.Thực trạng về quản trị nợ phải thu

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) vốn lưu động là toàn bộ số tiền ứng trước mà doanh nghiệp bỏ ra để hình thành nên các TSLĐ thường xuyên cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (Trang 66 - 69)

Theo đặc thù hoạt động kinh doanh ngành xây dựng những năm gần đây, bán được hàng đã khó, mà thu được tiền cũng lại là vấn đề nan giải. Quản trị Nợ phải thu sao cho tốt là rất quan trọng trong việc tổ chức và bảo toàn VLĐ của cơng ty. Để có thể đánh giá chính xác cơng tác quản lý các khoản phải thu tại công ty CP tư vấn và xây dựng đô thị Thăng Long ta đi vào xem xét, phân tích kết cấu, thành phần các khoản phải thu trong năm vừa qua. Tại công ty CP tư vấn và xây dựng đô thị Thăng Long các khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản lưu động. Các khoản phải thu ngắn hạn năm 2014 là 12,587 tỷ tăng 4,3 tỷ (tương đương 33,84 %) so với năm 2013, tỷ trọng các

khoản phải thu cũng tăng 9,43%.

BẢNG 2.2.6.1: CƠ CẤU CÁC KHOẢN PHẢI THU

CHỈ TIÊU Số cuối năm

(31/12/2014) Tỷ trọng % Số đầu năm (31/12/2013) Tỷ trọng % Chênh lệch Số tuyệt đối Số tương đối % Tỷ trọng % III. Các khoản phải thu ngắn hạn 12.587.708.911 100,00 8.327.746.626 100,00 4.259.962.285 33,84 - 1. Phải thu khách hàng 2.492.460.910 19,80 1.281.166.844 15,38 1.211.294.066 48,60 4,42 2. Trả trước cho người bán 1.121.803.441 8,91 2.025.535.642 24,32 (903.732.201) (80,56) (15,41) 5. Các khoản phải thu khác 8.973.444.560 71,29 5.021.044.140 60,29 3.952.400.420 44,05 10,99

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 2015

Trong năm vừa qua, khoản phải thu của công ty tăng mạnh, nguyên nhân do phải thu khách hàng tăng 1.211.294.066 đồng, tương ứng với 48,60 % và phải thu khác cũng tăng tới 44,05%. Đây là mức tăng tương đối lớn, cho thấy rằng vốn của công ty đang bị chiếm dụng quá nhiều, và xu hướng này đang tăng lên qua các năm. Trong điều kiện khả năng thanh tốn của cơng ty cịn chưa thực sự tốt, công ty cần chú trọng hơn vào việc quản lý các khoản nợ phải thu. Mặt khác, cũng ý thức được vấn đề, công ty đã giảm các khoản trả trước cho người bán, tránh bị chiếm dụng vốn thêm. Trong năm vừa qua, khoản mục này đã giảm tới hơn 80%, phần nào cũng cho thấy nỗ lực cơng ty. Nhìn vào Báo cáo sản xuất kinh doanh nhận thấy doanh thu bán hàng của công ty đã tăng lên đáng kể, chứng tỏ chính sách của cơng ty đưa ra là có hiệu quả, tuy nhiên cơng ty cần phải có những biện pháp quản lý, thu cơng nợ hợp lý để tránh tình trạng nợ xấu, nợ khó địi gây thất thốt, ứ đọng vốn của công ty.

Để đánh giá tình hình quản lý các khoản phải thu ta xem xét thêm một số chỉ tiêu.

BẢNG 8: CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ CÁC KHOẢN PHẢI THU CỦA CÔNG TY

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2013 Chênh lệch Tỷ lệ%

1. Doanh thu bán hàng 22.420.053.193 10.589.370.919 11.830.682.274 52,77 2. Số nợ phải thu bình

quân trong kỳ 10.457.727.769 7.865.717.402 2.592.010.367 24,79 3.Số vòng quay nợ phải

thu 2,14 1,35 0,80 37,20

4. Kỳ thu tiền trung bình 167,92 267,41 -99,49 -59,25 Từ bảng ta thấy số vòng quay khoản phải thu năm 2014 là 2,14 vòng tăng gần 1 vịng so với năm 2013, vì vậy kì thu tiền rút ngắn 167,92 ngày xuống cịn 267,41 ngày. Đây cũng là điều dễ hiểu vì doanh thu có thuế tăng 52,77% trong khi đó số dư bình qn các khoản phải thu tăng chậm hơn 24,79%. Nếu so sánh với năm trước thì rõ ràng cơng tác quản lý phải thu khách hàng đã có hiệu quả và tiến bộ. Việc rút ngắn kỳ thu tiền trung bình giúp cơng ty mau chóng quay

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 2015

vịng được vốn, giảm chi phí sử dụng vốn, chi phí thu hồi nợ và làm tăng hiệu quả sử dụng vốn.

Như vậy, mặc dù phần vốn bị chiếm dụng của doanh nghiệp khá lớn, nhưng ta thấy trong năm 2014 doanh nghiệp đã nỗ lực rất nhiều trong cơng tác quản lí nợ phải thu. Có thể kể đến như cơng ty đã đẩy mạnh được cơng tác thu hồi nợ nên vịng quay các khoản phải thu tăng lên và kì thu tiền được rút ngắn. Bên cạnh đó, các chính sách tín dụng nới lỏng của công ty tỏ ra hiệu quả khi mà doanh thu bán hàng đã tăng lên đáng kể. Tuy nhiên trong thời gian tới công ty cần phải thường xuyên quan tâm, kiểm tra giám sát khoản mục này, tránh để tình trạng nợ phải thu lên tới mức quá cao gây thất thốt, ứ đọng vốn, ngồi ra cũng cần quan tâm tổ chức thật khoa học để đảm bảo nghĩa vụ thanh toán nợ của khách hàng.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) vốn lưu động là toàn bộ số tiền ứng trước mà doanh nghiệp bỏ ra để hình thành nên các TSLĐ thường xuyên cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)