Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) vốn kinh doanh và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở công ty cổ phần DEL TA hà nội (Trang 54 - 57)

II. THỰC TRẠNG VỐN KINH DOANH VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH

4. Tình hình tổ chức sử dụng và hiệu quả sử dụng vốn lưu động

4.3. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

Qua phân tích tình hình và hiệu quả sử dụng VCĐ và VLĐ ở những phần trước, chúng ta đã có những cái nhìn khái quát về hiệu quả sử dụng VKD của cơng ty năm vừa qua. Để có cái nhìn cụ thể chính xác về VKD của cơng ty trong năm 2009, ta đi vào xem xét hiệu quả sử dụng VKD qua bảng 15: “ Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty”.

Trong năm 2009, nếu xét riêng hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ thì cơng ty CP DEL-TA Hà Nội đã có những cố gắng đáng kể trong việc thi

công các cơng trình đã làm cho doanh thu thuần của công ty tăng lên 886.911.178(đồng), tương ứng với tỷ lệ tăng 9,1%. Doanh thu thuần tăng lên làm lợi nhuận của công ty cũng tăng lên đáng kể. So với năm 2008 thì năm 2009 lợi nhuận sau thuế của cơng ty tăng 105.636.475(đồng), tương ứng với tốc độ tăng là 24,99%.

Bên cạnh đó, quy mơ về vốn của cơng ty cũng tăng lên, cụ thể là: Vốn kinh doanh bình quân 2009 là 8.528.805.117(đồng), tăng 229.607.382 (đồng) tương ứng với tỷ lệ tăng là 2,77% so với năm ngoái. VKD tăng chủ yếu do nợ ngắn hạn tăng còn lại là do tăng vốn chủ sở hữu. Quy mô sản xuất kinh doanh tăng lên kéo theo đó là sự gia tăng về lợi nhuận. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn của công ty tăng biểu hiện là các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của công ty đều tăng so với năm 2008.

Đi vào xem xét từng chỉ tiêu ta thấy:

- Vịng quay tồn bộ vốn năm 2009 là 1,25 vòng tăng 0,07 vòng so với năm 2008, với tỷ lệ tăng là 6,16%. Số vịng quay tồn bộ vốn tăng cho thấy tốc độ luân chuyển vốn của cơng ty khá nhanh và linh hoạt. Qua đó cũng chứng tỏ công tác tổ chức và sử dụng VKD của công ty đã hiệu quả hơn so với năm 2008. Số vòng quay tăng lên là do doanh thu năm vừa qua tăng nhanh hơn tốc độ tăng của VKD bình quân( 9,1%>2,77%).

- Tỷ suất lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên VKD năm 2009 là 8,91%. Điều này có nghĩa là cứ 100 đồng VKD tạo ra được 8,91 đồng lợi nhuận trước lãi vay và thuế. So với năm 2008, chỉ tiêu này tăng 1,52%, tương ứng với tỷ lệ tăng là 20,62%. Điều này cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty năm vừa qua tốt hơn so với năm trước.

- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên VKD: chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng VKD tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên VKD của công ty năm 2009 là 6,2% tăng 1,1% ứng với tốc độ tăng là 21,62%. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế lớn hơn tốc độ tăng của VKD bình quân.

- Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu năm 2009 là 8,65% tăng 1,63% tương ứng với tốc độ tăng 23,29%. Như vậy cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu

tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì sẽ tạo ra 8,65 đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 1,63 đồng so với năm 2008.

Để thấy được sự tác động của mối quan hệ giữa việc tổ chức, sủ dụng vốn và tổ chức tiêu thụ sản phẩm tới mức sinh lời của doanh nghiệp, ta đi vào xem xét các nhân tố tác động đến hiệu quả sử dụng VKD theo phương trình Dupont:

Lợi nhuận sau thuế Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần ––––––––––––––––––– = ––––––––––––––––––– × ––––––––––––––– Tổng VKD Doanh thu thuần Tổng VKD ROA = Hệ số lãi rịng × vịng quay tồn bộ vốn

Lợi nhuận sau thuế Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần Tổng VKD ––––––––––––––– = ––––––––––––––––– × –––––––––––––– × –––––––––––– Vốn chủ sở hữu Doanh thu thuần Tổng VKD VCSH

ROE = Hệ số lãi rịng × vịng quay tồn bộ vốn × mức độ sử dụng địn bẩy tài chính

Hệ số lãi rịng phản ánh mức độ kiểm sốt chi phí, vịng quay tồn bộ vốn phản ánh hiệu suất sử dụng vốn cịn mức độ sử dụng địn bẩy tài chính cho thấy tác động của địn bẩy tài chính đối với hiệu quả sử dụng VKD của công ty.

BẢNG 16: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI TỶ SUẤT LỢI NHUẬN VKD VÀ TỶ SUẤT LỢI NHUẬN VCSH CỦA CÔNG TY

Năm Hệ số lãi rịng (%) Vịng quay tồn bộ vốn Mức độ sử dụng địn bẩy tài chính ROA (%) ROE (%) 1 2 3 4 5=2×3 6=2×3×4 2008 4,34 1,17 1,38 5,08 7,01 2009 4,97 1,25 1,41 6,21 8,76 2009/2008 0,63 0,08 0,03 1,13 1,75

- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế VKD (ROA) năm 2009 là 6,21% tăng 1,13% so với năm 2008 là do tác động của hai nhân tố: hệ số lãi rịng và nhân tố vịng quay tồn bộ vốn. Trong đó hệ số lãi rịng năm 2009 tăng 1,13% so với năm 2008, số vòng quay tồn bộ vốn tăng 0,08 vịng so với năm 2008.

- Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE) năm 2009 là 8,76% tăng 1,75% so với năm 2009 là do tác động của ba nhân tố: hệ số lãi ròng, vòng quay tồn bộ vốn và mức độ sử dụng địn bẩy tài chính. So với năm 2008 thì các nhân tố này ở năm 2009 đều tăng, cụ thể là: hệ số lãi ròng năm 2009 tăng 1,13%, số vịng quay tồn bộ vốn tăng 0,08 vòng, mức độ sử dụng địn bẩy tài chính tăng 0,03.

Như vậy, ROA và ROE của công ty năm 2009 tăng là do sự tăng lên của các nhân tố: hệ số lãi rịng, vịng quay tồn bộ vốn, mức độ sử dụng địn bẩy tài chính.

Tóm lại, sau khi nghiên cứu tổng thể tình hình tổ chức quản lý và sử dụng VKD của cơng ty có thể thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của cơng ty đã có những tiến bộ hơn so với năm trước, tuy nhiên tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu chưa cao nên trong thời gian tới cơng ty có thể sử dụng các biện pháp nhằm tăng mức độ sử dụng địn bẩy tài chính và hệ số lãi ròng.

4.4. Những kết quả đạt được và một số tồn tại trong việc tổ chức,sử dụng VKD tại công ty CP DEL-TA Hà Nội.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) vốn kinh doanh và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở công ty cổ phần DEL TA hà nội (Trang 54 - 57)