Mục tiêu, phương hướng XKLĐ của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) nâng cao khả năng xuất khẩu lao động của việt nam trên thị trường châu á hiện nay (Trang 49 - 51)

kinh tế quốc tế:

3.1.1 Mục tiêu:

Với quy mô dân số đứng thứ 13 trên thế giới, dân số trong độ tuổi lao động cả nước là 55 triệu người, trong đó 45,2 triệu người thuộc lực lượng lao động trong độ tuổi, chiếm 82,2% tổng dân số trong độ tuổi lao động. Số lao động trong độ tuổi đang làm việc là 43,9 triệu người, chiếm 51,1% tổng dân số, đây là một lợi thế rất lớn, là tiềm năng quan trọng để Việt Nam xây dựng và phát triển đất nước. Mỗi năm, lực lượng lao động của chúng ta được bổ sung thêm 947 nghìn người, bình qn mỗi năm giải quyết cơng ăn việc làm cho khoảng 1,1 - 1,2 triệu người. Hiện nay, cả nước có 1,3 triệu lao động trong độ tuổi thất nghiệp, chiếm tỷ lệ 2,9%.(6)

Mục tiêu từ năm 2010 trở đi, mỗi năm Việt Nam cố gắng tạo ra việc làm mới cho khoảng 1,6 triệu lao động. Tạo việc làm mới ở đây không chỉ là việc là ở trong nước mà cịn là việc làm ở nước ngồi, cụ thể là cố gắng đẩy nhanh hoạt động XKLĐ. Xuất khẩu lao động đã và đang có những bước phát triển mới. Theo ông Nguyễn Ngọc Quỳnh - Cục trưởng Cục quản lý lao động ngoài nước, mục tiêu XKLĐ của cả nước trong năm 2010 dự kiến khoảng 70.000 người, thu nhập ngoại tệ của người lao động chuyển về nước trên 1,7 tỷ USD, kỳ vọng nhiều ở những thị trường truyền thống như Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Malaysia và một số thị trường mới ở Châu Âu.

Với kế hoạch đầu tư 930 tỷ đồng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2015 sẽ đưa khoảng 100 - 200 nghìn người đi XKLĐ, nâng tổng số lao động có nghề trong XKLĐ hàng năm lên 70%, chủ yếu là lao động có tay nghề chuyên môn kỹ thuật cao (100% được đào tạo về ngoại ngữ và giáo dục định hướng), phấn đấu đưa XKLĐ trở thành ngành mũi nhọn để giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động.

3.1.2 Phương hướng xuất khẩu lao động đến năm 2020:

Do hoạt động XKLĐ ở các nước đang phát triển có vai trị rất quan trọng, thậm chí một số nước đã coi việc phát triển lĩnh vực này như là một thế mạnh kinh tế quốc gia. Vì vậy, việc đề ra những định hướng và chủ trương cho hoạt động này là rất cần thiết.

Ở nước ta, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước đang thu được những kết quả khả quan. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ VIII đã nhấn mạnh chủ trương: “Trong những năm trước mắt, phải giải quyết tốt một số vấn đề xã hội, tập trung: Mở rộng XKLĐ trên thị trường đã có và thị trường mới. Cho phép các thành phần kinh tế tham gia xuất khẩu và làm dịch vụ XKLĐ trong khuôn khổ pháp luật dưới sự quản lý chặt chẽ của nhà nước. Kiên quyết chấn sức tạo việc làm... Mở rộng kinh tế đối ngoại, đẩy mạnh XKLĐ, giảm đáng kể tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thơn”.

Nhằm cụ thể hố thêm một bước và đánh giá vai trò của XKLĐ trong điều kiện hiện nay, ngày 22 tháng 9 năm 1998, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 41- CT/TW khẳng định : “Xuất khẩu lao động và chuyên gia là một hoạt động kinh tế - xã hội góp phần phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm tạo thu nhập và nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động, tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước và tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế giữa nước ta với các nước. Sự nỗ lực tạo thêm việc làm trong nước và ngoài nước chỉ mới giải quyết được một phần trong khi số lao động khơng có việc làm ở đơ thị cịn khá cao. Hệ số sử dụng thời gian lao động ở nơng thơn cịn rất thấp. Hàng năm lại có khoảng một triệu người đến tuổi lao động. Trước tình hình đó, cùng với giải pháp giải quyết việc làm trong nước là chính, XKLĐ và chun gia cịn có vai trị quan trọng trước mắt và lâu dài.

Chỉ tiêu Quốc hội đề ra đến năm 2020 phải đưa được trên 1 triệu lao động đi xuất khẩu bởi vì hàng năm số lao động dư thừa của Việt Nam khoảng 1,3 triệu lao động. Để hoàn thành mục tiêu đã đề ra, chúng ta phải thực hiện các công việc sau:

Một là, thống nhất và nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, của doanh

nghiệp và người lao động về lợi ích kinh tế, chính trị và ngoại giao trong hoạt động XKLĐ và chuyên gia, bảo đảm uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

Hai là, nâng cao năng lực quản lý theo kịp tốc độ phát triển XKLĐ và chuyên

gia và quá trình hội nhập quốc tế.

ngoại ngữ và có ý thức chấp hành luật pháp.

Bốn là, tăng cường năng lực của các doanh nghiệp đủ sức cạnh tranh trên thị

trường lao động quốc tế.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) nâng cao khả năng xuất khẩu lao động của việt nam trên thị trường châu á hiện nay (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)