thông Lạng Sơn:
Chi NSNN bao gồm nhiều nội dung chi liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau. Chi NSNN cho giáo dục THPT chỉ là một phần trong tổng chi nói chung, nhưng nó lại chiếm tỷ trọng lớn và có ý nghĩa đối với sự phát triển KT-XH cuả tỉnh. Vì vậy việc tăng cường nguồn lực đầu tư cho giáo dục THPT là rất cần thiết. Đặc biệt trong điều kiện hiện nay khi quy mô trường, lớp mở rộng, số lượnghọc sinh đơng thì nhu cầu đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dụng cụ... phục vụ cho giáo dục ngày càng lớn.
Để giải quyết vấn đề này Lạng Sơn cần phải có giải pháp đồng bộ và đầy đủ cụ thể như sau:
Một là: đa dạng hoá các nguồn vốn đầu tư cho giáo dục bằng cách đa
dạng hố các loại hình giáo dục; phát triển các trường bán cơng, dân lập. Cần có chính sách khuyến khích để từng bước chuyển một số đủ lớn các trường, lớp sang bán công, dân lập. Các giáo viên từ trường công chuyển sang bán công vẫn thuộc biên chế Nhà Nước và được hưởng mọi quyền lợi về phúc lợi công cộng, bảo hiểm xã hội.
Hai là: Khoản thu học phí của học sinh được phép giữ lại trường coi
như là một khoản kinh phí Nhà Nước cấp cho các trường THPT để thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động giáo dục. Ngồi các khoản miễn giảm học phí đối với các đối tượng thuộc diện chính sách, thì Lạng Sơn cần phải từng bước nâng dần mức học phí cho phù hợp với sự phân tầng thu nhập trong xã hội.
Ba là: Thành lập các quỹ hỗ trợ phát triển giáo dục.
Khuyến khích các tổ chức và các cá nhân lập các quỹ khuyến học, quỹ tài năng, quỹ học đường. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các cá nhân, các tổ chức trong và ngồi nước đóng góp cho sự phát triển của giáo
Các cơng trình giáo dục được xây dựng bằng tiền ủng hộ của các cá nhân và tổ chức được Nhà Nước ghi nhận bằng hình thức phù hợp theo yêu cầu của cá nhân hoặc tổ chức tài trợ.
Bốn là:Tạo điều kiện cho các tổ chức quốc tế, các nước hợp tác để xây
dựng nền giáo dục toàn diện, tranh thủ sự giúp đỡ, viện trợ các nước, các tổ chức quốc tế để bổ sung chi cho giáo dục-đào tạo nói chung và THPT nói riêng.
Năm là: Cần tiếp tục phát huy truyền thống hiéu học và tự học của dân
tộc, tạo được một phong trào quần chúng làm cho mọi tổ chức xã hội, doanh nghiệp, cộng đồng, mọi người, mọi gia đình đều tích cực tham gia đóng góp về nhân tài, nhân lực và vật lực cho sự nghiệp giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, chăm sóc và giáo dục thế hệ trẻ.