Định hướng phát triển của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam ch

Một phần của tài liệu Rủi ro trong hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh hoàng mai (Trang 49 - 50)

chi nhánh Hoàng Mai

3.1.1 Định hướng chung trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng

Với vị thế là một trong bốn ngân hàng lớn nhất Việt Nam, Ngân hàng TMCP Cơng thương Việt Nam nói chung và Vietinbank chi nhánh Hồng Mai nói riêng ln khơng ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh và tăng trưởng lợi nhuận, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

Trong ngắn hạn, Ngân hàng luôn cố gắng duy trì tốc độ tăng trưởng hợp lý và phát triển bền vững; tập trung nguồn lực phát triển hoạt đông kinh doanh theo chiều sâu; tăng trưởng bứt phá về hiệu quả thông qua quản trị tốt chất lượng tăng trưởng; tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh doanh và cơ cấu thu nhập; cải thiện mạnh mẽ chất lượng dịch vụ, phát triển sản phẩm, dịch vụ hiện đại, tăng thu dịch vụ và thu ngoài lãi, cải thiện cơ cấu thu nhập; quản trị tốt chi phí hoạt động, nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí; đẩy mạnh thu hồi nợ xấu, nợ xử lý rủi ro, nâng cao chất lượng tài sản; tiếp tục thực hiện đồng bộ các biện pháp nhằm tăng năng lực tài chính, tăng vốn tự có.

Trong trung và dài hạn, Vietinbank chi nhánh Hoàng Mai tiếp tục tăng trưởng kinh doanh có chọn lọc, hiệu quả, bền vững, chuyển dịch mạnh cơ cấu khách hàng, cơ cấu thu nhập, tiếp tục tự động hố với tiện ích cao, cải thiện mạnh mẽ chất lượng dịch vụ, chú trọng dịch vụ thanh tốn ứng dụng nền tảng cơng nghệ hiện đại; nâng cao năng lực tài chính, tăng cường hiệu quả hoạt

động cho ngân hàng và công ty con, công ty liên kết, cải thiện năng suất lao động và quản trị hiệu quả chi phí.

3.1.2 Định hướng phát triển hoạt động cho vay

Ngân hàng cần tập trung tạo uy tín, cải thiện chất lượng cho vay để làm sao tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững sau này. Vì thế chi nhánh cần dần điều chỉnh cơ cấu cho vay theo hướng mở rộng cho vay với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp ngồi quốc doanh.

Bên cạnh đó, chi nhánh cũng cần mở rộng địa bàn kinh doanh, đa dạng hoá danh mục đầu tư, đa dạng hoá khách hàng và các danh mục tài sản đảm bảo để giảm bớt rủi ro cho chi nhánh. Chủ động tìm kiếm khách hàng, bám sát các đơn vị có quan hệ tín dụng để chủ động nắm bắt nhu cầu vốn, đồng thời kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng vốn vay, đảm bảo an toàn, hiệu quả.

Đặc biệt, chi nhánh cần nỗ lực để giảm tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu, thường xuyên tổ chức kiểm tra các khoản cho vay đã giải ngân để kịp thời phát hiện xem doanh nghiệp, cá nhân có sử dụng vốn đúng mục đích hay khơng, từ đó có những biện pháp xử lý phù hợp.

Tiếp tục chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu cho vay theo hướng: Nâng cao tỷ lệ cho vay có tài sản đảm bảo, lựa chọn khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh, uy tín, đa dạng hố các gói cho vay.

Chi nhánh cũng nên thường xuyên thanh tra, tăng cường cơng tác kiểm sốt nội bộ, thường xuyên phát hiện ra những sai sót của cán bộ tín dụng để kịp thời chấn chỉnh, sửa chữa sai sót và khắc phục hậu quả.

Một phần của tài liệu Rủi ro trong hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh hoàng mai (Trang 49 - 50)