Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

Một phần của tài liệu Rủi ro trong hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh hoàng mai (Trang 56 - 58)

Với vai trò là cơ quan chủ quản, trực tiếp chỉ đạo chi nhánh, Ngân hàng TMCP Cơng thương Việt Nam cần có những hướng dẫn cụ thể, đồng thời tạo điều kiện nâng cao hiệu qua hoạt động cho chi nhánh Hoàng Mai.

3.3.1.1 Chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể chủ trương, chính sách của Ngân hàng Nhà nước và của Chính phủ.

Hiện nay, do sự phát triển không ngừng của nền kinh tế, các chủ trương, chính sách mà Chính phủ đưa ra cũng khơng ngừng thay đổi, sửa đổi. Điều này đòi hỏi Ngân hàng cần phải chủ động phổ biến, tập huấn cho các cán bộ ngân hàng để có thể cập nhật một cách nhanh nhất, làm theo đúng chỉ đạo, chủ trương của chính phủ và Ngân hàng Nhà nước. Điều này cũng giúp cho chi nhánh kịp thời giải toả các vướng mắc, nâng cao hiệu quả hoạt động.

Đặc biệt, hiện nay, nhà nước đang tập trung phục hồi kinh tế sau hơn 2 năm chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch covid-19, Ngân hàng nhà nước và Chính phủ cũng đưa ra rất nhiều các chính sách nhằm kiểm sốt lạm phát, ổn định kinh tế vi mơ địi hỏi ngân hàng cần phải nắm bắt và triển khai kịp thời.

3.3.1.2 Nâng cao năng lực cán bộ ngân hàng, đặc biệt là cán bộ tín dụng.

Trong mọi việc, Ngân hàng luôn cần lấy con người làm trung tâm. Nâng cao năng lực cho cán bộ không chỉ là giải pháp riêng cho chi nhánh mà nó cần có sự phối hợp của Ngân hàng công thương Việt Nam. Trước hết, ngân hàng cần quy định những tiêu chuẩn cần thiết cho một cán bộ tín dụng,

SV: Hoàng Thu Thảo 50 Lớp: CQ56/15.07

bao gồm cả về năng lực chuyên môn và đạo đức. Tăng cường cho cán bộ tham gia các lớp tập huấn, cập nhật những phương pháp phòng ngừa rủi ro, cập nhật các thơng tư, nghị định, quy định mới của chính phủ. Đặc biệt, Ngân hàng cần thường xuyên tổ chức các lớp thi sát hạch để đảm bảo mọi cán bộ ngân hàng luôn phấn đấu nỗ lực, không ngừng học hỏi trau dồi kiến thức nghiệp vụ.

Ngoài ra, chi nhánh cũng cần chú trọng chọn lọc đầu vào những cán bộ có năng lực cao, phẩm chất đạo đức tốt, cân nhắc những cán bộ có chun mơn và khả năng lãnh đạo để bố trí vào những vị trí lãnh đạo chủ chốt của ngân hàng.

3.3.1.3 Áp dụng CNTT vào việc phòng ngừa rủi ro.

Trong thời buổi cơng nghệ 4.0, việc lượng hố rủi ro tín dụng đã trở nên đơn giản và có tính chính xác cao. Các cán bộ ngân hàng hồn tồn có thể sử dụng rất nhiều phần mềm công nghệ để đánh giá khách hàng và quản lý các khoản vay của khách hàng. Hiện nay, quy mô của chi nhánh rất lớn, số lượng khách hàng đến vay vốn cũng rất nhiều. Việc áp dụng tốt CNTT sẽ giúp cho việc quản lý được dễ dàng hơn, việc đưa ra các quyết định cho vay cũng trở nên nhanh chóng và thuận tiện hơn.

3.3.1.4 Đa dạng hoá danh mục sản phẩm cho vay

Hiện nay, nhu cầu của khách hàng ngày càng đa dạng và phong phú đòi hỏi ngân hàng cần phải đưa ra được nhiều sản phẩm dịch vụ để đáp ứng được những nhu cầu đó.

Ngân hàng có thể thăm dị ý kiến khách hàng thơng qua khảo sát từ đó đưa ra được những sản phẩm phù hợp với mong muốn của khách hàng. Đặc biệt, sau dịch bệnh covid, nền kinh tế đang có dấu hiệu phục hồi trở lại, rất nhiều các doanh nghiệp muốn vay vốn để tiếp tục sản xuất kinh doanh đòi hỏi

ngân hàng cần tạo điều kiện, đưa ra các chính sách khuyến khích tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.

3.3.1.5 Khoán chỉ tiêu đến từng cán bộ và nâng cao trách nhiệm của cán bộ tín dụng.

Ngân hàng cần có mức khen thưởng cụ thể cho từng cá nhân dựa trên kết quả cơng việc. Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng cần yêu cầu mỗi cán bộ chịu trách nhiệm cho các khoản giải ngân của mình, tránh tình trạng làm việc vơ trách nhiệm, cha chung khơng ai khóc. Nếu làm được điều đó, chắc chắn có thể tránh được tối đa tiêu cực trong việc cho vay, nâng cao hiệu quả tín dụng.

Một phần của tài liệu Rủi ro trong hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh hoàng mai (Trang 56 - 58)