Tình hình nợ xấu tại chi nhánh

Một phần của tài liệu Rủi ro trong hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh hoàng mai (Trang 37 - 39)

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Số tiền TT Số tiền TT Số tiền TT Tổng dư nợ 876.84 100% 898,87 100% 1155,11 100% Nợ xấu 12.54 1.43% 17.44 1.94% 17.55 1.52% - Nợ cần chú ý 15.59 1.79% 15.728 1.75% 20.684 1.79% - Nợ dưới tiêu chuẩn 3.52 0.4% 5.29 1.94% 5.995 1.52% - Nợ nghi ngờ 2.89 0.33% 3.02 0.59% 4.51 0.52% - Nợ có khả năng mất vốn 6.13 0.7% 9.13 1.014% 4.51 0.636%

(Nguồn báo cáo kết quả rủi ro tín dụng)

Qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình nợ xấu của Ngân hàng TMCP Cơng thương Việt Nam chi nhánh Hồng Mai biến động mạnh qua các năm. Năm 2019, tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát tốt ở mức 1.43%. Tuy nhiên, đến năm 2020, tỷ lệ nợ xấu đột nhiên tăng mạnh với tỷ lệ là 35,7% (1.94%) nâng mức nợ xấu lên 17.44 tỷ đồng. Điều này chứng tỏ năm 2020 là một năm ngân hàng hoạt động chưa hiệu quả, nợ xấu chưa được kiểm soát tốt. Điều này có thể do dịch bệnh kéo dài khiến cho các doanh nghiệp lao đao, suy giảm khả năng trả nợ nên có những tác động tiêu cực đến nợ quá hạn tại ngân hàng.

Qua năm 2020, đến năm 2021 hoạt động kinh doanh và xử lý nợ xấu của Ngân hàng TMCP Cơng thương Việt Nam chi nhánh Hồng Mai đã có những điều chỉnh và thay đổi nhất định. Cùng với sự cố gắng, nỗ lực của cán bộ nhân viên ngân hàng, tỷ lệ nợ xấu đã được kìm hãm và giảm một cách

đáng kể. So với năm 2020, tỷ lệ nợ xấu giảm 0.42% tương đương với 27.63%. Do vậy, dù tổng dư nợ của năm 2021 tăng mạnh nhưng nợ xấu cũng chỉ dừng lại ở mức 17.55 tỷ đồng. Đây là một dấu hiệu đáng mừng, đáng khích lệ trong cơng tác xử lý và kìm hãm sự gia tăng của nợ xấu.

Đặc biệt, năm 2021 là một năm có sự chuyển biến rõ rệt khi ngân hàng đã nỗ lực giảm đến 0.378% tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn so với năm 2020. Điều này có thể là do sự tác động của chính sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo thông tư 01/TT/2020-NHNN ban hành ngày 13/03/2020.

Tuy năm 2021 về cơ bản đã đạt được một số thành tựu nhất định trong công tác xử lý nợ quán hạn. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ quá hạn của năm 2021 vẫn cao hơn năm 2019 là 0.09%. Có lẽ, đây là một điều khó có thể tránh khỏi trong bối cảnh nền kinh tế đang gặp rất nhiều khó khăn do dịch bệnh Covid- 19 kéo dài suốt 2 năm. Điều này địi hỏi ngân hàng phải có những biện pháp xử lý nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và có thể ứng phó với những tác nhân khách quan.

2.2.3 Mức độ tập trung tín dụng.

Để đánh giá thực trạng cho vay của một ngân hàng, ta khơng chỉ dựa vào tình hình nợ q hạn mà chúng ta còn dựa vào cả mức độ tập trung tín dụng. Nếu ngân hàng quá tập trung vào một vùng, một lĩnh vực thì sẽ có rủi ro cho vay rất cao. Vì vậy các ngân hàng ln cố gắng phân bổ nguồn vốn của mình một cách hợp lý. Có rất nhiều cách để phân tích mức độ tập trung tín dụng. Trước hết chúng ta cùng xét đến mức độ tập trung tín dụng theo ngành nghề kinh doanh.

SV: Hoàng Thu Thảo 32 Lớp: CQ56/15.07

Một phần của tài liệu Rủi ro trong hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh hoàng mai (Trang 37 - 39)