.Thực trạng về quản trị vốn bằng tiền

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) vốn lưu động là toàn bộ số tiền ứng trước mà doanh nghiệp bỏ ra để hình thành nên các TSLĐ thường xuyên cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (Trang 61 - 64)

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, các cơng ty ln có nhu cầu dự trữ vốn tiền mặt ở một quy mơ nhất định.Việc duy trì một mức dự trữ vốn tiền mặt hợp lý vừa đảm bảo khả năng thanh toán, nhu cầu chi tiêu, vừa tăng hiệu quả sử dụng vốn.

Tại công ty vốn bằng tiền chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong tổng vốn lưu động. Năm 2013 vốn bằng tiền chỉ chiếm 0,29 % với số lượng là 72.882.633 đồng và đến năm 2014 tỷ trọng này tăng lên 0,97 %. Như vậy trong kỳ, vốn bằng tiền của công ty đã tăng lên 214.192.000 đồng tương ứng với tỷ lệ 74,61 %. Điều này chứng tỏ trong kỳ công ty đã tăng dự trữ tiền mặt nhằm đảm bảo khả năng thanh toán, nâng cao ý thức an tồn về mặt tài chính. Tuy nhiên, lượng tiền vẫn cịn ít, để đánh giá chính xác tình hình quản trị vốn bằng tiền của công ty ta cần xem xét kết cấu vốn bằng tiền của công ty.

CHỈ TIÊU Số cuối năm (31/12/2014 ) Tỷ trọng % Số đầu năm (31/12/2013 ) Tỷ trọng % Chênh lệch Số tuyệt đối Số tương đối % I. Tiền và các khoản tương đương tiền 287.074.63 3 100,00 72.882.633 100,00 214.192.00 0 74,61 1.1. Tiền mặt tại quỹ 64.679.697 22,53 29.194.746 40,06 35.484.951 54,86 1.2.Tiền gởi ngân hàng 222.394.936 77,47 43.687.886 59,94 178.707.050 80,36 Qua bảng trên ta thấy: trong kỳ vốn bằng tiền của công ty đã tăng lên 214.192.000 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 74,61 %. Xét về số tuyệt đối, vốn bằng tiền tăng hoàn toàn là do tiền mặt và tiền gửi ngân hàng, tiền mặt tăng 35.484.951 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 54,86 %. Tiền gửi ngân hàng tăng nhiều hơn là 178.707.050 đồng tương đương 80,36 %.

Vốn bằng tiền là thành phần rất quan trọng, giúp cho hoạt động của công ty được diễn ra thường xuyên, liên tục, đồng thời đảm bảo an tồn về tài

chính của cơng ty. Hơn nữa trong năm vừa qua công ty đã chú trọng đến công tác quản lý và dự trữ vốn bằng tiền nên dự trữ vốn bằng tiền tăng mạnh, từ chỗ chỉ chiếm 0,29% năm 2013 thì đến năm 2014 tỷ trọng này đã tăng lên 0,97% tổng tài sản, giúp khả năng thanh tốn của cơng ty tốt hơn đáng kể. Xem xét kết cấu vốn bằng tiền của công ty ta thấy trong những năm gần đây tiền gửi ngân hàng chiếm tỷ trọng rất lớn so với tiền mặt. Việc duy trì kết cấu như vậy trong điều kiện hiện nay là hợp lý; vì thanh tốn bằng tiền chuyển khoản qua ngân hàng rất nhanh, an tồn, phịng tránh được tình trạng gian lận, trục lợi. Cùng với đó, cơng ty cịn được hưởng lãi tiền gửi.

Vốn bằng tiền là loại tài sản có tính thanh khoản cao nhất, dự trữ lượng tiền vừa phải giúp cơng ty thanh tốn tốt các khoản nợ đến hạn; nhưng giữ quá nhiều tiền lại khiến doanh nghiệp bỏ lỡ những cơ hội kinh doanh tốt.. Vậy câu hỏi đặt ra là giữ bao nhiêu tiền là hợp lý? Để đánh giá chính xác cơng tác quản lý vốn bằng tiền của công ty cần xem xét ảnh hưởng của nó đến khả năng thanh tốn của cơng ty thơng qua bảng hệ số khả năng thanh toán của công ty năm 2014:

BẢNG 6: HỆ SỐ THANH TỐN CỦA CƠNG TY

Chỉ tiêu 31/12/2014 31/12/2013 chênhlệch tỉ lệ % 1. Hệ số khả năng thanh toán hiện thời 1,29 1,55 (0,26) (20,53)

2. Hệ số khả năng thanh toán nhanh 0,93 0,85 0,08 8,72

3. Hệ số khả năng thanh toán tức thời 0,02 0,01 0,01 66,57 Năm 2014 Năm 2013 chênhlệch tỷ lệ % 4. Hệ số khả năng thanh toán lãi vay 1,14 1,26 (0,12) (10,60)

Hệ số khả năng thanh toán hiện thời: Đây là hệ số phản ánh mối quan hệ giữa tài sản ngắn hạn và các khoản nợ ngắn hạn, thể hiện mức độ đảm bảo của tài sản lưu động với nợ ngắn hạn mà không cần một khoản vay mượn thêm. Khả năng thanh toán hiện thời cuối năm 2013 là 1,55 còn cuối năm 2014 là 1,29 (giảm 0,26 lần). Như vậy cứ một đồng nợ ngắn hạn năm 2014 được đảm bảo bởi 1,29 đồng tài sản lưu động. Năm 2014 tổng tài sản ngắn

hạn tăng 8,46 % trong khi đó nợ ngắn hạn giảm 50,83 %. Mức tăng của Nợ ngắn hạn nhanh hơn mức tăng của TSNH. Điều này cho thấy cơng ty đang tích cực vay vốn, mở rộng kinh doanh. Đây là tín hiệu tích cực của cơng ty, khi so với mức trung bình ngành của năm 2014, con số này chỉ là 1,19 (tham khảo trên internet). Tuy vậy, cần lưu ý rủi ro về mất khả năng thanh tốn vì khả năng thanh toán hiện thời năm vừa qua đã giảm xuống.

Hệ số khả năng thanh toán nhanh: Đây là thước đo khả năng trả nợ ngay các khoản nợ ngắn hạn của công ty trong kỳ không dựa vào việc bán các loại hàng hóa tồn kho, hệ số khả năng thanh tốn nhanh cả năm 2013 và 2014 đều nhỏ hơn 1 cho thấy khả năng thanh tốn nhanh của cơng ty là chưa tốt bởi vì vốn bằng tiền và các khoản phải thu khơng thể đáp ứng cho nhu cầu hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, hệ số này của doanh nghiệp vẫn cao hơn mức trung bình ngành xây dựng năm 2014 khá nhiều với 0,93 so với 0,72

(tham khảo nguồn internet); đồng thời, hệ số lại có xu hướng tăng lên (tăng

0,08. Mặc dù vậy, thực tế hiện nay, các khoản phải thu- nhất là trong lĩnh vực BĐS - khơng dễ dàng chuyển đổi thành tiền và có thể cịn bao gồm các khoản nợ khó địi, nợ quá hạn. Vì thế, ta sử dụng hệ số khả năng thanh toán tức thời để đánh giá khả năng thanh toán một cách khắt khe, toàn diện hơn.

Hệ số khả năng thanh tốn tức thời, thơng thường hệ số này lớn hơn 0,5 thì khả năng thanh tốn là tương đối khả quan. Tuy nhiên trên thực tế hiện nay các công ty hiện nay thường đặt mục tiêu tối đa hóa khả năng sinh lời của tài sản do đó hệ số này tương đối thấp. Tại công ty tư vấn và xây dựng đơ thị Thăng Long thì hệ số này rất thấp, năm 2014 là 0,02 còn năm 2013 chỉ là 0,01. Lượng tiền sẵn có của doanh nghiệp trong 2 năm gần đây cũng chỉ đạt khoảng 287 triệu đồng (năm 2014) và 72 triệu đồng (năm 2013). Như vậy công ty sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc thanh tốn cơng nợ, vì khi cần thanh toán các khoản nợ ngắn hạn đến hạn phải trả cơng ty có thể phải bán hoặc thế chấp tài sản với giá thấp để trả nợ. Tuy nhiên, trong tình hình hiện nay, các doanh nghiệp lĩnh vực

xây dựng cũng đang gặp nhiều khó khăn, chỉ số trung bình ngành cũng chỉ đạt 0,15; bên cạnh đó, hệ số này có xu hướng tăng mặc dù tăng chậm cho thấy cơng ty đã có nhiều cố gắng trong cơng tác quản lý vốn bằng tiền nhằm cải thiện khả năng thanh tốn của mình. Như vậy trong những năm tới cơng ty cần có những biện pháp khắc phục bằng cách nâng mức dự trữ tiền mặt lên một cách hợp lý và giảm các khoản nợ phải trả đến hạn cần thiết để có thể đáp ứng ngay các nhu cầu thanh tốn và đảm bảo an tồn về tài chính.

Hệ số khả năng thanh toán lãi vay: đây là một chỉ tiêu cho biết số vốn đi vay đã sử dụng tốt tới mức độ nào và đem lại một khoản lợi nhuận là bao nhiêu, có đủ bù đắp lãi vay phải trả khơng. Tại cơng thì hệ số này tương đối tốt, trong năm 2014 là 1,14 và năm 2013 là 1,26) và có xu hướng giảm qua các năm, nguyên nhân là do cơng ty đang tích cực vay vốn để phục vụ hoạt động kinh doanh đang ngày càng phát triển. %). Trong khi mạnh dạn sử dụng địn bẩy tài chính, cơng ty vẫn đảm bảo được khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn của mình. Đây thực sự là một điều rất đáng khen ngợi

Tóm lại, trong năm vừa qua công tác quản lý vốn bằng tiền của công ty chưa thật sự tốt. Mặc dù đã đảm bảo nhu cầu chi tiêu và khơng có tình trạng nhàn rỗi q nhiều, không vận động sinh lời; đồng thời, phần nào duy trì được khả năng thanh tốn các khoản nợ. Tuy nhiên, khả năng thanh khoản vẫn còn thấp, đặc biệt dự trữ tiền là rất thấp. Vì vậy trong thời gian tới cơng ty cần có biện pháp điều chỉnh kịp thời trong công tác quản lý vốn bằng tiền nhằm phát huy các hiệu quả đã đạt được, xây dựng một kết cấu vốn bằng tiền hợp lý hơn, có kế hoạch dữ trữ vốn bằng tiền phù hợp nhằm tăng khả năng thanh toán cho cơng ty, đảm bảo an tồn tài chính.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) vốn lưu động là toàn bộ số tiền ứng trước mà doanh nghiệp bỏ ra để hình thành nên các TSLĐ thường xuyên cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)