Những điểm còn hạn chế trong việc tập hợp chi phí và tính giá thành

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại nhà máy gốm xây dựng định liên (Trang 98 - 102)

2.2 .5Tính giá thành sản phẩm

3.1. Đánh giá chung về cơng tác kế tốn tập hợp chi phí sản xuất và tính giá

3.1.2. Những điểm còn hạn chế trong việc tập hợp chi phí và tính giá thành

sản phẩm tại nhà máy gốm xây dựng Định Liên cần khắc phục:

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì trong tổ chức kế tốn tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm cịn một số hạn chế cần khắc phục:

3.1.2.1. Trong tổ chức cơng tác kế tốn nói chung:

Bộ máy kế tốn của nhà máy đã đáp ứng được yêu cầu quản lý. Tuy nhiên kế tốn trưởng vẫn đảm nhiệm khá nhiều cơng việc vì vậy cơng việc chưa đạt hiệu quả cao nhất.

Theo quy định của Bộ tài chính, nhà máy sử dụng hình thức chứng từ ghi sổ vẫn chưa hợp lý, không phù hợp với đặc điểm của nhà máy có nhiều nghiệp vụ phát sinh.Vì vậy trong quá trình thực hiện tổ chức cơng tác kế tốn , nhà máy đã tiến hành đơn giản hóa việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng cách thay thế các chứng từ ghi sổ, bảng kê bằng các sổ chi tiết và sổ tổng hợp các tài khoản cho các khoản chi phí theo các mẫu riêng đơn giản nhưng vẫn đảm bảo tính chính xác, đầy đủ khi tính CPSX và GTSP. Việc đơn giản này đã làm thay đổi hình thức chứng từ ghi sổ.

Việc phân loại CPSX tại nhà máy chủ yếu dựa vào yếu tố chi phí, phục vụ việc tính và lập bảng tính giá thành và báo cáo kết quả kinh doanh. Đó là các phần hành của Kế tốn tài chính. Cịn các cách phân loại phục vụ cho yêu cầu kế toán quản trị chi phí trong nhà máy chưa được coi trọng. Trong nhà máy vẫn chưa có nhân viên kế tốn quản trị.

3.1.2.2. Trong cơng tác kế tốn chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm:

Đối với cơng tác tính giá thành sản phẩm: hiện nay nhà máy đang sử dụng mẫu biểu Bảng tính giá thành sản phẩm tương đối phức tạp mà việc lập bảng lại được thực hiện thủ công chứ khơng phải là bằng phần mềm kế tốn. Do đó làm giảm tiến độ của cơng tác tính giá thành vào cuối tháng.

Đối với phương pháp hạch toán hàng tồn kho: đối với hai loại NVL chính là than cám và đất sét ( được xuất dùng hàng ngày), nhà máy thực hiện hạch tốn xuất kho như sau: Khơng viết phiếu xuất kho hàng ngày mà cuối tháng kiểm kê lượng tồn kho để xác định lượng vật tư xuất dùng trong tháng để viết phiếu xuất kho cho cả tháng. Như vậy sẽ khơng đảm bảo kế tốn phản ánh một cách thường xuyên liên tục tình hình nhập xuất tồn kho vật tư.

*Chi phí nhân vien trực tiếp sản xuất:

Nhà máy gốm xây dựng Định Liên là nhà máy lớn có nhiều cơng nhân viên, đặc biệt là công nhân trực tiếp sản xuất tại phân xưởng chiếm tỉ lệ lớn.

Nhưng hiện nay nhà máy khơng thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân sản xuất, chỉ khi nào thực tế phát sinh mới tính vào chi phi sản xuất, như vậy nếu tháng nào có nhiều cơng nhân sản xuất nghỉ sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến tập hợp chi phí nhân cơng trực tiếp và tính giá thành sản phẩm của nhà máy khơng ổn định giữa các kỳ tính giá thành, trong tháng đấy sẽ có biến động lớn đến một số chỉ tiêu và nhất là ảnh hưởng tới lợi nhuận.

*Chi phí sản xuất chung:

Nhà máy hiện nay khơng trích trước chi phí sữa chữa lớn TSCĐ. Nếu trong kỳ phát sinh chi phí nào thì tồn bộ chi phí đó sẽ được tập hợp vào chi phí sản xuất chung của tháng đó. Điều này làm cho CPSX của sản phẩm sẽ ảnh hưởng tới giá thành, làm giá thành tháng đó tăng đột biến.

Tại nhà máy hiện nay TSCĐ đều có thời gian sử dụng từ 8 đến 12 năm, số tài sản cố định mua sắm mới chiếm tỉ trọng rất thấp trong tổng nguyên giá TSCĐ của nhà máy. Hầu hết dây chuyền công nghệ sản xuất gạch đã sử dụng khá lâu, máy móc thiết bị khơng đồng bộ. Do đó, nhu cầu sữa chữa lớn và sữa chữa thường xuyên trong thời gian tới là tương đối lớn.

Mỗi tài sản cố định của Nhà máy được tính khấu hao theo tháng mà khơng tính theo số ngày sử dụng thực tế. Việc tính khấu hao như vậy với trị giá TSCĐ lớn vẫn có thể ảnh hưởng tới giá thành sản phẩm. Tài sản cố định sau khi tính khấu hao cho từng phân xưởng sẽ được phân bổ mức khấu hao theo tiêu thức phân bổ là sản phẩm thực tế của phân xưởng. Tiêu thức phân bổ này chưa thực sự hợp lý. Nếu các sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền công nghệ đồng bộ và thời gian sử dụng các TSCĐ là như nhau thì có thể áp dụng được tiêu thức này. Tuy nhiên, sản lượng sản xuất của mỗi sản phẩm của các phân xưởng là khác nhau. Nếu căn cứ vào tiêu thức này thì sản phẩm nào sản xuất ra nhiều hơn thì phải chịu khấu hao nhiều hơn. Thực tế, có những sản phẩm có yêu cầu cao địi hỏi phải có sự kết hợp của nhiều máy móc trong một cơng đoạn sản xuất, thời gian sử dụng máy móc thiết bị nhiều hơn nhưng sản lượng sản phẩm tạo ra lại ít. Như vậy đối với một số sản phẩm khơng có sự tương quan tỉ lệ thuận giữa chi phí khấu hao với sản lượng sản xuất ra.Khi phân bổ theo sản lượng sản phẩm sản xuất thì một phần chi phí khấu hao tài sản cố định của sản phẩm này sẽ do sản phẩm khác gánh chịu.

Chi phí sản xuất chung khơng phát sinh đều đặn trong tháng mà có sự biến động nên có sự chênh lệch CPSXC của từng loại sản phẩm trong kỳ sản xuất khác nhau, gây ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh cũng như lợi nhuận của nhà máy.

Hiện nay nhà máy khơng có đánh giá sản phẩm hỏng vì sản phẩm hỏng chiếm tỷ lệ rất thấp và không đáng kể, nhưng điều này cũng làm cho việc đánh giá chất lượng sản phẩm khơng chính xác. Bên cạnh đó nhà máy cũng khơng lập dự phịng giảm giá hàng tồn kho sẽ gây ảnh hưởng rất lớn tới vốn kinh doanh của nhà máy.

3.2. Một số ý kiến hồn thiện kế tốn tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại nhà máy gốm xây dựng Định Liên:

Việt Nam chúng ta đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế vì thế các quan hệ kinh tế ngày càng mở rộng, các loại hình doanh nghiệp ngày càng đa dạng, mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt, đặc biệt những doanh nghiệp có quy mơ sản xuất lớn, sản xuất những mặt hàng có quy mô cạnh tranh cao. Vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận, tối thiểu hóa chi phí và một trong những nội dung có ý nghĩa quan trọng hàng đầu là công việc quản trị chi phí và tính giá thành sản phẩm.

Chi phí và giá thành là các chỉ tiêu quan trọng trong hệ thống các chỉ tiêu phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp và mối quan hệ mật thiết với doanh thu và lợi nhuận. Kế tốn chi phí và tính giá thành sản phẩm là khâu trung tâm của toàn bộ cơng tác kế tốn ở doanh nghiệp, chi phối đến chất lượng các phần hành kế tốn khác cũng như cơng tác quản lý kinh tế tài chính của doanh nghiệp. Do đó, để có thể cạnh tranh trên thị trường, ngày càng được đáp ứng được nhu cầu thị hiếu ngày càng cao của người tiêu dùng thì cơng ty cần phải có phương hướng hồn thiện cơng tác kế tốn tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Sau đây là một số ý kiến của em để

hồn thiện hơn về kế tốn tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm ở nhà máy gốm xây dựng Định Liên:

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại nhà máy gốm xây dựng định liên (Trang 98 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)