.Đối với nền kinh tế

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần tiên phong chi nhánh thăng long (Trang 35 - 38)

Hoạt động huy động vốn của NHTM đã góp phần thực hiện chính sách tiền tệ, kiềm chế lạm phát. Kinh nghiệm ở các nước phát triển cho thấy: để ổn định tiền tệ, kiềm chế lạm phát, Nhà nước phải sử dụng đồng bộ các giải pháp về kinh tế, tài chính, tiền tệ và một trong những biện pháp hữu hiệu là không ngừng tăng cường vốn trong nền kinh tế nhất là nguồn vốn huy động của hệ thống NHTM. Thông qua các nghiệp vụ: nhận tiền gửi, phát hành giấy tờ có giá, đi vay… ngân hàng đã huy động được một lượng vốn khá lớn trong nền kinh tế, giúp giảm lượng tiền mặt lưu thơng, qua đó góp phần giảm áp lực tăng giá cả từ đó giúp ổn định giá trị đồng nội tệ.

Thông qua nghiệp vụ huy động vốn sẽ giúp huy động các nguồn vốn nhỏ lẻ trong xã hội phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế quốc dân. bởi lẽ, nó khuyến khích dân cư, tổ chức kinh tế tăng cường tiết kiệm, tích lũy tiêu dùng từ đó tăng nguồn nội lực cho quốc gia tạo đà tăng trưởng kinh tế. Đồng thời mang lại cho họ một khoản thu nhập từ lãi, qua đó góp phần ổn định, nâng cao đời sống cho người gửi tiền, kích thích tiêu dùng làm tăng sức mua của xã hội.

Hơn nữa nguồn vốn huy động là cơ sở cho các khoản vay mà từ đó các dự án khả thi được thực hiện khiến cho các ngành nghề mới được ra đời, các doanh nghiệp mở rộng thêm SXKD tạo thêm công ăn việc làm giúp tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người lao động.

Ngoài ra qua nghiệp vụ phát hành GTCG, NHTM đã tạo thêm hàng hóa cho thị trường vốn, thúc đẩy thị trường tài chính, tiền tệ phát triển.

KẾT LUẬN:

Trong nền kinh tế thị trường mở cửa như hiện nay, nguồn vốn có vai trị vơ cùng quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của các ngân hàng cũng như sự phát triển kinh tế- xã hội của một đất nước. Bài toán đặt ra cho các ngân hàng là làm sao để duy trì và phát triển nguồn vốn bền vững, phù hợp với đặc thù của ngân hàng cũng như tình hình biến động của nền kinh tế, và làm sao để tối đa hóa lợi nhuận từ những đồng vốn đó, khơng để vốn chết hay bị thua lỗ trong kinh doanh. Điều này phụ thuộc không những vào những yếu tố chủ quan của chính ngân hàng mà cịn phụ thuộc vào chính sách của các cấp quản lý cũng như xu thế biến động nền kinh tế nói chung. Nâng cao hiệu quả huy động vốn sẽ giúp ngân hàng có những bước đi vững chãi, giảm thiểu rủi ro và góp phần tối đa hóa lợi nhuận cho ngân hàng. Trong chương tiếp theo,em xin trình bày về thực trạng tình hình huy động vốn tại ngân hàng TMCP Tiên Phong chi nhánh Thăng Long dựa trên những số liệu em thu thập được trong thời gian thực tập tại chi nhánh.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP TIÊN PHONG CHI NHÁNH THĂNG LONG.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần tiên phong chi nhánh thăng long (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)