2.2 Thực trạng XKLĐ của Việt Nam tại khu vực Châ uÁ trong thời kỳ hội nhập
2.2.5 Nguyên nhân của tình hình trên
Về khách quan:
Đối với nước ta, XKLĐ là một hoạt động tuy khơng cịn mới nhưng so với các nước XKLĐ khác thì chúng ta cịn kém nhiều về kinh nghiệm và thực tế. Trong những năm 1970, do bùng nổ giá dầu mỏ, các nước Vùng Vịnh nhận ồ ạt lao động nước ngồi vào để xây dựng thì ta chưa có điều kiện đưa lao động và chuyên gia ra nước ngồi làm việc. Những biến động chính trị, kinh tế và xã hội đã ảnh hưởng mạnh và làm thu hẹp các thị trường lao động tiếp nhận truyền thống của ta trong khi chúng ta cịn khó khăn trong việc tiếp cận thị trường mới.
Khi ta thay đổi cơ chế và tìm cách mở hướng XKLĐ và chuyên gia sang các khu vực khác thì những thị trường này đã bị các nước XKLĐ khác như Philippines,
Thái Lan, Pakistan,... chiếm lĩnh và cạnh tranh gay gắt. Bên cạnh đó, sự hình thành các khu vực liên kết kinh tế trên thế giới cũng trở thành những rào cản đối với việc phát triển thị trường lao động của nước ta đến các khu vực này.
Về chủ quan:
Việc cụ thể hoá chủ trương, xây dựng cơ chế chính sách và tổ chức thực hiện chưa phù hợp và chưa đáp ứng yêu cầu thị trường quốc tế. Quan điểm về mở cửa thị trường ,về địa bàn XKLĐ và chuyên gia, về sự tham gia của các thành phần kinh tế, khuyến khích mọi khả năng tìm việc làm ở nước ngồi cịn khác nhau nên chưa đẩy mạnh được sự nghiệp XKLĐ và chuyên gia như yêu cầu đặt ra. Việc phối hợp giữa các ngành trong công tác XKLĐ và chuyên gia trên tất cả các khâu như tìm kiếm thị trường, ký kết hợp đồng, tuyển chọn, đưa lao động đi và kiểm tra thực trạng chất lượng lao động và chuyên gia Việt Nam làm việc ở nước ngồi khơng được phối hợp nhịp nhàng và thống nhất. Công tác quản lý người lao động và chuyên gia Việt Nam ở nước ngoài chưa được quan tâm một cách thích đáng. Đội ngũ cán bộ quản lý lao động và chuyên gia ở nước ngồi của ta cịn yếu kém cả về số lượng và chất lượng nên đã khơng ngăn chặn được tình trạng lao động bỏ việc đi bn, hoặc tuỳ tiện bỏ hợp đồng đi làm ở xí nghiệp khác.