Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
Số tiền TT Số tiền TT Số tiền TT Tổng dư nợ 876.84 100% 898,87 100% 1155,11 100% Nợ quá hạn 28.23 3.22% 33.168 3.69% 38.234 3.31%
Qua bảng số liệu trên, ta có thể thấy, tỷ lệ nợ quá hạn của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Hoàng Mai giao động trong khoảng từ 3-4%. Đây là tỷ lệ được coi là an toàn, nằm dưới 5% theo khuyến cáo của Ngân hàng nhà nước.
Năm 2020, tỷ lệ nợ quá hạn tăng vọt 17.49% so với năm 2019, đạt ở ngưỡng 3.69%. Tuy tỷ lệ cần chú ý giảm so với năm 2019 là 0.04% nhưng tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn lại tăng đến 0.314%. Đây là một dấu hiệu cảnh báo, đòi hỏi ngân hàng phải xem xét lại quy trình cho vay, rà sốt lại các bộ phận thẩm định và xét duyệt cho vay. Thông thường, quy trình cho vay thường trải qua một số bước như: lập hồ sơ khách hàng, điều tra thu thập thông tin về khách hàng và phương án vay vốn, đánh giá hiệu quả tài chính, đảm bảo tiền vay… Nếu một trong các khâu làm việc không hiệu quả, đặc biệt là khâu thẩm định thì sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng nợ quá hạn, đặc biệt là nợ có khả năng mất vốn tăng cao.
Sang đến năm 2021, cùng với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ ngân hàng, tỷ lệ nợ quá hạn đã được giảm đáng kể, từ 3.96% xuống còn 3.31%. Tuy tỷ lệ nợ cần chú ý có tăng nhẹ nhưng tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn đã giảm rõ rệt xuống chỉ còn 0.636%.
Chỉ tiêu nợ quá hạn khơng thể phản ánh được chính xác về chất lượng cho vay cũng như rủi ro trong hoạt động cho vay, tuy nhiên đây lại là chỉ tiêu quan trọng khi xem xét rủi ro trong hoạt động cho vay của Ngân hàng cũng như đánh giá khả năng quản lý tín dụng của Ngân hàng trong việc thu hồi nợ của các khoản nợ cho vay. Tỷ lệ nợ q hạn càng cao thì chất lượng tín dụng của ngân hàng kém, ngược lại nếu tỷ lệ nợ quá hạn càng thấp thì chất lượng tín dụng của ngân hàng lại càng cao.
SV: Hoàng Thu Thảo 30 Lớp: CQ56/15.07