Kiến thứ hai: đối với tập hợp CPSXC

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại nhà máy gốm xây dựng định liên (Trang 104)

2.2 .5Tính giá thành sản phẩm

3.2.2. kiến thứ hai: đối với tập hợp CPSXC

* Việc trích trước chi phí sữa chữa lớn TSCĐ cần được Nhà máy quan tâm hơn nữa. Trích trước khoản chi phí này sẽ đảm bảo cho cơng ty khi

có sự cố xảy hỏng hóc xảy ra sẽ khơng gây ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất cũng như việc tập hợp CPSXC và tính giá thành sản phẩm ở nhà máy. Mặt khác cũng đảm bảo cho cơng ty có kế hoạch sữa chữa, bảo dưỡng máy móc, thiết bị, từ đó kéo dài thời gian sử dụng máy.

* Nhà máy nên thực hiện việc đánh giá sản phẩm hỏng cuối kỳ để đảm bảo cho việc tập hợp chi phí sản xuất và tín giá thành sản phẩm được chính xác hơn.

3.2.3. Ý kiến thứ ba:Hoàn thiện kế tốn quản trị chi phí

Để phục vụ cho việc cung cấp thơng tin chi phí thích hợp, kịp thời cho việc ra quyết định của các nhà quản trị, kế tốn quản trị chi phí nên xây dựng hệ thống kế tốn chi phí sản xuất.

3.2.3.1. Xây dựng lại định mức chi phí:

Định mức có liên quan chặt chẽ với quản lý, là công cụ cho nhà quản trị doanh nghiệp, do đó, định mức phải được nghiên cứu, hoàn thiện về phương pháp luận và xác định cho thật phù hợp.

Định mức chi phí là việc xác định số tiền tối thiểu để hoàn thành một đơn vị sản phẩm, dịch vụ hoặc công việc.

*Yêu cầu cơ bản để xác định định mức:

- Dựa vào tài liệu lịch sử để xem xét tình hình chi phí thực tế cả về hiện vật và giá trị liên quan đến đơn vị sản phẩm, dịch vụ, công việc.

-Phải phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của đơn vị. -Xem xét các yếu tố ảnh hưởng của thị trường và các yếu tố khác tác động đến định mức chi phí trong kỳ.

Trên cơ sở phân tích, đánh giá kết quả thực hiện của tài liệu lịch sử và các yếu tố khác tác động đến định mức để có những căn cứ đáng tin cậy khi định mức, nhằm đảm bảo tính tiên tiến của định mức trong một thời gian nhất định.

Xây dựng định mức là cơng việc phức tạp và khó khăn, địi hỏi phải chú ý đến đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, loại vật liệu sử dụng, địa điểm kinh doanh, nguồn hàng cung cấp… để có căn cứ hợp lý.

*Định mức chi phí nhân cơng trực tiếp

Trong trường hợp cơng ty sử dụng lương khốn sản phẩm, để xác định ĐM chi phí nhân cơng trực tiếp, kế tốn quản trị cần phải xác định định mức sản phẩm hoàn thành trong một đơn vị thời gian đối với từng loại cơng nhân có trình độ lành nghề khác nhau và đơn giá tiền lương tính cho 1000 viên

ĐMCP = Khối lượng sản phẩm x Đơn giá CPNC cho NCTT hoàn thành 1000 viên

*Định mức chi phí sản xuất chung

Chi phí sản xuất chung gồm nhiều khoản khác nhau, liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí. Việc xây dựng định mức cho từng khoản mục là rất khó khăn và khơng cần thiết. Vì vậy, trước hết cần định mức tổng số chi phí sản xuất chung, sau đó, xác định mức chi phí cho sản phẩm.

Chi phí sản xuất chung có tể định mức cho từng loại định phí và biến phí.

3.2.3.2. Phân tích chi phí sản xuất chung phục vụ cho kế tốn quản trị

Trong công tác quản lý giá thành, không chỉ biết giá thành sản phẩm nào tăng, giảm mà còn phải biết cụ thể số tăng, giảm là ở khoản mục nào.Mỗi khoản mục đều có nguồn gốc phát sinh, con đường hình thành và tính chất khác nhau. Để phấn đấu giảm giá thành sản phẩm, nhà máy phải giảm được các khoản mục trong giá thành.

+ Phân tích khoản chi vật liệu trong giá thành

Mỗi loại sản phẩm được sản xuất và cấu tạo từ những loại vật liệu khác nhau, với mức tiêu hao và giá cả cũng khác nhau. Do đó, phải nghiên cứu và phân tích khoản chi vật liệu trong giá thành từng loại sản phẩm, nếu cần thiết

Chúng ta cần so sánh chi phí tính vào giá thành thực tế với chi phí tính vào giá thành kế hoạch điều chỉnh theo sản lượng thực tế, đồng thời, xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố và khi so sánh ta thấy được chi phí NVL trong giá thành tăng hay giảm hay không đổi để đề xuất các biện pháp quản lý sử dụng chi phí vật liệu.

+Phân tích khoản chi phí nhân cơng:

Cần xem xét đánh giá xem tình hình thực hiện quỹ lương của Nhà máy như thế nào, làm cách nào để nâng cao hiệu quả sử dụng lao động, nâng cao tay nghề công nhân để tăng năng suất lao động, nhà máy gốm xây dựng Định Liên trả lương theo hình thức sản phẩm do đó nó gắn liền với kết quả sản xuất và đảm bảo được nguyên tắc phân phối lao động.

3.2.4. Ý kiến thứ 4: Về cơng tác kế tốn

- Giảm bớt công việc hiện nay cho kế toán trưởng bằng cách giao trách nhiệm cho nhân viên kế tốn khác để kế tốn trưởng có thể thực hiện các nhiệm vụ của mình hiệu quả nhất. Bên cạnh đó thường xun tổ chức, đào tạo nâng cao trình độ nhân viên kế tốn cập nhật các văn bản, chế độ kế toán mới.

- Để tạo sự đồng bộ trong công tác quản lý số liệu, thông tin, kế tốn trưởng nên phân cơng trách nhiệm rõ ràng trong việc quản lý đối với các cán bộ nhân viên trong phòng kế toán của Nhà máy. Do việc luân chuyển chứng từ liên tục, nhanh chóng nên kế tốn sẽ phải hạch tốn những khoản chi phí và giá thành sản phẩm qua các số liệu cung cấp, dễ xảy ra sai sót về số liệu kế tốn. Vì vậy theo Em nên có thêm kế tốn tập hợp chi phí và kế tốn giá thành để tránh sai sót trong q trình tính tốn số liệu mà một kế tốn đảm nhiệm. Kế tốn chi phí tập hợp xong chuyển sang cho kế toán giá thành như vậy nó sẽ đảm bảo tính chính xác, khơng bị nhầm lẫn.

- Nhà máy nên có một bộ phận kế tốn quản trị để quản trị chi phí, xây dựng các định mức chi phí cho phù hợp với từng sản phẩm, điều kiện nhà máy.

KẾT LUẬN

Để trở thành cơng cụ quản lý có hiệu lực, kế tốn nói chung và kế tốn tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành nói riêng phải ln được cải tiến và hồn thiện nhằm đáp ứng cơng tác quản lý trong nền kinh tế hiện nay. Kế tốn chi phí sản xuất và tính giá thành chính xác, đầy đủ là điều kiện cần thiết để cung cấp nhanh chóng, kịp thời các thơng tin, giúp cho nhà quản lý sáng suốt đưa ra những quyết định đúng đắn, mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.

Sau thời gian thực tập tại nhà máy, được sự giúp đỡ của Thầy hướng dẫn và phịng kế tốn-tài chính, Em đã nhận thức được mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn trong hoạt động kế toán tại Nhà máy, sự cần thiết , tầm quan trọng của kế tốn nói chung và kế tốn tập hợp chi phí và tính giá thành nói riêng.

Do thời gian thực tập ngắn, khả năng còn nhiều hạn chế mà sự vận dụng lý thuyết Nhà trường vào thực tiễn là cả một quá trình , do đó, bài luận văn này khơng tránh những sai sót, Em mong nhận được sự thơng cảm, xem xét của Thầy cơ, các Cơ chú và các chị phịng Tài chính-Kế tốn. Tuy nhiên, trên cơ sở tình hình cụ thể của Nhà máy, Em có một số ý kiến đề xuất, hy vọng những ý kiến đó sẽ góp phần hồn thiện hơn cơng tác kế tốn chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm của cơng ty.

Một lần nữa Em xin trân trọng cảm ơn GS.TS Ngô Thế Chi, ban lãnh

đạo Nhà máy và phịng Tài chính-Kế tốn đã tạo điều kiện, hướng dẫn Em hồn thành luận văn này.

Thanh Hóa, Ngày 05/05/2015 SV: Lê Thi Tuyển

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Kế tốn tài chính- Học viện Tài chính 2. Giáo trình Kế tốn quản trị- Học viện Tài chính 3. Chuẩn mực Kế toán Việt Nam

4. Chuẩn mực Kế toán quốc tế 5. Chế độ kế toán doanh nghiệp Q1 6. Chế độ kế tốn doanh nghiệp Q2

7. Giáo trình ngun lý kế tốn- Học viện Tài chính 8. Giáo trình Tài chính doanh nghiệp-Học viện tài chính

9. Giáo trình Phân tích Tài chính doanh nghiệp-Học viện Tài chính 10. Website: http://www.mof.gov.vn

11. Website:http://www.hvtc.edu.vn 12. Website:http://webketoan.vn

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại nhà máy gốm xây dựng định liên (Trang 104)