Mơ hình sử dụng trong phân tích

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) phân tích tác động của giá dầu đến giá cổ phiếu của 7 công ty logistics năm 2014 (Trang 37 - 46)

Ta thấy rằng số liệu thu được là cơ sở dữ liệu nhiều chiều (bao gồm số liệu về 7 công ty khác nhau), cơ sở dữ liệu nhiều chiều, số liệu hỗn hợp gồm các quan sát về nhiều biến rút ra qua nhiều thời điểm khác nhau. Gọi là dữ liệu bảng. Trong dữ liệu bảng, cùng một đơn vị chéo nào đó (theo khơng gian) (thí dụ một gia đình hay một doanh nghiệp hay một tiểu bang) được điều tra theo thời gian. Nói ngắn gọn, dữ liệu bảng có qui mơ về thời gian lẫn khơng gian.

Dữ liệu bảng còn được gọi bằng các tên khác, như là dữ liệu gộp chung (gộp chung các quan sát chéo và chuỗi thời gian), là sự kết hợp của dữ liệu chéo và chuỗi thời gian.

Những lợi thế của việc sử dụng dữ liệu bảng:

+ Dữ liệu bảng cung cấp nhiều thông tin hơn, biến thiên hơn, ít có sự đa cộng tuyến giữa các biến số, bậc tự do cao hơn, và hiệu quả hơn.

+ Bằng cách nghiên cứu các dữ liệu chéo một cách lặp đi lặp lại, dữ liệu bảng thực hiện tốt hơn các nghiên cứu về những thay đổi xảy ra liên tục như giá cổ phiếu, giá dầu thế giới,…

+ Cho phép kiểm sốt sự khác biệt khơng quan sát được giữa các thực thể (entities).

+ Cho phép kiểm sốt các biến khơng quan sát được nhưng thay đổi theo thời gian (chính sách quốc gia, thỏa thuận quốc tế).

+ Cho phép nghiên cứu các mơ hình phức tạp, ví dụ như tính kinh tế do quy mơ hay thay đổi cơng nghệ.

Chính về thế chúng ta khơng thể hồi quy mơ hình theo phương pháp bình phương nhỏ nhất thơng thường (OLS) được. Mơ hình hồi quy dựa trên dữ liệu bảng gọi là mơ hình hồi quy dữ liệu bảng (mơ hình panel data).

Tơi xây dựng mơ hình dưới dạng Logarit tuyến tính để đưa các biến về cùng đơn vị, đo lường sự tác động về đơn vị % để giúp chúng ta hình dung rõ hơn về sự tác động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc.

Các biến sử dụng trong mơ hình: *Biến phụ thuộc:

+ DP là chênh lệch giữa giá cổ phiếu của quý này và quý trước + DP = log(P1) – log(P0)

*Các biến độc lập:

+ LPt-1 là logarit giá cổ phiếu của quý trước: LPt-1 = log(Pt-1)

+ DOP là chênh lệch giá dầu thế giới quý này và quý trước được tính bằng: DOP = log(OP1) – log(OP0).

+ DVNI là chênh lệch giữa chỉ số VN-Index kỳ này và kỳ trước, được tính bằng: DVNI = log(VNI1) – log(VNI0)

*Mơ hình được xây dựng như sau:

DPt = β0 + β1 LPt-1 + β2 DOPt + β3 DVNIt + Ut

Khi dự đoán giá cổ phiếu trước tác động của giá cổ phiếu trung bình của quý sau dưới sự tác động của giá dầu, giá cổ phiếu quý trước và chỉ số VN-Index ta có:

DPt+1 = β0 + β1 LPt + β2 DOPt+1 + β3 DVNIt+1

Log(Pt+1) – log(Pt) = β0 + β1 LPt+ β2 DOPt+1 + β3 DVNIt+1  Log(Pt+1) = β0 + (1+ β1 ) LPt + β2 DOPt+1 + β3 DVNIt+1

2.3.3.Mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập trong mơ hình

2.3.3.1. Tác động của giá dầu thơ thế giới lên giá cổ phiếu cơng ty Logistics

Trong q trình hoạt động của các cơng ty Logistics, chi phí nhiên liệu (xăng, dầu) ln chiếm từ 50-70% trong tổng chi phí. Vì vậy, giá dầu tác động đến kết quả kinh doanh của công ty, dẫn đến giá cổ phiếu của cơng ty cũng vì thế mà chịu tác động. Tuy nhiên sự tác động của giá dầu lên các phân khúc của ngành Logistics là khác nhau:

*Khai thác cảng:

Chi phí nhiên liệu thường chiếm tỷ trọng 30% đến 40% trong tổng chi phí trong trường hợp cơng ty sử dụng thiết bị cũ như CTCP Cảng Hải Phịng,

đơn vị vừa mới chuyển đổi thành cơng ty cổ phần từ tháng 7 năm 2014 sau phiên bán đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng vào tháng 5 năm 2014.

Tuy nhiên, theo xu hướng hiện nay thì các cảng hầu hết đều chuyển qua sử dụng các thiết bị chạy bằng điện, như CTCP Cảng Đoạn Xá (DXP - HNX) và CTCP Container Việt Nam (VSC – HSX), với chi phí nhiên liệu chỉ chiếm 7% -8% trong chi phí giá vốn. Do đó, mặc dù giá nhiên liệu giảm mạnh, biên lãi gộp của các công ty này chỉ tăng nhẹ và tác động là không đáng kể. Mối lo ngại lớn nhất của các cảng này là các thông báo tăng giá điện từ Tập đồn Điện lực Việt Nam (EVN). Gần đây, có thơng tin cho rằng EVN đang trình chính phủ cho phép tăng giá điện khoảng 9,5% vào quý 1 năm 2015. Mặc dù thơng tin này chưa được xác nhận và cịn đang gây tranh cãi, các nhà đầu tư cần phải cẩn trọng xem xét giá điện khi đầu tư vào các công ty cảng. Các cổ phiếu có vốn hóa lớn trong phân khúc khai thác cảng là VSC, DVP…

(Nguồn:Eview)

Hình 7 : TĂNG TRƯỞNG GIÁ DẦU VÀ GIÁ CỔ PHIẾU KHAI THÁC CẢNG SO VỚI Q1-2013

Nhìn vào biểu đồ ta thấy cổ phiếu phân khúc này ít chịu tác động của biến động giá dầu. Có lúc biến động cùng chiều, có lúc lại ngược chiều.

*Vận tải biển dầu khí: Trên phương diện cung và cầu, việc giá dầu giảm sẽ đẩy mạnh nhu cầu vận chuyển dầu khí, dẫn đến doanh thu tăng trong những tháng cuối năm 2014 và tiếp tục trong năm 2015. Do đó làm cho giá cổ phiếu của cơng ty cũng tăng theo.

Nhóm những cơng ty vận tải dầu khí trên sàn bao gồm 5 cơng ty: Tổng CTCP Vận tải Dầu khí (PVT – HSX), CTCP Vận tải Sản phẩm Khí Quốc tế (GSP – HSX), CTCP Vận tải Xăng dầu VIPCO (VIP – HSX), CTCP Vận tải Xăng dầu VITACO (VTO – HSX) và CTCP Vận tải Xăng dầu Đường thuỷ Petrolimex (PJT – HSX). Các cơng ty này hầu hết đều có tỷ lệ tàu cho thuê tàu định hạn hoặc thuê tàu trần cao, có nghĩa là cơng ty chịu ảnh hưởng rất ít khi có sự biến động về giá dầu, mà phần nhiều chịu ảnh hưởng bởi nhu cầu vận chuyển dầu. Trong thời điểm giá dầu xuống, nhu cầu tiêu thụ dầu của các nước Châu Á, đặc biệt là Trung Quốc tăng lên đáng kể. Do đó, các tàu chạy tuyến Châu Á sẽ được hưởng lợi rõ ràng.

Đối với các công ty chạy tuyến nội địa,với sức ép từ giá dầu giảm,Tập đồn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PetroVietnam) phải tăng sản lượng dầu khai thác để bù lại phần doanh thu giảm. Theo thơng tin mới nhất, tính đến ngày 9/12/2014, PetroVietnam đã hoàn thành kế hoạch khai thác cả năm là 14,4 triệu tấn dầu thơ và 9,5 tỷ mét khối khí. Đến cuối năm 2014, cơng ty dự kiến sẽ khai thác thêm khoảng 1 triệu tấn dầu và khoảng 0,5 tỷ mét khối khí so với kế hoạch.

Về phía tiêu thụ nhiên liệu, do Việt Nam là nước nhập siêu các sản phẩm xăng dầu, việc giá dầu giảm sẽ giúp người dân Việt Nam sử dụng nhiều xăng và khí đốt hơn, kéo theo nhu cầu nhập khẩu dầu tăng cũng như nhu cầu vận chuyển dầu khí tăng theo. Vì thế, đứng cả trên góc độ cung hay cầu thì việc vận chuyển dầu khí chắc chắn sẽ được hưởng lợi. Do đó, chúng tôi kỳ vọng trong tháng cuối năm 2014 và cả năm 2015, các cơng ty vận tải dầu khí

trên sàn sẽ có kết quả kinh doanh khả quan hơn nhờ sản lượng vận chuyển tăng mạnh.

Nguồn: Eview

Hình 8: TĂNG TRƯỞNG CỦA GIÁ DẦU VÀ GIÁ CỔ PHIẾU VẬN TẢI BIỂN-DẦU KHÍ SO VỚI Q1-2013

Nhìn vào biểu đồ ta thấy các công ty trong phân khúc này chịu ảnh hưởng lớn từ sự biến động của giá dầu. Giá dầu tăng làm giá cổ phiếu công ty cũng tăng lên đáng kể và ngược lại (tương quan nghịch). Có nghĩa là khi giá dầu giảm làm cho giá cổ phiếu công ty tăng lên và khi giá dầu tăng lên sẽ làm cho giá cổ phiếu của công ty giảm xuống.

*Vận tải hàng rời và container: Đây là nhóm được hưởng lợi nhiều nhất do chi phí nhiên liệu thường chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí. Việc giá dầu giảm sẽ giúp tăng biên lãi gộp và đem lại lợi nhuận cho các công ty đang thua lỗ như Vosco (VOS), Vinaship (VNA), làm cho giá trị công ty tăng lên (giá cổ phiếu tăng). Các cơng ty vận tải hàng rời và container là nhóm được hưởng lợi nhiều nhất từ giá dầu giảm bao gồm: CTCP Đại lý Liên Hiệp và Vận chuyển (GMD – HSX), CTCP Vận tải biển Việt Nam (VOS – HSX),

CTCP Vận tải và Thuê tàu biển Việt Nam (VST – HSX), CTCP Vận tải biển Vinaship (VNA – HSX), v.v. Những công ty này đều có tỷ lệ tàu chạy chuyến tuyến cao, tức là cơng ty phải chịu tồn bộ chi phí nhiên liệu.

Ví dụ trong trường hợp của VOS, hiện 17 trên 20 tàu của công ty chạy chuyến tuyến, dẫn đến chi phí nhiên liệu chiếm khoảng 40% tổng chi phí và 50% doanh thu vận tải. Trong những năm trước, VOS đã phải trầy trật duy trì hoạt động khi chi phí thì tăng mạnh theo giá dầu. Thực tế, cơng ty đã ghi nhận lỗ trong hai năm liên tiếp 2012 và 2013 do mảng vận tải kinh doanh thua lỗ. Tuy nhiên, giá dầu giảm trong những tháng cuối năm chưa thể giúp công ty hết lỗ trong 9 tháng đầu năm 2014, nên công ty vẫn phải tái cơ cấu, bán những tàu thiếu hiệu quả và già cỗi và tái cơ cấu lại các khoản vay nợ để giảm chi phí lãi vay.

Một ví dụ điển hình khác là GMD, mảng vận tải thuỷ chiếm phần lớn trong mảng Logistics. Trong khi các hoạt động Logistics khác như: cho thuê kho, vận tải đường bộ, dịch vụ logistics ba bên (3PL), v.v. có biên lợi nhuận gộp lớn thì mảng vận tải thuỷ vẫn ì ạch gắng gượng khi bối cảnh tồn cầu khó khăn. Do các tàu của GMD hầu như đều chạy chuyến tuyến nên giá dầu giảm sẽ là cú huých cho biên lợi nhuận gộp của mảng này và giúp GMD sinh lợi nhiều hơn. Trong dài hạn, giá cước vận tải sẽ được điều chỉnh theo xu hướng giảm giá dầu. Tuy nhiên, vì mặt bằng giá cước chung vẫn đang thấp do ngành vận tải biển ở Việt Nam vẫn đang gặp khó khăn, thì trước mắt lợi ích từ chi phí đầu vào giảm là rất lớn. Thêm vào đó, thời điểm cuối năm thường là lúc các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá cũng như lượng hàng hoá nội địa tiêu thụ nhiều hơn, do đó nhu cầu vận chuyển hàng hoá sẽ tăng. Kết hợp với yếu tố chi phí giảm, chúng tơi kỳ vọng kết quả kinh doanh của nhóm các cơng ty này là khả quan cho thời điểm cuối năm.

Nguồn: Eview

Hình 9: TĂNG TRƯỞNG GIÁ CỔ PHIẾU VẬN TẢI HÀNG RỜI- CONTAINER VỚI Q1-2013 (%)

Nhìn vào biểu đồ nhận thấy rằng giá dầu tác động ngược chiều đến các công ty vận tải hàng rời và container. Trong năm 2014, giá dầu giảm mạnh, các công ty trong phân khúc này được hưởng lợi nhiều nhất trong ngành Logistics với mức giá tăng đáng kể.

*Ngành dịch vụ:

Có thể nói đây cũng là ngành được hưởng lợi lớn từ việc giá dầu giảm xuống trong năm 2014. Ngành dịch vụ Logistics có khả năng cung cấp dịch vụ vận tải vừa nội địa và quốc tế và đa phương thức, bao gồm đường biển, đường không, đường bộ, đường sắt và đường thuỷ. Chi phi nhiên liệu xăng, dầu trong quá trình vận chuyển là rất lớn, chiếm từ 50-70% tổng chi phí, do vậy khi giá dầu thơ giảm sẽ giảm chi phí nhiên liệu dẫn đến tăng doanh thu và biên lợi nhuận => Giá trị cổ phiếu của công ty trên thị trường chứng khốn cũng tăng lên. Cơng ty dịch vụ Logistics hàng đầu ở Việt Nam SAFI- mã

Nguồn: Eview

Hình 10: TĂNG TRƯỞNG GIÁ DẦU VÀ GIÁ CỔ PHIẾU NGÀNH DỊCH VỤ SO VỚI Q1-2013 (%)

Nhìn vào biểu đồ ta nhận thấy giá cổ phiếu SFI và giá dầu có mối tương quan nghịch với nhau, có nghĩa là khi giá dầu giảm thì giá cổ phiếu công ty tăng mạnh và ngược lại.

2.3.3.2. Tác động của VN-Index lên cổ phiếu công ty

VN_Index là chỉ số giá cổ phiếu trung bình của tồn thị trường, thể hiện sự biến động cổ phiếu của tồn thị trường, được tính bằng phương pháp bình qn gia quyền, thể hiện sự biến động giá cổ phiếu so với kỳ trước.

VN_Index phản ánh tình hình chung của tồn bộ thị trường chứng khoán, cho biết thị trường đang đi lên hay đi xuống. Cổ phiếu các công ty Logistics cũng là 1 phần của thị trường chứng khoán cho nên cũng chịu tác động của biến động trên thị trường. Dưới đây là biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa VN-Index và giá cổ phiếu công ty Logistics:

Nguồn: Eview

Nhìn vào hình ta thấy, khi chỉ số VN_Index tăng thì giá cổ phiếu cơng ty Logistics cũng tăng lên và ngược lại. Có nghĩa khi thị trường chứng khốn phát triển sẽ làm giá chứng khoán tăng lên và ngược lại

2.3.3.4. Tác động của giá cổ phiếu quý trước lên giá cổ phiếu quý sau:

Giá cổ phiếu quý trước tác động ngược chiều lên giá cổ phiếu quý sau, là do tâm lý nhà đầu tư luôn kỳ vọng vào sự tăng giá của cổ phiếu dẫn đến khi giá cổ phiếu q trước có giảm thì nhà đầu tư vẫn đầu tư vào cổ phiếu nên giá cổ phiếu quý sau sẽ tăng. Mặt khác khi giá cổ phiếu quý trước giảm, dẫn đến việc bán ra đồng loạt, đến khi có dấu hiệu phục hồi các nhà đầu tư sẽ đồng loạt mua vào và đẩy giá lên cao. Ngồi ra cịn cái yếu tố khơng hồn hảo của thông tin trên thị trường, gây lũng đoạn thì trường dẫn đến khi giá cổ phiếu quý trước tăng lên cao so với kỳ vọng thì giá cổ phiếu quý sau sẽ được điều chỉnh giảm để phù hợp với kỳ vọng của nhà đầu tư và ngược lại. Đây được gọi là chu kỳ giá của cổ phiếu.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) phân tích tác động của giá dầu đến giá cổ phiếu của 7 công ty logistics năm 2014 (Trang 37 - 46)