Hiệu suất sử dụng VCĐ

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) vốn kinh doanh và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở công ty cổ phần DEL TA hà nội (Trang 42 - 44)

II. THỰC TRẠNG VỐN KINH DOANH VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH

3. Tình hình tổ chức, sử dụng và hiệu quả sử dụng VCĐ

3.2. Hiệu suất sử dụng VCĐ

Trên đây là những nét chung về tình trạng và cách quản lý sử dụng TSCĐ ở công ty CP DEL-TA Hà Nội. Nhưng để phản ánh đúng đắn nhất ảnh hưởng cụ thể của chúng đến doanh thu và lợi nhuận của công ty trong thời gian qua, chúng ta đi xem xét một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ của công ty.

Từ số liệu ở bảng trên: ta thấy doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế năm 2009 đều có sự biến động. Cụ thể: doanh thu thuần tăng 886.911.178 (đồng) với tỷ lệ tăng 9,10%; là do năm 2009, khối lượng cơng trình thi cơng xây lắp của cơng ty lớn, các cơng trình triển khai thi cơng đúng tiến độ, có nhiều hạng mục cơng trình đã hồn thành. Lợi nhuận sau thuế tăng 105.636.474 (đồng) với tỷ lệ tăng là 24,99%. Bên cạnh đó các chỉ tiêu khác cũng có sự biến động, cụ thể là: giá vốn hàng bán tăng 5,83% do chi phí nguyên vật liệu đầu vào trong năm biến động tăng; chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 41,67% , chi phí bán hàng giảm 29,61%. Chính điều này làm cho tất cả các chỉ tiêu đều có sự biến động. Ta xem xét từng chỉ tiêu:

- Hiệu suất sử dụng VCĐ và hàm lượng VCĐ:

Năm 2009 bình quân cứ 1 đồng vốn cố định trong kỳ tham gia tạo ra 4,89 đồng doanh thu thuần; tăng 0,67 đồng so với năm 2008. Hiệu suất sử dụng VCĐ tăng đây là điều đáng khích lệ đối với cơng ty. Nguyên nhân là do năm 2009 cơng ty đã trúng thầu và hồn thành nhiều cơng trình lớn, vì thế doanh thu thuần của cơng ty tăng lên. Ngồi ra đó cịn là kết quả của cơng tác bỏ vốn đầu tư, đổi mới tài sản cố định phát huy hết cơng suất của máy móc thiết bị, tận dụng triệt để công dụng cũng như cơng nghệ tối tân nhất của máy móc để năng suất hoạt động máy móc thiết bị là cao nhất. Do đó góp phần làm tăng hiệu suất sử dụng vốn cố định.

Bên cạnh đó chỉ tiêu hàm lượng vốn cố định lại có xu hướng giảm dần. Cụ thể là: năm 2008, để tạo ra một đồng doanh thu thuần trong kỳ cần 0,24 đồng VCĐ. Nhưng năm 2009 để tạo ra một đồng doanh thu thuần trong kỳ chỉ cần bỏ ra 0,2 đồng VCĐ. Mặc dù hàm lượng VCĐ giảm nhưng như thế vẫn là cao trong khi VCĐ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng VKD. Tuy nhiên với sự tăng dần về hiệu quả sử dụng VCĐ và sự giảm dần về hàm lượng VCĐ cũng cho thấy công ty đã cố gắng hơn trong việc sử dụng VCĐ của mình . Đây là một ưu thế của công ty, công ty nên phát huy hơn nữa để nâng cao hiệu suất sử dụng vốn.

- Hiệu suất sử dụng TSCĐ của công ty năm 2009 là 3,09 lần, tăng 0,13 lần so với năm 2008 tương ứng với tỷ lệ tăng là 4,52%. Điều này có nghĩa là: năm 2009 bình qn cứ một đồng TSCĐ sử dụng trong kỳ tạo ra 3,09 đồng doanh thu thuần; tăng 0,13 đồng so với năm 2008. Kết quả này là

do trong năm vừa qua cả doanh thu thuần và nguyên giá TSCĐ đều tăng nhưng tốc độ tăng của doanh thu thuần nhanh hơn so với tốc độ tăng của nguyên giá TSCĐ(9,10% > 4,39%). Qua đó cho thấy TSCĐ của cơng ty trong năm 2009 đã mang lại hiệu quả hơn so với năm trước, và quyết định đầu tư thêm TSCĐ là đúng đắn.

- Tỷ suất lợi nhuận VCĐ của cơng ty năm qua vì thế cũng tăng: năm 2009 tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên VCĐ là 0,24%, tăng 0,06% so với năm 2008. Tức là: bình quân cứ một đồng VCĐ năm 2009 sử dụng tạo ra 0,24 đồng lợi nhuận sau thuế; tăng 0,06 đồng so với năm 2008. Nguyên nhân khiến chỉ tiêu này tăng là do lợi nhuận sau thuế tăng 24,99% trong khi đó VCĐ bình qn giảm 5,94%. Tỷ suất lợi nhuận VCĐ của cơng ty tăng lên chứng tỏ công ty đã quan tâm hơn đến việc sử dụng đồng VCĐ nhờ vậy mà hiệu quả sử dụng VCĐ trong năm qua đã được cải thiện.

Tóm lại, sau khi phân tích tình hình tổ chức và sử dụng VCĐ của cơng ty, có thể rút ra một số điểm nổi bật sau: trong năm 2009, quy mô trang bị TSCĐ của công ty đã được tăng cường. Tuy nhiên mức đầu tư vào máy móc thiết bị cịn thấp. Nhưng nhìn chung cơng tác quản lý và sử dụng TSCĐ tương đối tốt, các chỉ tiêu hiệu suất sử dụng và tỷ suất lợi nhuận VCĐ đều tăng.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) vốn kinh doanh và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở công ty cổ phần DEL TA hà nội (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)