Những kết quả đạt được và một số tồn tại trong việc tổ chức, sử dụngVKD tại công ty

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) vốn kinh doanh và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở công ty cổ phần DEL TA hà nội (Trang 57 - 61)

II. THỰC TRẠNG VỐN KINH DOANH VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH

4. Tình hình tổ chức sử dụng và hiệu quả sử dụng vốn lưu động

4.4. Những kết quả đạt được và một số tồn tại trong việc tổ chức, sử dụngVKD tại công ty

4.4.1. Những kết quả đạt được.

Trong năm vừa qua, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đạt được những kết quả đáng kể: lợi nhuận tăng, thị trường kinh doanh được mở rộng, đời sống cán bộ cơng nhân viên được cải thiện, uy tín của cơng ty được nâng cao trên thị trường.

- Để phục vụ sản xuất và đáp ứng nhu cầu mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh công ty đã chú ý đến việc huy động nguồn vốn bên ngoài làm tăng tỷ trọng nợ phải trả, tuy vậy tỷ trọng vốn chủ sở hữu của công ty vẫn chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng nguồn vốn. Do đó khả năng tự chủ về tài chính của cơng ty vẫn cao.

- Công ty đã chủ động đổi mới trang thiết bị máy móc, hiện đại hóa cơng cụ quản lý, nâng cao trình độ cán bộ cơng nhân viên. Đồng thời công ty cũng đã chú trọng đến việc nhượng bán những tài sản cũ, lạc hậu, những tài

sản đã khấu hao hết nhưng vẫn đưa vào sử dụng. Điều này đã làm cho một phần vốn của cơng ty được giải phóng, khơng bị ứ đọng. Do đó hiệu quả sử dụng VCĐ của công ty tăng so với năm trước.

- Các hệ số khả năng thanh tốn của cơng ty tương đối tốt. Cơng ty có khả năng thanh tốn được các khoản nợ đến hạn, giảm rủi ro tài chính.

- So với năm 2008 thì tổng nguồn vốn và tài sản của công ty năm 2009 đều tăng lên đáng kể, chứng tỏ quy mô hoạt động kinh doanh của công ty được mở rộng. Đó cũng là kết quả thể hiện sự thành công của công ty trong công tác quản lý và tổ chức hoạt động kinh doanh.

4.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân. ● Một số hạn chế:

Qua phân tích thực trạng sử dụng VKD của công ty, ta thấy cịn một số tồn tại sau trong cơng tác quản lý và sử dụng VKD:

Thứ nhất: qua bảng số liệu cơ cấu vốn và nguồn vốn cho thấy tỷ trọng VCĐ có xu hướng giảm đi, tỷ trọng VLĐ tăng lên. Đầu năm 2009, tỷ trọng VCĐ chiếm trong tổng VKD là 25,84%, VLĐ chiếm tỷ trọng là 74,16%. Tỷ trọng VLĐ của công ty ở cuối năm lại tăng lên ở mức cao hơn (74,81%). Do loại hình kinh doanh chủ yếu của cơng ty chủ yếu là xây lắp các cơng trình nên cần nhiều máy móc thiết bị hiện đại, do đó cần có sự cân đối giữa TSLĐ và TSCĐ.

Thứ hai, tỷ trọng đầu tư vào máy móc thiết bị cịn thấp. Trong năm qua công ty thực hiện đầu tư nâng cao năng lực máy móc thiết bị, dụng cụ quản lý nhưng mức đầu tư còn thấp, một số máy chun dùng vẫn cịn ít.

Thứ ba, hiệu quả sử dụng VLĐ cịn thấp. Qua bảng số liệu về hiệu quả sử dụng VLĐ cho thấy so với năm 2008 thi số vịng quay VLĐ có tăng lên song vẫn chỉ dao động trong khoảng hơn một vịng quay một năm, vì thế mà lợi nhuận có tăng lên nhưng với kết cấu như thế các đối thủ còn tăng hơn nhiều. Hơn nữa, trong cơ cấu nguồn vốn của mình đa phần là vốn chủ sở hữu chứng tỏ cơng ty chiếm dụng vốn cịn thấp, do đó cần phải có sự cân đối giữa chiếm dụng vốn và bị chiếm dụng vốn cho hợp lý thì hiệu quả sử dụng vốn mới cao.

Thứ tư, tình hình các khoản phải thu của công ty chiếm tỷ trọng cao trong tổng VLĐ và đang có xu hướng tăng lên. Do đó làm ứ đọng vốn, phát

sinh nhiều khoản chi phí như chi phí thu hồi nợ, chi phí theo dõi từ đó giảm hiệu quả sử dụng vốn. trong thời gian tới, công ty cần có biện pháp thu hồi tích cực tránh tình trạng nợ khó địi bởi lẽ đây là khoản vốn dễ gặp thất thoát và rủi ro.

Thứ năm, mặc dù trong năm qua hàng tồn kho đã giảm so với năm trước nhưng nó vẫn chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng VLĐ, trong đó chủ yếu là khoản mục chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Đây cũng là nguyên nhân làm giảm số vòng quay VLĐ, kéo dài thời gian quay vịng vốn dẫn đễn tình trạng hiệu quả sử dụng vốn không cao.

● Những nguyên nhân dẫn đến hạn chế trên:

Kế hoạch huy động vốn của công ty chưa cụ thể, chưa sát với nhu cầu thực tế, vì thế việc tìm nguồn tài trợ của cơng ty đơi khi khơng tính đến chi phí sử dụng vốn. Các khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng VLĐ, vốn của công ty bị chiếm dụng nhiều, điều này làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn. So với năm 2008, các khoản phải thu năm 2009 tăng 448.158.225(đồng) tương ứng với tỷ lệ tăng 25,85%. Các khoản phải thu tăng lên chủ yếu là do các khoản phải thu từ khách hàng tăng. Do đặc điểm sản xuất kinh doanh của mình, sau khi trúng thầu hoặc nhận các cơng trình thì cơng ty sẽ được ứng trước một số tiền nhất định và tiến hành thi cơng cơng trình. Khi cơng trình hồn thành, cơng ty sẽ giao lại cho chủ thầu hoặc chủ cơng trình và thu tiếp số tiền cịn lại. Do đó, tại một thời điểm nhất định bao giờ cũng tồn tại một khoản phải thu lớn nhưng sau đó một thời gian khách hàng sẽ tiến hành trả các khoản nợ này. Tuy vậy, việc các khoản phải thu tăng làm vốn kinh doanh bị ứ đọng nhiều trong khâu thanh tốn. Ngun nhân của tình trạng trên là do việc quyết tốn các hạng mục cơng trình đã hồn thành bị kéo dài, thời gian hồn vốn dài đã đẩy chi phí sử dụng lên cao ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn. Do đó, đồng thời với việc mở rộng thị trường, tham gia đấu thầu nhiều cơng trình xây dựng mới, cơng ty cũng cần chú trọng tới khâu thanh toán vốn.

Về hàng tồn kho: Như đã phân tích ở phần trên, hàng tồn kho tăng lên chủ yếu là do sự gia tăng của chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Do đặc thù của ngành xây lắp nên vốn lưu động trong khâu sản xuất chủ yếu nằm ở sản phẩm dở dang. Vì vậy tốc độ luân chuyển vốn lưu động trong khâu này phụ

thuộc nhiều vào công tác quản lý sản phẩm dở dang. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng gia tăng khoản mục hàng tồn kho này là do việc thay đổi thiết kế của chủ đầu tư hoặc phía chủ đầu tư thiếu vốn.

Qúa trình thu mua dự trữ ngun vật liệu của cơng ty cịn nhiều điểm bất hợp lý, định kỳ công ty chưa tiến hành phân loại vật tư, đánh giá vật tư để đưa ra những giải pháp phù hợp.

Cơng tác phân tích tài chính và phân tích hoạt động kinh tế của cơng ty chưa được thực sự quan tâm. Cơng ty chưa tìm thấy ngun nhân của sự phát triển và hạn chế, vì thế nhiều quyết định quản lý chưa được phù hợp đã làm ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn tại công ty. Nếu cơng ty quan tâm hơn nữa đến cơng tác này thì hiệu quả sử dụng vốn sẽ được nâng cao hơn nữa. Ngoài những nguyên nhân chủ quan trên còn nhiều nguyên nhân khách quan ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp như: hành lang pháp luật, định hướng phát triển kinh tế đất nước và nhiều nhân tố khác.

Tóm lại, hoạt động kinh doanh của công ty CP DEL-TA Hà Nội đã thu được những thành tựu khả quan nhưng vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế. Từ đó đặt ra yêu cầu cần phải có những giải pháp phù hợp góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty trong thời gian tới.

PHẦN III

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH Ở CTCP DEL-TA HÀ NỘI

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) vốn kinh doanh và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở công ty cổ phần DEL TA hà nội (Trang 57 - 61)