong một thời gian dài và dẫn đến phá sản. Từ đó, doanh nghiệp sẽ mất khả năng trả nợ và ngân hàng sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc thu hồi vốn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ nợ quá hạn tăng dần qua các năm.

+ Trình độ và kinh nghiệm của cán bộ tín dụng vẫn cịn hạn chế trong việc phân tích các thơng tin xã hội, đánh giá dự án cho vay còn chủ quan dẫn đến nhiều sai lầm trong các quyết định cho vay.

+ Việc theo dõi các dự án, theo dõi việc sử dụng vốn khi giải ngân của các cán bộ tín dụng vẫn cịn chưa được sát sao dẫn đến việc không nắm rõ được tình hình tài chính của cơng ty, khơng nắm bắt được kịp thời để đưa ra những biện pháp phịng ngừa rủi ro.

- Nhóm ngun nhân khách quan

+ Từ cuối năm 2019 đến nay, do tình hình dịch bệnh covid kéo dài khiến cho nền kinh tế rơi vào suy thoái, hàng loạt các doanh nghiệp phá sản khiến cho việc thu hồi nợ của ngân hàng cũng gặp rất nhiều khó khắn.

+ Sự biến động của thị trường như thay đổi lãi suất, tỷ giá đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động cho vay của chi nhánh.

SV: Hoàng Thu Thảo 40 Lớp: CQ56/15.07

+ Chi nhánh được tự do kinh doanh nhưng vẫn phải theo sự chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước. Ví dụ như Ngân hàng nhà nước quy định rất rõ về lãi suất cho vay đối với một số lĩnh vực ưu tiên, áp dụng mức lãi suất trần và sàn để kiểm soát việc huy động vốn và cho vay của các NHTM

- Nhóm ngun nhân từ phía khách hàng

+ Tình hình tài chính của nhiều doanh nghiệp không minh bạch, các báo cáo tài chính khơng rõ ràng gây ra khó khăn trong việc thẩm định đánh giá doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp khi vay vốn gửi báo cáo tài chính cho ngân hàng đều có kết quả kinh doanh là lãi tuy nhiên thực chất lại là lỗ.

+ Rủi ro do đạo đức của khách hàng vẫn xảy ra một cách khó lường. Có những trường hợp do khơng thẩm định kỹ dẫn đến tình trạng con nợ đi mượn tài sản đảm bảo để thế chấp gây ra thất thốt khó thu hồi. Hay một số hộ gia đình vay một món tiền nhỏ. Mặc dù khơng có khả năng trả nợ nhưng họ đã tìm cách trả cho chi nhánh khoản tiền nhỏ đó để làm bàn đạp vay số tiền lớn hơn, như vậy là càng việc thu hồi nợ càng khó khăn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong 3 năm gần đây, với sự nỗ lực của toàn bộ cán bộ Ngân hàng, Ngân hàng TMCP Cơng thương Việt Nam chi nhánh Hồng Mai đã đạt được rất nhiều thành tựu đáng kể, vượt qua được khó khăn do dịch bệnh gây ra. Tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn của Ngân hàng luôn nằm ở mức thấp hơn so với khuyến cáo của Ngân hàng nhà nước. Tuy nhiên ,bên cạnh những thành tựu đạt được thì chi nhánh vẫn cịn những vấn đề cần phải có biện pháp giải quyết như:

Một là: Hiệu suất sử dụng vốn của ngân hàng vẫn còn thấp, giao động

từ 50-60% nguồn vốn huy động được. Vì vậy ngân hàng cần phải mở rộng quy mơ tín dụng.

Hai là: vẫn cịn nhiều cán bộ tín dụng lơ là, chủ quan trong việc theo

dõi các khoản vay đòi hỏi ngân hàng phải có những chính sách đào tạo và quản lý nhân sự hợp lý.

SV: Hoàng Thu Thảo 42 Lớp: CQ56/15.07

CHƯƠNG 3:

GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA, HẠN CHẾ RỦI RO TRONG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH

HOÀNG MAI

Một phần của tài liệu Rủi ro trong hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh hoàng mai (Trang 45 - 49)