.Cơ cấu vốn huy động

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần tiên phong chi nhánh thăng long (Trang 57 - 66)

BẢNG 2.5. CƠ CẤU VỐN HUY ĐỘNG THEO KỲ HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP TIÊN PHONG CHI NHÁNH THĂNG LONG. (Đơn vị tính: triệu đồng) Các chỉ tiêu huy động vốn 31/12/2013 31/12/2014 31/12/2015

Số tiền So với 2013 Số tiền So với 2014

Số tiền +- (%) +- (%)

Tổng nguồn vốn 575.519 702.294 126.775 22,03% 795.429 93.135 13,26% Tiền gửi không kỳ hạn 55.018 76.265 21.247 38,62% 87.152 10.887 14,26% Tiền gửi <12 tháng 78.815 101.184 22.369 28,38% 108.561 7.377 7,30% Tiền gửi trên 12 tháng 441.686 524.845 83.159 18,83% 599.716 74.871 14,26%

TGKKH / NV 9,56% 10,85% 10,95% TG <12 tháng/NV 13,69% 14,40% 13,65% Tiền gửi>12 tháng/NV 76,75% 74,75% 75,4%

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 0 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000 Tiền gửi KKH Tiền gửi <12 tháng Tiền gửi > 12 tháng

(Nguồn số liệu: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2013, 2014, 2015)

HÌNH 2.1. CƠ CẤU HUY ĐỘNG VỐN THEO THỜI HẠN Từ bảng số liệu và biểu đồ trên ta thấy:

 Huy động vốn tiền gửi khơng kỳ hạn có sự tăng trưởng rõ rệt cả về quy

mơ và tỷ trọng: Năm 2013 đạt 55.018trđ chiếm 9,56% tổng vốn huy động, năm 2014 đạt 76.265trđ chiếm 10,85% tổng vốn huy động, năm 2015 đạt 87.152trđ chiếm 10,96% tổng vốn huy động.

Huy động vốn tiền gửi kỳ hạn <12 tháng năm 2013 đạt 78.815trđ chiếm

13,69% tổng vốn huy động, năm 2014 đạt 101.184trđ đạt 14,40% tổng vốn huy động, năm 2015 đạt 108.561trđ trđ chiếm 13,65% tổng vốn huy động.

Huy động vốn tiền gửi kỳ hạn >12 tháng chiếm tỷ trọng cao nhất trong

tổng nguồn vốn huy động và tăng trưởng cao trong thời gian vừa qua: Năm 2013 đạt 441.686trđ chiếm 76,75% tổng vốn huy động, năm 2014 đạt 524.845trđ chiếm 74,73% tổng vốn huy động, năm 2015 đạt 599.716trđ chiếm 75,39% tổng vốn huy động.

Như vậy, nguổn vốn huy động chủ yếu tập trung ở vốn tiền gửi kỳ hạn trên 12 tháng với tỷ trọng trên 70% tổng nguồn vốn huy động. Đây là nguồn vốn chủ yếu để ngân hàng cho vay nền kinh tế, nguồn sinh lời chủ chốt của mọi ngân hàng , đồng thời cũng là nguồn để đầu tư khác của ngân hàng.. Chính vì vậy, đây là thành quả của chi nhánh kết tinh từ tinh thần và nỗ lực của cán bộ nhân viên chi nhánh Thăng Long. Mặc dù vậy, chi phí huy động vốn dài hạn khá cao, để cạnh tranh với các ngân hàng khác, ngân hàng cần có chính sách cho vay linh hoạt, phù hợp với các đối tượng khách hàng.

Đứng thứ hai là nguồn vốn tiền gửi huy động kỳ hạn <12 tháng với tỷ lệ trên 10%, năm 2015, nguồn này tăng 7.377 trđ so với năm 2014 tương đương 7,30%. Đây là nguồn vốn ngân hàng dùng cho các khoản vay và đầu tư ngắn hạn, dễ dàng thu hồi và luân chuyển vốn, tạo điều kiện dễ hơn cho ngân hàng trong việc quản lý dòng vốn. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn này lại nhỏ hơn tốc độ tăng trưởng của dư nợ ngắn hạn (26,32%), cho thấy sự mất cân đối trong cơ cấu vốn huy động của chi nhánh, bởi chi phí huy động của nguồn dài hạn cao hơn nguồn ngắn hạn, khi nguồn ngắn hạn không đủ để cho vay ngắn hạn thì sẽ gây lỗ cho chi nhánh.

Cuối cùng là nguồn vốn huy động không thời hạn. Ngân hàng sử dụng nguồn này với mục đích thanh tốn, thường khơng được dùng để cho vay. Tỷ trọng nguồn này trong tổng nguồn vốn năm 2015 là 10,95% cao nhất trong các năm trở lại đây. Nguồn vốn này đảm bảo cho hoạt động thanh toán của ngân hàng, chi phí huy động lại khá thấp, chủ yếu đến từ nguồn tài khoản thanh toán của các doanh nghiệp, nhưng lại khơng thể cho vay được bởi nó khơng có thời hạn xác định nhất định, nếu cho vay sẽ mang lại rủi ro cho ngân hàng. Do đó, mỗi ngân hàng cần có kế hoạch huy động và sử dụng vốn cho hiệu quả nhằm tối đa hóa lợi nhuận.

2.2.2.2. Cơ cấu vốn huy động phân theo thành phần kinh tế.

BẢNG 2.6. CƠ CẤU VỐN HUY ĐỘNG THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ

(Đơn vị tính: triệu đồng) Chỉ tiêu 31/12/2013 31/12/2014 31/12/2015 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) So với 2013 Số tiền Tỷ trọng (%) So với 2014 +- (%) +- (%) Tổng nguồn vốn huy động 575.519 100% 702.294 100% 126.775 22,03% 795.429 100% 93.135 13,26 % Nguồn dân cư 380.651 66,14% 429.801 61,20% 49.150 12,91% 453.483 57,05% 24.042 5,59% Nguồn các tổ

chức

194.868 33,96% 272.493 38,80% 77.625 39,83% 341.586 42,95% 69.093 25,36 %

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 350,000

Nguồn dân cư Nguồn các tổ chức

(Nguồn số liệu: báo cáo kết quả kinh doanh 2013, 2014, 2015)

HÌNH 2.2. CƠ CẤU VỐN HUY ĐỘNG THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ

Qua bảng số liệu và biểu đồ trên ta thấy:

Nguồn tiền gửi từ dân cư chiếm đa số trong tổng nguồn tiền gửi theo thành phần kinh tế:

+Năm 2013, nguồn tiền gửi dân cư đạt 380.651trđ chiếm 66,14% tổng nguồn huy động. Năm 2014, nguồn này đạt 429.851trđ chiếm 61,20% tổng nguồn vốn và tăng 49.150trđ so với năm 2013, tương đương tỷ lệ tăng 12,91%. Năm 2015, nguồn dân cư đạt 453.843trđ chiếm 57,05% tổng nguồn vốn và tăng 24.042trđ so với năm 2014, tương đương tỷ lệ tăng 5,59%.

Nguồn huy động từ các tổ chức chiếm tỷ lệ ít hơn đứng sau nguồn từ dân cư, đây là nguồn tiền chủ chốt đáp ứng nhu cầu thanh toán của ngân hàng. +Năm 2013, nguồn tiền gửi tổ chức đạt 194.868trđ chiếm 33,96%

tổng nguồn vốn và tăng 77.625trđ so với năm 2013, tương đương tỷ lệ tăng 39,83%. Năm 2015, nguồn này đạt 341.586trđ chiếm 42,95% tổng tiền gửi và tăng 69.093trđ so với năm 2014, tương đương tỷ lệ tăng 25,36%.

Như vậy xét theo thành phần kinh tế, nguồn huy động từ dân cư và tổ chức đều có xu hướng tăng lên với tỷ lệ khá cao. Trong giai đoạn 2013-2014, nên kinh tế bất ổn định, các doanh nghiệp khó khăn trong mở rộng sản xuất, dân cư e dè việc gửi tiết kiêm ngân hàng tuy nhiên chi nhánh vẫn đạt được những kết quả rất khả quan. Tuy nhiên chi nhánh cần thực hiện tốt hơn nữa để đạt được những con số cao hơn phù hợp với quy mô địa bàn đang quản lý.

2.2.2.2.Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền.

Ngoài nguồn huy động từ nội tệ, thì nguồn ngoại tệ đóng vai trị rất quan trọng xuất phát từ xu thế thị trường và sự cạnh tranh giữa các ngân hàng về phí dịch vụ liên quan đến thanh toán quốc tế. Dưới đây là kết quả huy động vốn phân theo loại tiền của chi nhánh trong vài năm gần đây:

BẢNG 2.7.CƠ CẤU VỒN HUY ĐỘNG THEO LOẠI TIỀN (Đơn vị tính: triệu đồng) Chỉ tiêu 31/12/2013 31/12/2014 31/12/2015 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) So với 2013 Số tiền Tỷ trọng (%) So với 2014 +- (%) +- (%) Tổng nguồn vốn huy động 575.519 100% 702.294 100% 126.775 22,03% 795.429 100% 93.135 13,26% Nội tệ 529.470 92,00% 615.018 87,57% 85.548 16,16% 739.748 93,00% 124.730 20,28% Ngoại tệ quy đổi 46.049 8,00% 87.276 12,43% 41.227 89,53% 55.682 7,00% -31.594 -36,20

%

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 0 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000 700,000 800,000 Nội tệ Ngoại tệ

(Nguồn số liệu: Báo cáo kết quả kinh doanh 2013, 2014, 2015) HÌNH 2.3.CƠ CẤU VỐN HUY ĐỘNG THEO LOẠI TIỀN

Qua bảng và biểu đồ trên ta thấy: Nguồn huy động của chi nhánh chủ yếu đến từ đồng nội tệ và có xu hướng tăng đều trong vài năm qua. Cụ thể: Năm 2013 chi nhánh huy động được 529.470 triệu VND chiếm 92,00% tổng vốn huy động. Năm 2014 con số này là 615.018 triệu VND tăng hơn năm 2013 85.548 triệu VND, tương đương tỷ lệ tăng 16,16%. Năm 2015, tổng số VND huy động được là 739.748 triệu, tăng 83.153 triệu so với năm 2014 tương đương tỷ lệ tăng 20,28%. Đồng nội tệ là đồng tiền phổ biến trong giao dịch và là đồng tiền tệ chủ chốt để huy động từ nền kinh tế. Dẫu vậy, để khai thác được hết lượng tiền tệ nhàn rỗi không phải là điều dễ dàng.

Về ngoại tệ, đây không phải là thế mạnh của Tienphongbank. Năm 2013, chi nhánh huy động được 46.049trđ ngoại tệ quy đồi (chiếm 8,00% tổng vốn huy động) , năm 2014, số ngoại tệ huy động được tương đương với 87.276 trđ tăng thêm 89,53% so với năm trước. Năm 2015 nguồn ngoại tệ huy động đạt 55.682trđ giảm 31.594 trđ so với năm 2014, tương đương tỷ lệ giảm 16,56%.

2.3.Đánh giá thực trạng huy động vốn của ngân hàng TMCP Tiên Phong chi nhánh Thăng Long.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần tiên phong chi nhánh thăng long (Trang 57 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)