Phân tích tác động của giá dầu đến chỉ số VN_Index và nhóm ngành Logistics

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) phân tích tác động của giá dầu đến giá cổ phiếu của 7 công ty logistics năm 2014 (Trang 31 - 35)

Logistics

Nhìn lại những năm qua, chúng tơi nhận thấy có một mối tương quan nghịch giữa giá dầu và giá cổ phiếu Logistics và thời gian tác động của giá dầu lên giá cổ phiếu là gần như đồng thời. Khi giá dầu ở mức thấp thì nhóm cổ phiếu ngành Logistics tăng trưởng mạnh hơn thị trường (chỉ số VN-Index) và ngược lại. Đặc biệt, chúng tôi nhận thấy ngưỡng tạo ra xu thế diễn biến trái ngược giữa thị trường và nhóm ngành Logistics là mức 100 USD/thùng. Cụ thể, trong các giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2010 và từ tháng 9 năm 2014 đến nay, khi giá dầu dưới mức 100 USD/thùng thì chỉ số giá cổ phiếu ngành Logistics có tốc độ tăng mạnh hơn chỉ số VN-Index. Do vậy, trong khoảng thời gian tới, khi giá dầu khó có thể phục hồi trên 100 USD/thùng thì chúng tơi kỳ vọng nhóm ngành cổ phiếu Logistics sẽ vẫn là ngơi sao mới nổi có khả năng sinh lợi cao hơn mức trung bình của thị trường.

Kể từ tháng 6 đến nay, giá dầu liên tục giảm mạnh, dẫn đến xu hướng đi xuống của giá dầu và các sản phẩm liên quan do cung vượt quá cầu. Giá dầu thô Brent Châu Âu và WTI của Mỹ giao tương lai đã giảm đến mức thấp nhất trong vòng 5 năm qua và lần lượt đạt 60,4 USD/thùng và 55,9 USD/thùng tại ngày 23 tháng 12 năm 2014. Trong khi đó, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ OPEC quyết định giữ mức sản lượng khai thác 30 triệu thùng/ngày đã làm giá dầu tuột dốc. Động thái này đã bắc thang cho dòng cổ phiếu logistics trên tồn thế giới nhờ kỳ vọng chi phí đầu vào giảm, lợi nhuận tăng đột biến, thậm chí đủ để xoay chuyển tình thế ở một số công ty đã thua lỗ nặng trong thời gian giá dầu leo thang trong giai đoạn trước.

Từ đầu năm 2014 đến nay, giá xăng dầu bán lẻ trong nước đã giảm 13 lần với mức giảm tổng cộng là 26,1% và 25,0% lần lượt đối với xăng RON 92

và dầu Diesel 0,25S. Từ khi giá dầu thơ Brent mất mốc 100 USD/thùng, thị trường chứng khốn Việt Nam chứng kiến các mã cổ phiếu logistics với khối lượng giao dịch lớn tạo ra một cơn sóng tăng giá. Cụ thể, tính từ ngày 12/9/2014 đến ngày 23/12/2014, giá dầu đã giảm 38%, tương ứng với mức tăng 14,5% của chỉ số giá cổ phiếu logistics.

Nguồn: Blomberg, dữ liệu tại ngày 23/12/2014

Hình 4: GIÁ DẦU VÀ GIÁ CỔ PHIẾU LOGISTICS

Từ hình, ta nhận thấy rằng ngưỡng đảo chiều xu hướng là tại giá dầu thô ở mức 100USD/ thùng. Trong 6 năm trở lại đây, từ 1/2009 đến 11/2014 đã có hai lần xuất hiện ngưỡng đảo chiều xu hướng tại 2/2011 và 9/2014, cụ thể có các trường hợp xảy ra như sau:

Từ 01/2009 đến 02/2011, giá dầu thô Brent liên tục tăng, làm cho chỉ số giá cổ phiếu Logistics và chỉ số VN-Index cũng tăng theo, tuy nhiên mức tăng không nhiều và mức tăng của cổ phiếu Logistics lớn hơn mức tăng của chỉ số VN-Index. Điều này cho thấy giá dầu tuy tăng nhưng ở mức thấp (<100USD/ thùng) nên vẫn tác động tích cực đến nền kinh tế, khơng ảnh hưởng xấu tới nền kinh tế nói chung và ngành Logistics nói riêng.

Từ 02/2011 đến 9/2014, giá dầu Brent ở mức ổn định, tăng giảm không đáng kể nhưng giữ ở mức cao làm cho giá cổ phiếu ngành Logistics và chỉ số VN-Index đều giảm, tuy nhiên mức giảm của chỉ số cổ phiếu Logistics nhanh hơn mức giảm của chỉ số VN-Index. Giá dầu tăng cao ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ nền kinh tế

Từ 9/2014 đến tháng 11/2014 giá dầu thô Brent liên tục giảm mạnh xuống dưới mức 100USD/thùng làm cho chỉ số giá cổ phiếu Logistics tăng vọt, bên cạnh đó chỉ số VN-Index lại giảm nhẹ. Điều này cho thấy khi giá dầu thơ Brent tăng giá tác động tích cực lên ngành Logistics và tác động hai mặt đến nền kinh tế, có ngành được hưởng lợi và có ngành bị thiệt hại, điều này dẫn đến chỉ số VN-Idex của trung bình thị trường thậm chí khơng tăng mà cịn giảm nhẹ.

*Nghiên cứu về sự biến động của giá cổ phiếu ngành vận tải biển:

Từ năm 1947-2007, ngành vận tải biển trải qua 7 chu kỳ biến động trong đó đỉnh của mỗi chu kỳ kéo dài trung bình 3 năm, đáy của mỗi chu kỳ kéo dài trung bình 5 năm. Ngoại trừ năm 1958, 6/7 chu kỳ suy thoái gần đây giai đoạn đáy kéo dài nhất là 6 năm. Đáy của ngành vận tải biển bắt đầu từ năm 2008 và chúng ta đang ở năm thứ 6 từ 2008. 1 yếu tố lịch sử khác chúng tơi nhận thấy đó là trước khi giá cước vận tải biển tăng cao ln có những sự kiện đặc biệt về kinh tế hoặc chính trị diễn ra (Chiến tranh Hàn Quốc, đóng kinh đào Suez, khủng hoảng dầu mỏ, sự bùng nổ kinh tế Trung Quốc,…). Năm 2014 chứng kiến 2 sự kiện: (1) Sự căng thẳng leo thang trong mối quan hệ giữa Nga với Mỹ và khu vực Châu Âu (yếu tố chính trị), (2) sự sụt giảm mạnh của giá dầu (yếu tố kinh tế). Tổng hợp các yếu tố trên, tôi cho rằng 1 chu kỳ mới với ngành vận tải biển có thể bắt đầu từ năm 2015.

Bảng 2: CHU KỲ CỦA CỔ PHIẾU VẬN TẢI BIỂN Đỉnh Đáy STT Năm bắt đầu Năm kết thúc Độ dài (năm) Năm bắt đầu Năm kết thúc Độ dài (năm) 1 1947 1947 1 1948 1951 4 2 1952 1953 2 1954 1955 2 3 1956 1957 2 1958 1969 12 4 1970 1970 1 1971 1972 2 5 1973 1974 2 1975 1978 4 6 1979 1981 4 1982 1987 6 7 1988 1997 10 1998 2002 5 8 2003 2007 5 Trung bình 3.25 5 Nguồn: BSC tổng hợp

So với đầu năm, cổ phiếu ngành vận tải biển tăng 42,4% trong khi Vn_index tăng 8,1%. Mặc dù KQKD chưa có nhiều cải thiện nhưng các cổ phiếu ngành vận tải biển tiếp tục outperform mạnh so với Index, đặc biệt là có mức tăng giá tốt trong Q4 – đây cũng là đặc điểm về tính mùa vụ của cổ phiếu vận tải biển trong 2 năm gần đây. Các cổ phiếu có mức tăng mạnh là VFR (+198%), VOS (+37%), VTO (+33%).

Nguồn: Blomberg, BSC tổng hợp.

Hình 6: CHỈ SỐ VN_INDEX VÀ CHỈ SỐ GIÁ VẬN TẢI BIỂN

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) phân tích tác động của giá dầu đến giá cổ phiếu của 7 công ty logistics năm 2014 (Trang 31 - 35)