II. THỰC TRẠNG VỐN KINH DOANH VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH
4. Tình hình tổ chức sử dụng và hiệu quả sử dụng vốn lưu động
4.1. Tình hình tổ chức và sử dụng vồn lưu động
4.1.1.2. Tình hình quản lý các khoản phải thu
Đây là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn trong tổng VLĐ của công ty và biến động tăng khá đáng kể trong năm qua. Tại thời điểm cuối năm 2009, các khoản phải thu ngắn hạn là 2.181.936.513 (đồng) chiếm tỷ trọng 33,43%. So với đầu năm tăng 448.158.225 (đồng), tương ứng với tỷ lệ tăng 25,85%. Để đánh giá biến động này là tốt hay xấu, ta đi vào xem xét chi tiết từng khoản mục cụ thể trong nợ phải thu. Từ số liệu ở bảng 9, ta thấy:
Tại thời điểm cuối năm 2009, nguyên nhân chính làm cho khoản phải thu ngắn hạn tăng là do khoản mục phải thu của khách hàng tăng 277.350.033 (đồng), tương ứng với tỷ lệ tăng 22,93%. Đây là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong khoản phải thu ngắn hạn: 69,78% ở đầu năm và 68,16% ở cuối
năm. Sở dĩ tỷ trọng của khoản phải thu của khách hàng lớn là do sự gia tăng tính cạnh tranh trên thị trường nên để có thể tồn tại và phát triển thì cơng ty phải đưa ra một số chính sách ưu đãi đối với người mua, đặc biệt là ưu đãi trong thanh toán. Mặt khác, do đặc thù của ngành xây lắp, cơng ty chỉ có thể thu hồi được vốn khi làm xong quyết toán khối lượng từng hạng mục hoặc tồn bộ cơng trình. Vì lẽ đó, một mặt cơng ty chiếm dụng vốn của người bán nhưng khi trở thành người bán thì cơng ty cũng bị người mua chiếm dụng vốn.
Trong năm qua khoản trả trước cho người bán tăng và do đó nó làm cho tổng các khoản phải thu ngắn hạn tăng lên. Cụ thể: ở thời điểm cuối năm 2009, khoản trả trước cho người bán là 589.478.000 (đồng), tăng 113.978.000 (đồng) so với đầu năm, với tỷ lệ tăng 23,97%. Trả trước cho người bán tăng chứng tỏ lượng vốn bị chiếm dụng của công ty tăng lên.
Các khoản phải thu khác trong năm qua biến động tăng khá mạnh. Cụ thể là: các khoản phải thu khác ở thời điểm cuối năm 2009 là 105.342.552(đồng); so với đầu năm tăng 56.830.192(đồng), tương ứng với tỷ lệ tăng là 117,15%. Đây là dấu hiệu cho thấy trong năm qua các khoản vốn bị chiếm dụng của cơng ty có xu hướng gia tăng.
Như vậy, các khoản phải thu chiếm tỷ trọng cao trong tổng VLĐ, dần về cuối năm càng tăng lên đã có tác động khơng tốt tới cơng tác quản lý và sử dụng VLĐ của công ty.Vốn bị chiếm dụng nhiều sẽ gây thiếu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng VLĐ cũng như hiệu quả sử dụng VKD của công ty.
Để đánh giá hiệu quả công tác quản lý thu hồi nợ, ta đi xem xét vòng quay các khoản phải thu, kỳ thu tiền trung bình trong hai năm 2008,2009 qua bảng sau:
Qua số liệu ở bảng 11 cho thấy:
Trong năm 2009, số vòng quay các khoản phải thu của cơng ty là 5,43 vịng giảm 0,81 vịng so với năm 2008, tương ứng với tốc độ giảm 12,98%. Điều này làm cho kỳ thu tiền trung bình tăng lên 9 ngày so với năm 2008. Nguyên nhân làm cho kỳ thu tiền trung bình tăng lên như vậy là do tốc độ tăng doanh thu là 9,1% nhỏ hơn nhiều so với tốc độ tăng của các khoản phải thu là 25,85%. Điều này cho thấy công tác thu hồi nợ của công ty năm 2009 kém hiệu quả hơn so với năm 2008. Tuy nhiên, để đánh giá việc quản lý các khoản nợ của cơng ty năm vừa qua có tốt khơng, ta đi vào xem xét tình hình sử dụng các khoản phải thu và các khoản phải trả của công ty năm 2009.
Qua số liệu ở bảng 12 ta thấy: cuối năm 2009 số phải thu nhỏ hơn số phải trả, như vậy vốn của công ty chiếm dụng được nhiều hơn vốn của công ty bị chiếm dụng, chênh lệch giữa khoản vốn chiếm dụng được với khoản vốn bị chiếm dụng là 373.500.855(đồng). Tuy cả hai khoản phải thu và phải trả cuối năm đều tăng so với đầu năm song tốc độ tăng của các khoản nợ phải thu tăng nhanh hơn khoản phải trả(25,85%>11,69%) nên chênh lệch giữa khoản công ty chiếm dụng và khoản công ty bị chiếm dụng giảm so với đầu năm là 180.646.528(đồng), tương ứng với tỷ lệ giảm 32,6%. Khoản vốn chiếm dụng công ty tạm thời sủ dụng mà khơng phải trả lãi, từ đó sẽ giảm chi phí lãi vay, góp phần hạ giá thành, tăng lợi nhuận.Điều đáng chú ý là các khoản phải thu và phải trả trong năm đều trong hạn. Công ty nên tăng cường áp dụng các biện pháp khuyến khích khách hàng thanh tốn sớm tiền hàng trước thời hạn cơng trình hồn thành, bàn giao nhằm thu hồi vốn, giảm nhu cầu vay nợ mà vẫn đảm bảo quan hệ tín dụng.