2.2 Thực trạng XKLĐ của Việt Nam tại khu vực Châ uÁ trong thời kỳ hội nhập
2.2.1 Khái quát về thị trường lao động Châu Á
Về mặt địa lý:
Các nước này ở gần Việt Nam, lại có sự tương đồng về khí hậu, phong tục tập quán, phong cách sống, màu da... Các nước trong khu vực Châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan,... đã và đang nhập lao động Việt Nan trong nhiều lĩnh vực, dưới nhiều hình thức. Đồng thời, họ cũng nhận lao động các nước khác như Trung Quốc, Philippines, Thái Lan,... cho nên sự cạnh tranh giữa các nước xuất khẩu với nhau cũng là một vấn đề cần được lưu tâm. Các nước XKLĐ đều phát huy hết lợi thế của mình khiến cho hình thức và cách tiến hành XKLĐ hết sức phong phú và đa dạng.
Một số nước u cầu nhập khẩu lao động có trình độ cao, một số nước lại có nhu cầu sử dụng lao động dịch vụ, nhất là lao động nữ để giúp việc gia đình, lao động giản đơn... Một số nước Châu Á vừa có chính sách nhập khẩu và XKLĐ, nhập lao động của nước này và lại xuất lao động của mình sang nước khác, tạo nên thị trường lao động vơ cùng sơi động và cũng có nhiều vấn đề được phát sinh. Ví dụ như Thái Lan cho phép hàng chục ngàn dân Myanmar sang làm thuê cho nông
dân Thái Lan, trong khi đó nơng dân Thái Lan lại tràn vào thành phố tìm việc, cịn dân thành thị lại đi tìm việc ở nước ngồi với mức thu nhập cao hơn. Nhiều sinh viên, thanh niên Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan sang Mỹ, Australia, New Zeland để du học và tìm việc trong khi đất nước họ lại tiếp nhận nhiều lao động các nước khác đến làm việc, hay như Malaysia xuất lao động của mình sang các nước khác như Đài Loan và lại nhận lao động Việt Nam vào làm việc tại nước mình.
Những nước nhận lao động ở Châu Á hầu hết đều có chung một số đặc điểm như sau:
Nhiều quốc gia đã chuyển đầu tư tư bản sang các nước kém phát triển hơn để sử dụng nhân công nước được đầu tư với giá rẻ hơn.
Do đổi mới công nghệ và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhiều quốc gia có nhu cầu sử dụng lao động trình độ chun mơn cao và giảm quy mô sử dụng lao động giản đơn, trình độ chun mơn thấp.
Cùng với sự khan hiếm nhân lực lao động phổ thông (lao động chân tay) ở các nước phát triển thì nhu cầu về sỹ quan, thuyền viên trên các tàu vận tải có xu hướng tăng, nhất là đối với lực lượng sỹ quan có tỷ lệ cao hơn lực lượng thuyền viên vận tải.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu lao động dịch vụ tăng cao so với khu vực sản xuất nên xu hướng sử dụng lao động dịch vụ nước ngoài gia tăng ở nhiều nước và chủ yếu là sử dụng lao động nữ, trước hết là trong công việc dịch vụ gia đình, y tá, chăm sóc người gài tại gia đình và các trung tâm xã hội.
Sự tiến bộ của công nghệ thông tin làm cho các nước có nhu cầu lao động và các nước XKLĐ đều nhanh chóng lựa chọn được đối tác. Đồng thời, với sự gia tăng nhanh số lượng các nước XKLĐ trong những năm gần đây đã tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường lao động ngồi nước, làm giảm giá nhân cơng tại nhiều khu vực, trong đó mức giảm giá nhân công của lao động giản đơn lớn hơn nhiều so với lao động chuyên môn kỹ thuật.
2.2.2 Thực trạng XKLĐ của Việt Nam tại khu vực Châu Á trong thời kỳ hội nhập: