TSCĐ và tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) vốn kinh doanh và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở công ty cổ phần DEL TA hà nội (Trang 37)

II. THỰC TRẠNG VỐN KINH DOANH VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH

3. Tình hình tổ chức, sử dụng và hiệu quả sử dụng VCĐ

3.1. Tình hình tổ chức, sử dụng VCĐ

3.1.1. TSCĐ và tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật

● Về cơ cấu TSCĐ

Việc xem xét cơ cấu TSCĐ có một ý nghĩa quan trọng trong VKD của cơng ty, cung cấp những nét sơ lược về công tác đầu tư dài hạn của doanh nghiệp cũng như tình hình đầu tư vào TSCĐ và tình hình tăng năng lực sản xuất của doanh nghiệp.

Qua bảng 5: “kết cấu TSCĐ” của công ty ta thấy: TSCĐ của công ty được phân loại dựa vào tình hình sử dụng. Cuối năm 2009, tổng nguyên giá của TSCĐ là 3.606.871.207 (đồng), tăng 336.394.082 (đồng) so với đầu năm, tương ứng với tỷ lệ tăng là 10,29% thể hiện cơ sở vật chất của công ty đã được tăng cường. Mặt khác, tất cả TSCĐ này đều được dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Cơng ty khơng có TSCĐ chưa cần dùng, TSCĐ khơng cần dùng và chờ thanh lý. Như vậy, TSCĐ của công ty đã được huy động và sử dụng tối đa vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây là biện pháp nhằm giảm đáng kể chi phí bảo quản TSCĐ đồng thời tránh được hao mịn vơ hình của loại TSCĐ này. TSCĐ đang dùng vào sản xuất kinh doanh của cơng ty bao gồm: máy móc thiết bị chiếm tỷ trọng lớn nhất (74,15%), sau đó đến phương tiện vận tải truyến dẫn(19,01%), thiết bị dụng cụ quản lý (6,25%), nhà cửa vật kiến trúc (0,6%). Đi sâu vào xem xét ta thấy:

Tính đến thời điểm 31/12/2009, nguyên giá máy móc thiết bị là 2.674.455.957(đồng), chiếm tỷ trọng 74,15%. Máy móc thiết bị - TSCĐ có tính chất quyết định, tham gia trực tiếp vào hoạt động sản xuất kinh doanh nên phải chiếm tỷ trọng lớn. Trong năm qua cơng ty đã đầu tư thêm một số máy móc thiết bị mới do đó làm tăng nguyên giá máy móc thiết bị với tốc độ tăng là 9,29%. Song tốc độ tăng này thấp hơn so với tốc độ tăng chung của TSCĐ, vì thế mà tỷ trọng của máy móc thiết bị trong tổng TSCĐ giảm 0,67% so với đầu năm. Vì vậy, địi hỏi cơng ty cần có sự đầu tư hợp lý vào máy móc thiết bị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trên thị trường.

Nguyên giá của thiết bị dụng cụ quản lý cuối năm là 225.330.994 (đồng), chiếm tỷ trọng 6,25% trong tổng TSCĐ.Tỷ trọng của nó cũng tăng 2,7% so với đầu năm. Như vậy công ty đã rất chú ý đầu tư vào loại TSCĐ này.

Nhà cửa, vật kiến trúc và phương tiện vận tải truyền dẫn trong năm qua không đầu tư mua sắm thêm nên nguyên giá khơng đổi.

Nhìn chung, cơ cấu TSCĐ của cơng ty khá hợp lý. Song công ty nên chú trọng đầu tư mua sắm máy móc thiết bị, phương tiện vận tải vì hai loại này là cần thiết nhằm phát huy tính chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh của cơng ty.

● Về tình hình biến động TSCĐ.

Tính đến thời điểm cuối năm 2009, nguyên giá TSCĐ của công ty là 3.606.871.207(đồng), tăng 336.394.082(đồng), ứng với tỷ lệ tăng 10,29% so với cuối năm 2008. Cụ thể tình hình tăng giảm từng loại TSCĐ trong năm 2009 được thể hiện cụ thể qua bảng 6.

Trong năm 2009, công ty đã đầu tư đổi mới TSCĐ với tổng giá trị 336.394.082(đồng) đều do mua sắm, trong đó đầu tư cho máy móc thiết bị là 227.323.1469(đồng) chiếm 67,58% tổng giá trị đầu tư; thiết bị dụng cụ quản lý là 109.070.936(đồng) chiếm 32,42% tổng giá trị đầu tư. Còn lại nhà cửa vật kiến trúc và phương tiện vận tải truyền dẫn trong năm đều không biến động. Cụ thể:

- Máy móc thiết bị : do cơng ty hoạt động trong lĩnh vực xây lắp nên TSCĐ tập trung chủ yếu là máy móc thiết bị (74,15%) : máy hàn, máy cắt kim loại, máy cắt bê tông và một số dụng cụ thi công khác. Song khoản đầu tư này chưa lớn trong khi máy móc thiết bị chiếm tỷ trọng lớn trong tổng TSCĐ nên tốc độ đầu tư đổi mới máy móc thiết bị vẫn cịn chậm.

- Thiết bị dụng cụ quản lý: năm 2009 công ty đã mua sắm thêm: bộ vi tính CPU 4600, máy in HP LaserJet 5100, máy photo Toshiba MR 3018 … trị giá 109.070.936(đồng), chiếm 32,42% giá trị đầu tư cho các phòng ban quản lý doanh nghiệp, từ đó giúp cho cơng tác quản lý đạt hiệu quả hơn.

Như vậy trong năm qua TSCĐ của công ty đã tăng lên do công ty thực hiện đầu tư nâng cao năng lực máy móc thiết bị, thiết bị dụng cụ quản lý. Nhưng mức đầu tư này chưa được hợp lý. Bởi máy móc thiết bị - TSCĐ có tính chất quyết định, tham gia trực tiếp vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì giá trị đầu tư lại khơng lớn.

3.1.2. Tình hình khấu hao và giá trị cịn lại của TSCĐ.

Nguyên giá TSCĐ chưa phản ánh đầy đủ năng lực hoạt động của TSCĐ mà nó được phản ánh chính xác hơn qua giá trị cịn lại của TSCĐ và số trích khấu hao. Cơng ty cổ phần DEL-TA Hà Nội hiện đang áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng theo QĐ206/2003, chi phí khấu hao được tính theo năm. Việc đánh giá mức độ hao mịn để xác định năng lực sản xuất còn lại là rất cần thiết. Bảng 7: “Tình hình khầu hao và giá trị cịn lại của TSCĐ tính đến ngày 31/12/2009” sẽ cung cấp chi tiết về giá trị hao mòn và năng lực sản xuất cịn lại của TSCĐ của cơng ty năm 2009.

Qua số liệu ở bảng 7 ta thấy, mức khấu hao của TSCĐ hữu hình trong năm vừa qua là 292.195.2819(đồng), tương ứng với tỷ lệ 8,1% so với nguyên giá. Mức trích khấu hao cụ thể như sau:

- Máy móc thiết bị: là loại TSCĐ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong TSCĐ hữu hình. Giá trị cịn lại là 1.567.595.280, bằng 58,4% nguyên giá. Trong năm 2009, nhóm TSCĐ này khấu hao 193.590.510(đồng) với tỷ lệ khấu hao bằng 7,21% nguyên giá. Mặc dù trong năm qua cơng ty đã đầu tư mua sắm máy móc thiết bị với số tiền 227.323.1469 (đồng) chiếm 67,58% tổng giá trị đầu tư song đồng thời hệ số hao mòn lại tăng nên ta chưa thể đánh giá được năng lực sản xuất của TSCĐ cũ và TSCĐ mới vì do khả năng tài chính của cơng ty chưa đủ để thay thế đồng loạt các loại TSCĐ cũ nên khi thi công phải kết hợp cả hai loại tài sản này. Vì vậy cơng ty cần có biện pháp đẩy nhanh việc khấu hao máy móc thiết bị, thanh lý máy móc thiết bị cũ không cần dùng.

- Phương tiện vận tải truyền dẫn: giá trị còn lại là 476.070.191(đồng), chiếm tỷ trọng 69,45% tổng nguyên giá mua ban đầu. Trong năm vừa qua, công ty khơng đầu tư mua sắm nhưng vẫn phải tính khấu hao nên giá trị còn lại của tài sản này giảm, song giá trị còn lại chiếm 69,45% so với nguyên giá ban đầu nên loại tài sản này vẫn đủ khả năng phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Thiết bị dụng cụ quản lý: là loại tài sản cần thiết cho việc quản lý. Trong năm vừa qua, công ty đã mua sắm thiết bị dụng cụ quản lý với số tiền là 109.070.936(đồng), chiếm 32,42% giá trị đầu tư nên giá trị còn lại là 143.660.676(đồng), chiếm 66,72% so với nguyên giá. Đây là nhóm TSCĐ có tỷ trọng nhỏ trong tổng TSCĐ, do đó việc tiến hành trích lập khấu hao nhiều như vậy cho thấy những nỗ lực của công ty trong việc sử dụng tối đa cơng suất của TSCĐ, để nhanh chóng đầu tư đổi mới, góp phần nâng cao năng lực quản lý, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của cơng ty.

- Nhà cửa vật kiến trúc: có tỷ lệ trích khấu hao là 12,08% so với nguyên giá, với mức trích là 2.603.440(đồng). Giá trị cịn lại của nhóm TSCĐ này là 10.387.609(đồng) chiếm 48,21% nguyên giá. Do đặc điểm riêng của loại tài sản này ít bị ảnh hưởng bởi khoa học kỹ thuật và không tham gia trực tiếp làm tăng khả năng sinh lời của đồng vốn nên trong danh mục đầu tư có

thể chưa cần đầu tư cho loại tài sản này. Vì thế trong năm qua cơng ty đã khơng xây mới, sửa chữa nhà cửa trong khi đó vẫn phải tính khấu hao nên giá trị cịn lại của tài sản này đã giảm.

Tóm lại, mức khấu hao của cơng ty năm vừa qua là khá lớn cho thấy sự nỗ lực của công ty trong việc sử dụng tối đa hiệu quả làm việc của TSCĐ. Song mức đầu tư vào máy móc thiết bị, phương tiện vận tải cịn thấp. Do đó, cơng ty nên có kế hoạch sử dụng tối đa hết công suất của các TSCĐ này nhằm thu hồi VCĐ để đầu tư đổi mới cơ sở vật chất kỹ thuật trong thời gian sớm có thể. Xét trong điều kiện cơng ty, máy móc thiết bị là loại tài sản chủ yếu và quyết định đến chất lượng và giá thành cơng trình. Vì vậy, trong thời gian tới cơng ty cần đầu tư thêm vào loại tài sản này nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Về công tác quản lý và bảo dưỡng TSCĐ: công ty trực tiếp quản lý những tài sản có giá trị lớn, cơng ty giao cho các đội thi công quản lý và sử dụng các tài sản nhỏ. Công tác sửa chữa lớn được tiến hành theo định kỳ. Trong năm 2009, công ty cũng đã áp dụng những biện pháp nhất định để bảo quản TSCĐ như: kiểm kê, đánh giá lại tình trạng TSCĐ, mở sổ theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ, tiến hành sửa chữa, tu bổ. Ngoài ra, để bù đắp hao mịn cũng như thu hồi vốn, cơng ty tiến hành trích khấu hao TSCĐ. Số tiền trích khấu hao TSCĐ cuối năm 2009 là 1.409.157.451(đồng). Qũy khấu hao là một nguồn tài chính quan trọng để cơng ty tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng TSCĐ.

3.2. Hiệu suất sử dụng VCĐ.

Trên đây là những nét chung về tình trạng và cách quản lý sử dụng TSCĐ ở công ty CP DEL-TA Hà Nội. Nhưng để phản ánh đúng đắn nhất ảnh hưởng cụ thể của chúng đến doanh thu và lợi nhuận của công ty trong thời gian qua, chúng ta đi xem xét một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ của công ty.

Từ số liệu ở bảng trên: ta thấy doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế năm 2009 đều có sự biến động. Cụ thể: doanh thu thuần tăng 886.911.178 (đồng) với tỷ lệ tăng 9,10%; là do năm 2009, khối lượng cơng trình thi cơng xây lắp của cơng ty lớn, các cơng trình triển khai thi cơng đúng tiến độ, có nhiều hạng mục cơng trình đã hồn thành. Lợi nhuận sau thuế tăng 105.636.474 (đồng) với tỷ lệ tăng là 24,99%. Bên cạnh đó các chỉ tiêu khác cũng có sự biến động, cụ thể là: giá vốn hàng bán tăng 5,83% do chi phí nguyên vật liệu đầu vào trong năm biến động tăng; chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 41,67% , chi phí bán hàng giảm 29,61%. Chính điều này làm cho tất cả các chỉ tiêu đều có sự biến động. Ta xem xét từng chỉ tiêu:

- Hiệu suất sử dụng VCĐ và hàm lượng VCĐ:

Năm 2009 bình quân cứ 1 đồng vốn cố định trong kỳ tham gia tạo ra 4,89 đồng doanh thu thuần; tăng 0,67 đồng so với năm 2008. Hiệu suất sử dụng VCĐ tăng đây là điều đáng khích lệ đối với cơng ty. Nguyên nhân là do năm 2009 cơng ty đã trúng thầu và hồn thành nhiều cơng trình lớn, vì thế doanh thu thuần của cơng ty tăng lên. Ngồi ra đó cịn là kết quả của cơng tác bỏ vốn đầu tư, đổi mới tài sản cố định phát huy hết cơng suất của máy móc thiết bị, tận dụng triệt để công dụng cũng như cơng nghệ tối tân nhất của máy móc để năng suất hoạt động máy móc thiết bị là cao nhất. Do đó góp phần làm tăng hiệu suất sử dụng vốn cố định.

Bên cạnh đó chỉ tiêu hàm lượng vốn cố định lại có xu hướng giảm dần. Cụ thể là: năm 2008, để tạo ra một đồng doanh thu thuần trong kỳ cần 0,24 đồng VCĐ. Nhưng năm 2009 để tạo ra một đồng doanh thu thuần trong kỳ chỉ cần bỏ ra 0,2 đồng VCĐ. Mặc dù hàm lượng VCĐ giảm nhưng như thế vẫn là cao trong khi VCĐ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng VKD. Tuy nhiên với sự tăng dần về hiệu quả sử dụng VCĐ và sự giảm dần về hàm lượng VCĐ cũng cho thấy công ty đã cố gắng hơn trong việc sử dụng VCĐ của mình . Đây là một ưu thế của công ty, công ty nên phát huy hơn nữa để nâng cao hiệu suất sử dụng vốn.

- Hiệu suất sử dụng TSCĐ của công ty năm 2009 là 3,09 lần, tăng 0,13 lần so với năm 2008 tương ứng với tỷ lệ tăng là 4,52%. Điều này có nghĩa là: năm 2009 bình qn cứ một đồng TSCĐ sử dụng trong kỳ tạo ra 3,09 đồng doanh thu thuần; tăng 0,13 đồng so với năm 2008. Kết quả này là

do trong năm vừa qua cả doanh thu thuần và nguyên giá TSCĐ đều tăng nhưng tốc độ tăng của doanh thu thuần nhanh hơn so với tốc độ tăng của nguyên giá TSCĐ(9,10% > 4,39%). Qua đó cho thấy TSCĐ của cơng ty trong năm 2009 đã mang lại hiệu quả hơn so với năm trước, và quyết định đầu tư thêm TSCĐ là đúng đắn.

- Tỷ suất lợi nhuận VCĐ của cơng ty năm qua vì thế cũng tăng: năm 2009 tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên VCĐ là 0,24%, tăng 0,06% so với năm 2008. Tức là: bình quân cứ một đồng VCĐ năm 2009 sử dụng tạo ra 0,24 đồng lợi nhuận sau thuế; tăng 0,06 đồng so với năm 2008. Nguyên nhân khiến chỉ tiêu này tăng là do lợi nhuận sau thuế tăng 24,99% trong khi đó VCĐ bình qn giảm 5,94%. Tỷ suất lợi nhuận VCĐ của công ty tăng lên chứng tỏ công ty đã quan tâm hơn đến việc sử dụng đồng VCĐ nhờ vậy mà hiệu quả sử dụng VCĐ trong năm qua đã được cải thiện.

Tóm lại, sau khi phân tích tình hình tổ chức và sử dụng VCĐ của cơng ty, có thể rút ra một số điểm nổi bật sau: trong năm 2009, quy mô trang bị TSCĐ của công ty đã được tăng cường. Tuy nhiên mức đầu tư vào máy móc thiết bị cịn thấp. Nhưng nhìn chung cơng tác quản lý và sử dụng TSCĐ tương đối tốt, các chỉ tiêu hiệu suất sử dụng và tỷ suất lợi nhuận VCĐ đều tăng.

4. Tình hình tổ chức sử dụng và hiệu quả sử dụng vốn lưu động.4.1. Tình hình tổ chức và sử dụng vồn lưu động. 4.1. Tình hình tổ chức và sử dụng vồn lưu động.

Việc tổ chức, quản lý và sử dụng vốn lưu động một cách có hiệu quả sẽ đảm bảo được tính an tồn về tài chính cho doanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.Qua đó doanh nghiệp sẽ đảm bảo việc huy động các nguồn tài trợ và khả năng thanh toán, khắc phục được rủi ro trong kinh doanh. Do đó, việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động là việc làm cần thiết nhằm đánh giá chất lượng công tác sử dụng vốn và hiệu quả của nó để từ đó có biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty.

Từ số liệu ở bảng 9 ta thấy: tại thời điểm 31/12/2009 VLĐ của công ty là 6.527.032.575(đồng), chiếm tỷ trọng 74,81% trong tổng VKD. So với thời điểm 31/12/2008 tăng 347.683.627(đồng) tương ứng với tỷ lệ tăng là 5,63%. Trong tổng VLĐ của công ty tại thời điểm cuối năm, chiếm tỷ trọng lớn nhất là hàng tồn kho chiếm tỷ trọng 36,19%, tiếp đến là các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng là 33,43%; tiền và các khoản tương đương tiền chiếm tỷ trọng 29,53%; còn lại là tài sản ngắn hạn khác chiếm tỷ trọng 0,85%.

Như vậy VLĐ của công ty tập trung chủ yếu ở các khoản nợ phải thu và hàng tồn kho. Đây là những khoản mục khá nhạy cảm và ảnh hưởng lớn đến tình hình quản lý sử dụng VLĐ của cơng ty, do đó cần được theo dõi chi tiết cụ thể và có biện pháp quản lý phù hợp.

Theo số liệu ở bảng 9, có thể thấy tất cả khoản mục của VLĐ trong

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) vốn kinh doanh và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở công ty cổ phần DEL TA hà nội (Trang 37)