Các biện pháp phòng ngừa rủi ro

Một phần của tài liệu Rủi ro trong hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh hoàng mai (Trang 50 - 54)

3.2 Giải pháp hạn chế rủi ro trong cho vay tại Ngân hàng TMCP Công thương

3.2.1Các biện pháp phòng ngừa rủi ro

SV: Hồng Thu Thảo 44 Lớp: CQ56/15.07

3.2.1.1 Thực hiện tốt công tác tổ chức nhân lực trong cho vay

Trong những năm gần đây, Ngân hàng TMCP Cơng thương Việt Nam chi nhánh Hồng Mai rất nỗ lực trong việc nâng cao trình độ chun mơn cho cán bộ Ngân hàng, đặc biệt là cán bộ tín dụng. Nhân viên được tham gia các khố học, chương trình tập huấn, hội thảo do Ngân hàng Nhà nước tổ chức và cả do chính Ngân hàng đào tạo. Đây là những dấu hiệu tích cực chứng tỏ chi nhánh rất quan tâm đến việc đào tạo nguồn nội lực góp phần nâng cao chất lượng cho vay.

Hiện nay, ở Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hoàng Mai, mỗi cán bộ đều được giao những mức chỉ tiêu riêng và ai cũng phải thực hiện được mọi khâu trong quy trình cấp tín dụng. Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng cần rất chú trọng từ khâu tuyển dụng để tìm ra được những ứng viên sáng giá có đủ năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức.

Trong quá trình làm việc, ban lãnh đạo Ngân hàng cũng rất cân nhắc khi bố trí nhân sự, tìm ra điểm mạnh điểm yếu của từng người để bố trí vị trí sao cho hợp lý. Từ đó, mỗi người đều có thể phát huy được ưu điểm và khắc phục được nhược điểm của bản thân mình. Ngồi ra, Ngân hàng cũng nên đưa ra nhiều các mức thưởng hấp dẫn nhằm khuyến khích tinh thần làm việc, trách nhiệm với nghề, kích thích sự cố gắng phấn đấu trong công việc.

3.2.1.2 Tăng cường thu thập thông tin, đánh giá khách hàng và rủi ro khoản vay

Việc thường xuyên thu thập thông tin là một việc vô cùng cần thiết và quan trọng trong phịng ngừa rủi ro cho vay bởi nó giúp ngân hàng kịp thời phát hiện những sai sót và từ đó đưa ra được những hướng xử lý thích hợp. Ngân hàng cần thực hiện tốt các quy định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về cơng tác thơng tin tín dụng (CIC) trên cả hai góc độ.

+ Cung cấp đầy đủ kịp thời cho bộ phận CIC của Quốc gia các thơng tin tín dụng về khách hàng có quan hệ tín dụng. Bao gồm cả thông tin về hồ sơ khách hàng mới đặt quan hệ tín dụng, thơng tin trong quá trình cấp tín dụng Ngân hàng, thơng tin về hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng theo định kỳ hay đột xuất.

+ Khai thác sử dụng một cách có hiệu quả, thường xuyên dùng nguồn thông tin từ CIC của NHNN để phục vụ cơng tác tín dụng đối với khách hàng có quan hệ với Ngân hàng, đặc biệt cần xem xét kỹ thông tin về doanh nghiệp mới đặt quan hệ tín dụng, các khách hàng ngồi quốc doanh.

Nắm bắt các thông tin về khách hàng từ khâu nghiên cứu thị trường, nghiên cứu khách hàng chủ yếu đến việc điều tra, thẩm định dự án xin vay, nắm bắt các thơng tin trong q trình sử dụng vốn vay, tiêu thụ sản phẩm, nguồn trả nợ. Có thể tiến hành phỏng vấn trực tiếp với khách hàng, điều tra tại nơi hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng thông qua các thông tin chéo (khách hàng của khách hàng), các cơ quan quản lý (Sở, cơ quan thuế…) và các thông tin đại chúng thậm chí cả đối thủ cạnh tranh của khách hàng. Các thông tin thu thập được khi báo cáo cán bộ lãnh đạo cần lập thành văn bản theo mẫu quy định của OCB- Hải Phịng để lãnh đạo có thể nắm bắt dễ dàng và tiện cho việc theo dõi.

Thường xuyên tiến hành phân tích tài chính của khách hàng thơng qua các báo cáo định kỳ, đột xuất mà khách hàng phải gửi theo quy định của Ngân hàng hoặc CBTD kiểm tra tình hình tài chính tại đơn vị, lấy số liệu phản ánh trung thực để đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, phát hiện những điểm mạnh và điểm yếu. Đặc biệt là những nguy cơ phá sản, mất khả năng thanh tốn, khó trả nợ vốn vay Ngân hàng. Có thể tham khảo từ các báo cáo của các Cơng ty kiểm tốn (nếu có), báo cáo duyệt

SV: Hồng Thu Thảo 46 Lớp: CQ56/15.07

quyết tốn hàng năm của cơ quan tài chính, cơ quan chủ quản, tình hình thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước…

3.2.1.3 Tăng cường cho vay có tài sản đảm bảo

Tài sản đảm bảo đóng vai trị vơ cùng quan trọng trong việc ngăn ngừa và xử lý các rủi ro cho vay, hạn chế tối đa các tổn thất có thể xảy ra. Hiện nay, cho vay có tài sản đảm bảo của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Hoàng Mai chiếm gần 70% trong tổng dư nợ vay. Tuy vậy, ngân hàng vẫn cần tăng cường các khoản cho vay có tài sản đảm bảo, cụ thể, cán bộ ngân hàng cần phải:

- Xem xét kĩ tính hợp lệ, hợp pháp của tài sản bảo đảm và định giá tài sản đó theo đúng giá thị trường.

- Giảm dư nợ hoặc khơng cho vay đối với những khách hàng có tài sản đảm bảo khơng đủ quy định.

- Nếu cho vay tín chấp thì phải điều tra lịch sử tín dụng của khách hàng, các khoản thu nhập trong ít nhất là 6 tháng liền hề.

3.2.1.4 Tăng cường giám sát sử dụng tiền vay

Đây là một cơng việc khá khó khăn khơng chỉ đối với riêng chi nhánh mà cũng là khó khăn chung của tất cả các ngân hàng. Do đó, Ngân hàng cần thực hiện

Ngay sau khi giải ngân hoặc sau 5-10 ngày kể từ ngày giải ngân, CBTD định kỳ đến khách hàng vay vốn để kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay xem có đúng hay khơng. Kiểm tra mục đích vay vốn bằng cách kiểm tra hàng hố lưu kho, máy móc thiết bị tại cơng ty, khối lượng thi công xây dựng cơ bản; kiểm tra các hoá đơn chứng từ xuất khẩu, hoá đơn bán hàng, phiếu xuất kho, phiếu thu, phiếu chi, ...

Cán bộ tín dụng cần quan tâm và theo dõi dòng tiền của khách hàng vay vốn (đặc biệt là thanh toán chuyển khoản về tài khoản của khách hàng tại Chi nhánh) để đảm bảo khả năng trả nợ cho ngân hàng

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Hoàng Mai cũng yêu cầu doanh nghiệp định kỳ nộp các báo cáo hàng tháng, cuối quý, cuối năm… các loại báo cáo đã được kiểm tốn thì càng tốt như vậy sẽ giảm khối lượng rất lớn cho cán bộ tín dụng. Trong báo cáo tài chính cán bộ tín dụng cần phải đặc biệt chú ý từ những khoản mục có sự nhạy cảm như khoản: nợ phải trả, hàng tồn kho, các khoản phải thu,…

Trong quá trình cho vay, định kỳ Ngân hàng cần phải định giá lại tài sản đảm bảo. Nếu giá trị tài sản đảm bảo giảm giá thì phải yêu cầu khách hàng bổ sung sao cho giá trị tài sản đảm bảo tăng phù hợp với giá trị khoản vay. Điều này này cần phải quy định rõ trong hợp đồng tín dụng.

Trong trường hợp doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, cán bộ tín dụng có thể là những chuyên gia tư vấn miễn phí cho khách hàng trong việc khắc phục một số những khó khăn, đưa doanh nghiệp trở lại hoạt động sản xuất một cách bình thường.

Cán bộ tín dụng thường xuyên đánh giá, phân tích và dự báo về khách hàng, ngành nghề/ lĩnh vực kinh doanh của khách hàng. Cán bộ tín dụng đưa ra những biện pháp hạn chế rủi ro nếu có những sự thay đổi bất lợi về khách hàng, ngành nghề/ lĩnh vực kinh doanh của khách hàng.

Một phần của tài liệu Rủi ro trong hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh hoàng mai (Trang 50 - 54)