Đối với Nhà nước.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) phân tích tác động của giá dầu đến giá cổ phiếu của 7 công ty logistics năm 2014 (Trang 61 - 73)

Việt Nam đang trong quá trình hội nhập nên việc phát triển ngành Logistics trong thương mại quốc tế là tất yếu. Tuy nhiên ngành Logistics vẫn đang còn nhiều yếu kém. Trong bối cảnh hiện nay, ngành Logistics đang có cơ hội phát triển thì Nhà nước nên có những giải pháp để tạo cơ hội cho ngành Logistics phát triển. Tôi đưa ra một số giải pháp mang ý kiến chủ quan như sau:

3.3.1. Giải pháp trong phát triển ngành Logistics

3.3.1.1. Xây dựng cơ sở hạ tầng

+ Gắn quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng với quy hoạch phát triển logistics

Nước ta đang trong quá trình hội nhập ngày càng sâu và rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Trong xu thế này thì các quan hệ thương mại quốc tế giữa VN với thế giới ngày càng lớn và phát triển nhanh. Từ đó thì việc phát triển các dịch vụ Logistics để phục vụ cho các quá trình giao thương được đặt ra hết sức bức thiết. Theo đó thì việc quy hoạch các hệ thống cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông vận tải gắn kết với quy hoạch các trung tâm Logistics, các khu công nghiệp như hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, hệ thống kho tàng, bến bãi... nhằm phục vụ cho công tác vận

chuyển các hàng hóa và dịch vụ một cách nhanh chóng và hiệu quả là cần thiết. Tất cả các nguồn tài nguyên cho ngành như cảng, sân bay, cảng thông quan nội địa cần được cải cách nhanh chóng và sắp xếp một cách hợp lí trong một kế hoạch liên hồn, có khả năng tương tác và tác động tương hỗ một cách hiệu quả cao. Nhà nước cần xây dựng và phát triển hệ thống cảng biển, các bến cảng gắn với các vùng kinh tế trọng điểm, các khu công nghiệp, xây dựng các trung tâm Logistics gần các cửa khẩu, sân bay, cảng biển lớn để việc vận chuyển hàng hóa là thuận lợi và chi phí thấp. Trên cơ sở thực hiện những điều như thế thì việc phát triển vận tải cần đảm bảo được đầu tư hiện đại với khả năng và chất lượng ngày càng cao, chi phí thấp và tiết kiệm năng lượng, giảm thiểu các tác động đến mơi trường.

Ngồi ra, việc đầu tư này cũng sẽ làm tăng sức cạnh tranh của vận tải biển để chúng ta có thể mở rộng thị trường vận tải biển trong khu vực và trên thế giới. Việt Nam là nước có những tiềm năng về kinh tế biển rất lớn với đường biển dài từ Bắc chí Nam. Ngồi ra, nước ta cịn có nhiều cảng và vịnh biển, lại nằm trên đường và ngõ giao thương sôi động bậc nhất thế giới nên là điều kiện rất thuận lợi để quy hoạch và xây dựng hệ thống cảng biển và thực hiện các dịch vụ thương mại hàng hải khác. Vận tải biển là lĩnh vực vận chuyển có cước phí rẻ, chun chở được khối lượng lớn nên được xem là lĩnh vực được sử dụng nhiều nhất trong việc vận chuyển hàng hóa. Vì thế, Việt Nam cần đẩy mạnh hơn nữa việc phát triển vận tải biển để có thể phát huy lợi thế so sánh của mình trong điều kiện quốc tế hết sức thuận lợi. Việc phát triển Logistics cần được thực hiện một cách phù hợp, gắn kết với quá trình phát triển hàng hải và đáp ứng yêu cầu vận chuyển hàng hóa được an tồn và có hiệu quả.

Mơi trường kinh doanh đóng một vai trị rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp Logistics nói riêng. Mục tiêu của giải pháp này là nhằm tạo ra một môi trường kĩ thuật thuận lợi cho hoạt động Logistics. Việc hoàn thiện cơ sở vật chất - kĩ thuật đáp ứng các nhu cầu Logistics sẽ giúp cho hoạt động này ngày càng tăng trưởng và phát triển nhanh chóng. Đồng thời với đó là giúp kéo giảm các chi phí Logistics cho các doanh nghiệp và qua đó làm gia tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế. Để nâng cấp cơ sở hạ tầng Logistics thì một số biện pháp cần được thực hiện.

Trước hết, Nhà nước cần có định hướng và thực hiện việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng phục vụ cho lĩnh vực Logistics bao gồm các hệ thống cảng, hệ thống kho bãi, sân bay, đường sá. Để thực hiện các dự án này thì cần các nhà đầu tư trong và ngồi nước đủ năng lực tài chính và khả năng kĩ thuật để có thể thực hiện đúng tiến độ và đạt chất lượng với số vốn tiết kiệm và đạt được hiệu quả cao.

Biện pháp tiếp theo cần thực hiện là đơn giản hóa và khoa học hóa cơ chế quản lý nhằm tránh tình trạng chồng chéo trách nhiệm và quyền hạn giữa các cơ quan quản lí nhà nước dẫn đến tình trạng thiếu trách nhiệm và lãng phí, từ đó làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các dự án. Các hạng mục và cơng trình lớn cần được quản lý một cách có hiệu quả nhằm đạt chất lượng và hoàn thành đúng tiến độ, tránh làm ảnh hưởng đến các nguồn vốn và ngân sách của Nhà nước.

Kế tiếp, cần hạn chế tính độc quyền trong q trình khai thác các hệ thống giao thông. Hiện nay, đối với một số hệ thống giao thơng, Nhà nước vẫn cịn duy trì tình trạng độc quyền nên đã làm giảm động lực phát triển là cạnh tranh. Điều này đã làm cho các hệ thống giao thông này dần dần bị lạc

hậu và không hiệu quả. Do đó, Nhà nước cần mở cửa hơn nữa cho các nhà đầu tư và các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ở trong và ngoài nước được tham gia khai thác và vận hành. Có như thế thì các hệ thống giao thơng lạc hậu như đường sắt mới có thể thu hút thêm các nguồn lực cũng như có động lực để cạnh tranh và phát triển.

+ Tăng cường phát triển hạ tầng và các trung tâm Logistics

Đối với các doanh nghiệp Logistics thì cơ sở hạ tầng là một yếu tố rất quan trọng, có ảnh hưởng đến sự hoạt động hay không hoạt động của các doanh nghiệp này. Cơ sở hạ tầng là cơ sở nền tảng về kĩ thuật để đưa hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng. Sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong những năm vừa qua đã tạo nên một nhu cầu rất to lớn về cơ sở hạ tầng và các dịch vụ giao thơng vận tải. Trong q trình xây dựng cơ sở vật chất và hạ tầng Logistics, Nhà nước cần đóng vai trị là người quản lý, tạo ra khung pháp lí và mơi trường hoạt động cho các doanh nghiệp xây dựng hệ thống hạ tầng Logistics bằng cách đề ra các chính sách thích hợp và xây dựng hệ thống pháp luật. Đối với lĩnh vực cơ sở hạ tầng Logistics, cơ sở hạ tầng giao thông vận tải và hạ tầng CNTT là hai lĩnh vực cần ưu tiên tập trung phát triển. Có thể nói, trong hệ thống Logistics thì hoạt động vận tải là một trong những hoạt động quan trọng nhất và chiếm tỉ trọng lớn chi phí Logistics.

Nhà nước cần có chính sách để đẩy mạnh đầu tư xây cảng nước sâu, cảng vận chuyển, cảng container, cảng nội địa. Mặt khác, cũng cần thực hiện xây dựng nhà ga hàng hóa chuyên dụng với các khu quốc tế theo quy trình nghiệp vụ, thực hiện nâng cấp, hiện đại hóa và xây dựng thêm các kho tàng, bến bãi, trang bị thêm các trang thiết bị xếp dỡ hàng hóa và container ở các điểm giao nhận. Nhà nước cần lên kế hoạch và thực hiện xây dựng các trung tâm logistics tại các vùng kinh tế trọng điểm có kết nối bằng đường sắt với

các cảng biển lớn để tập trung hàng XNK và thành phẩm. Để có thể sớm tạo nên các trung tâm logistics, cần thực hiện bổ sung quy hoạch, xây dựng các cảng biển quốc tế với mạng lưới các trung tâm logistics để thực hiện có hiệu quả các dịch vụ trước và sau cảng.

Đối với hạ tầng CNTT, Nhà nước cần có các chính sách để thúc đẩy và phát triển các công nghệ sử dụng cho hoạt động logistics để thực hiện nhanh chóng các thủ tục khai báo hải quan... Việc tin học hóa và khai thác các lợi điểm của CNTT sẽ giúp cho năng suất lao động được nâng cao, tiết kiệm được chi phí và nâng cao được lợi thế cạnh tranh, tạo nhiều thuận lợi cho các hoạt động thương mại và XNK.

Như vậy, phát triển hạ tầng Logistics trong những năm sắp đến là một trong những bước đột phá chiến lược rất quan trọng. Đây là cơng việc rất có ý nghĩa để Việt Nam có thể hội nhập tốt hơn với các nền kinh tế trong khu vực khi mà Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) được hình thành vào cuối năm 2015. Sự gia tăng lượng và chất của hệ thống cơ sở hạ tầng Logistics Việt Nam sẽ tạo ra những cơ sở kĩ thuật để từ đó giúp Việt Nam có thể tận dụng được các lợi ích từ bối cảnh kinh tế - xã hội trong tương lai.

3.3.1.2. Hiện đại hóa thủ tục hải quan.

Các quy định của Chính phủ rườm rà, khó hiểu và được áp dụng chưa nhất quán: ngành kho vận hiện đang chịu sự quản lý bởi nhiều ban, bộ ngành khác nhau như: Bộ Giao Thông Vận Tải (GTVT), Bộ Công Thương, Tổng Cục Hải Quan Việt Nam, v.v. Do vậy, có rất nhiều luật và quy định phát sinh, kết quả là có nhiều cách hiểu, triển khai, thực thi giữa các địa phương và cán bộ nhà nước. Vì vậy, việc làm thủ tục hải quan xuất, nhập khẩu sẽ mất nhiều thời gian hơn, đội chi phí vận chuyển cho các chủ hàng thụ hưởng 2 trong chuỗi cung ứng và các nhà cung cấp dịch vụ Logistics.

Thực hiện hải quan một cửa, hải quan điện tử, trong đó có việc phát triển mạnh mẽ hình thức đại lý hải quan bằng việc gia tăng số lượng đại lý hải quan và xây dựng chế độ ưu tiên về thủ tục hải quan cho các lô hàng xuất nhập khẩu do đại lý hải quan đứng tên khai, như miễn kiểm hồ sơ và miễn kiểm hàng hóa đối với các tờ khai do đại lý hải quan đứng tên, đóng dấu.

*Tự động hố

Thực hiện tự động hóa thủ tục hải quan ở tất cả các địa bàn trọng điểm, các cửa khẩu quốc tế, quốc gia. Phấn đấu tự động hóa quy trình thủ tục hải quan đối với 95% lượng hàng hóa XNK trên địa bàn cả nước. Tự động hóa cơng tác kiểm tra giám sát Hải quan. Tăng nhanh khả năng thơng quan hàng hóa.

Về khai hải quan: khai hải quan được chủ yếu thực hiện qua mạng tin học. Người làm thủ tục hải quan chủ yếu là các đại lý làm thủ tục hải quan.

Kiểm tra hàng hố: Quy định hình thức kiểm tra, từ cơ sở dữ liệu tập trung tại Tổng cục chỉ đạo cho tồn quốc. Hải quan vùng quyết định hình thức kiểm tra, các điểm thông quan (Chi cục) chỉ thực hiện thông quan. Tỷ lệ kiểm tra thực tế đối với hàng hoá xuất khẩu < 5%, hàng nhập khẩu < 20%, thông quan qua mạng 80%, thông quan bằng hồ sơ 5%, kiểm tra hồ sơ sau đó kết hợp kiểm tra hàng hoá 15%, đối với trường hợp phải kiểm tra thực tế thì chủ yếu kiểm tra bằng máy, cịn kiểm tra thủ cơng (Mở kiểm tồn bộ) 5%.

- Xây dựng 3 Trung tâm phân tích phân loại hàng hố hiện đại và đạt tiêu chuẩn quốc tế có đủ khả năng phân tích được trên 50% các mặt hàng xuất nhập khẩu cần phải giám định; thực hiện mục tiêu hoạt động phân tích, phân loại hàng hóa XNK phải là “cánh tay nối dài” của cơng tác kiểm hóa .

Giám sát hải quan: chủ yếu thực hiện thông qua thiết bị kỹ thuất hiện đại như: camera; hệ thống định vị toàn cầu...

* Tin học hố:

- Hồn thiện hệ thống máy tính nối mạng trong cơ quan Hải quan và giữa cơ quan Hải quan với các cơ quan liên quan; Xây dựng trung tâm tự động hố có hệ thống trang thiết bị máy tính và các thiết bị phụ trợ có khả năng tiếp nhận và xử lý giao dịch điện tử phát sinh từ khâu tiếp nhận lược khai, khai báo hải quan, tính thuế, thu thuế, giải phóng hàng, giám sát cảng và kho; Tin học hóa hỗ trợ cải cách thủ tục hải quan với "môi trường không giấy tờ".

* Xây dựng lực lượng hải quan chính quy

- Về cơ cấu tổ chức: đến năm 2010 hồn thiện mơ hình tổ chức của ngành Hải quan theo nguyên tắc tập trung thống nhất, gồm 3 cấp :Tổng cục Hải quan; Hải quan Vùng; điểm thông quan.

- Về con người: Phải xây dựng lực lượng hải quan là lực lượng hoạt động có tính kỷ luật cao; thành thạo về trình độ nghiệp vụ chuyên môn theo chức trách được phân cơng; hoạt động minh bạch, liêm chính; có trình độ hiểu biết đáp ứng u cầu nhiệm vụ công tác; làm chủ được các trang thiết bị kỹ thuật hiện đại.

* Nội dung hiện đại hóa trang thiết bị nghiệp vụ, cơ sở vật chất của Hải quan

Nâng cao tính năng, tác dụng của trang thiết bị kỹ thuật trong giám sát, kiểm tra hải quan; Tăng cường trang thiết bị phục vụ cho việc kiểm tra hàng hoá xuất nhập khẩu, hành lý của khách xuất nhập cảnh phù hợp với điều kiện thực tiễn của từng địa bàn; Trang bị kỹ thuật đầy đủ cho cán bộ kiểm hoá; Trang bị đồng bộ máy soi hiện đại, quy trình nghiệp vụ hồn chỉnh cho các điểm thơng quan; Hiện đại hóa các trang thiết bị phục vụ hoạt động kiểm sốt chống bn lậu, bn bán hàng cấm và các loại tội phạm mới.

3.3.1.3. Thay đổi thể chế của Nhà nước

Cần có “bàn tay hữu hình” của Nhà nước, thành lập Ủy ban quốc gia Logistics trong giai đoạn hiện nay để gắn kết, thống nhất quản lý, tổ chức thực hiện những chương trình trọng điểm và phối hợp các ngành hiệu quả hơn.

Tái cấu trúc Logistics, khuyến khích áp dụng rộng rãi quản trị chuỗi cung ứng, quản trị Logistics trong các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần, khuyến khích việc thuê ngoài (outsourcing) Logistics, điều chỉnh và bổ sung luật, chính sách nhằm tạo điều kiện phát triển hoạt động dịch vụ Logistics cũng như các doanh nghiệp 3PL trong nước; gỡ bỏ các hạn chế, cản trở để các cơng ty 3PL, 4PL nước ngồi hoạt động thuận lợi hơn; có chính sách hỗ trợ đào tạo các chuyên viên Logistics; triển khai các hệ thống EDI và hệ thống giao dịch không giấy tờ tại các điểm hải quan, cửa khẩu, cải cách hành chánh và minh bạch trong các dịch vụ công…

3.3.1.4. Đào tạo nguồn nhân lực

Hiện nay, nguồn nhân lực trong ngành Logistics vẫn đang còn nhiều yếu kém. Cần chú trọng hơn trong việc đào tạo nguồn nhân lực để phát triển ngành.

+ Chiến lược đào tạo nguồn nhân lực ngành Logistics một mặt nhằm đáp ứng nhanh nhu cầu nhân lực qua đào tạo cho ngành, mặt khác đẩy nhanh chương trình đào tạo các chuyên gia Logistics có kỹ năng ứng dụng và triển khai các thực hành quản trị Logistics và chuỗi cung ứng theo kịp các nước công nghiệp phát triển.

Quá trình nhận thức, xây dựng kỹ năng quản trị, kỹ năng thực hành Logistics cần thời gian và công tác vận động, hướng nghiệp. Nhà nước có chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp, các trường, để đẩy mạnh công tác đào tạo với nhiều hình thức linh hoạt, cung cấp nhân lực đáp ứng cho ngành. Các hiệp hội ngành cần tranh thủ tài trợ, hợp tác đào tạo từ nước ngoài.

3.3.2.Giải pháp với diễn biến của giá dầu

3.3.2.1 Thay đổi trong chính sách thuế.

Nhóm giải pháp nghiêng về phía Nhà nước, bởi Nhà nước là đơn vị chủ động có thể đưa ra những chính sách trong vấn đề này. Giá dầu giảm nhìn chung tác động tích cực đến nền kinh tế trong dài hạn nhưng lại làm thâm hụt một nguồn lớn thu ngân sách. Việt Nam đặt mục tiêu tổng thu ngân sách năm 2015 là 911.100 tỷ đồng (tương đương khoảng 42 tỷ USD). So với dự toán thu ngân sách năm 2014 (782.700 tỷ đồng), dự toán thu ngân sách năm 2015 tăng 16,4%. Trước diễn biến gần đây của giá dầu thế giới, mục tiêu thu ngân

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) phân tích tác động của giá dầu đến giá cổ phiếu của 7 công ty logistics năm 2014 (Trang 61 - 73)