2.2 Thực trạng XKLĐ của Việt Nam tại khu vực Châ uÁ trong thời kỳ hội nhập
2.2.2.1 Các giai đoạn phát triển của hoạt động XKLĐ của Việt Nam
Hoạt động XKLĐ ở Việt Nam đến nay đã thực hiện được 30 năm (tính từ tháng 1/1980 đến nay). Có thể nói, q trình hình thành và phát triển của sự nghiệp XKLĐ tại Việt Nam gắn chặt với đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội của đất nước,
đồng thời gắn chặt với những biến động về kinh tế, chính trị và tình hình thị trường lao động quốc tế trong từng thời kỳ. Chúng ta có thể phân đoạn 30 năm qua thành hai giai đoạn lớn của sự hình thành và phát triển:
- Giai đoạn đầu (1980 - 1990): Hình thành và phát triển trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung.
- Giai đoạn sau (1991 - nay): Phát triển trong cơ chế thị trường.
Hai giai đoạn nêu trên có đặc điểm khác nhau về cơ bản. Chúng ta có thể kế thừa những thành tựu, kinh nghiệm thành công của giai đoạn đầu nhưng không thể rập khuôn để áp dụng cho giai đoạn sau. Ngược lại, nhìn rõ những khuyết điểm của giai đoạn đầu (do bối cảnh, cơ chế chung) lại là rất cần cho thiết kế đường hướng chính sách, luật pháp cho sự phát triển tiếp đó.
Giai đoạn hình thành và phát triển trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung (1980 - 1990):
Thời kỳ này Nhà nước ta đã ký Hiệp định chính phủ về hợp tác lao động với 4 nước là Liên Xô, CHDC Đức, Tiệp Khắc và Bungari, ký Hiệp định chính phủ về hợp tác chuyên gia với một số nước Châu Phi và thoả thuận ngành với ngành về sử dụng lao động Việt Nam với các nước Irắc, Libi. Đây là giai đoạn có quy mơ lao động đi làm việc ở nước ngồi lớn nhất, bình qn mỗi năm có trên 2,7 vạn lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngồi.
Nhìn chung lao động đi làm việc tại nước ngồi trong giai đoạn này có tỷ trọng lao động không nghề lớn, chiếm khoảng 57%, đặc biệt những năm 1988 - 1990 tỷ lệ này đạt 70%. Đây cũng là nét đặc trưng của giai đoạn này. Phần lớn lao động trước khi đi không qua đào tạo, khi đến nước tiếp nhận, lao động được phân phối về các đơn vị sản xuất, được kèm cặp đào tạo tại chỗ, được trang bị tay nghề phù hợp với từng nhà máy, xí nghiệp nước bạn yêu cầu. Trong giai đoạn này, lao động làm trong ngành công nghiệp nhẹ chiếm 45%, lao động trong xây dựng là 26% và 20% làm cơ khí, 6% cịn lại làm các ngành nghề khác.Cơ cấu này do phía tiếp nhận phân chia, mọi chi phí đào tạo cũng do bên nước nhận chi trả. Trong giai đoạn đầu, chúng ta đã đạt được một số kết quả đáng kể như sau:
Giải quyết việc làm: Việt Nam đã cung cấp cho thế giới 28,8 vạn lao động. Trong đó các nước xã hội chủ nghĩa chiếm số lượng đáng kể với 26,18 vạn.
phần nào đáp ứng được mục đích của ta về đào tạo nghề cho thanh niên. Đồng thời người lao động cũng có cơ hội rèn luyện tác phong cơng nghiệp. Tuy nhiên, có nhiều ngành nghề mà người lao động học được qua hợp tác lao động nhưng chưa được sử dụng và phát huy khi họ về nước do cơ sở vật chất kỹ thuật trong nước chưa đáp ứng được.
Về hiệu quả kinh tế: XKLĐ trong giai đoạn này đã đem lại hiệu quả kinh tế lớn cho Việt Nam: Ngân sách nhà nước đã thu được 482 triệu rúp phi mậu dịch (tương đương 263 tỷ đồng (1990) và 9,2 triệu USD). Khoản thu này đã được dùng để trả nợ, mua hàng hoá và đưa vào cán cân thanh toán với các nước. Thu nhập của một bộ phận người lao động được nâng cao thơng qua việc mua hàng hố mang về nước, khoảng 720 tỷ đồng và chuyển về nước tương ứng với khoảng 300 triệu USD. Như vậy, tổng thu về qua hợp tác lao động thời kỳ này đạt khoảng 1.200 tỷ đồng tính theo thời giá năm 1990, chưa kể đến các hiệu quả kinh tế về việc thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển, góp phần cân đối tiền hàng cho xã hội, Nhà nước không phải bỏ kinh phí đầu tư việc làm cho người lao động trong nước thời gian họ làm việc tại nước ngoài.
Ngoài ra, hợp tác lao động đã thể hiện quan hệ hợp tác giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước anh em bạn bè: Ta thiếu việc làm, họ thiếu nhân cơng, lao động của ta đã góp phần vào việc hồn thành kế hoạch sản xuất của các xí nghiệp, nhà máy của họ. Người lao động của ta cũng đã góp phần làm cho cơng nhân, nhân dân các nước hiểu thêm về đất nước và con người Việt Nam.
Qua 10 năm hợp tác lao động, bên cạnh kết quả đã đạt được do hoạt động này mang lại, cịn có những điều chưa được như mong muốn, một phần do hoàn cảnh lịch sử bấy giờ, hơn nữa cịn bởi sự thiếu kinh nghiệm, chưa có chun mơn nghiệp vụ và đầy đủ cơ sở vật chất để phục vụ cho hoạt động này. Vì vậy, muốn làm tốt hơn nữa hoạt động này để phù hợp với tình hình mới của đất nước thì việc điều chỉnh và bổ sung các điều kiện của hợp tác lao động là điều tất yếu.
Giai đoạn hoạt động XKLĐ theo cơ chế thị trường ( từ năm 1991 - nay):
Đặc trưng của giai đoạn này là sự thay đổi về quy chế XKLĐ và quy mơ hồn tồn phụ thuộc vào quan hệ cung cầu của thị trường lao động. XKLĐ của ta phải cạnh tranh với các nước XKLĐ trong khu vực có ưu thế hơn về khả năng và kinh nghiệm chiếm lĩnh thị trường trên nhiều khu vực khác nhau. Do vậy, quy mô XKLĐ
trong giai đoạn này giảm so với giai đoạn trước mặc dù vẫn tăng theo thời gian. Bình quân hàng năm chỉ gần một vạn người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Số lao động phổ thơng có xu hướng giảm và yêu cầu đòi hỏi người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài phải được đào tạo. Trước khi đi XKLĐ, do yêu cầu của bên nước ngoài, người lao động trước khi đi đều được tham dự một khố đào tạo do cơng ty cung ứng lao động tổ chức, thời gian chủ yếu là học ngoại ngữ của nước mà lao động sẽ làm việc. Ngồi ra, người lao động cịn được học tập về pháp luật nước đó, về những điều cần thiết đối với hợp đồng lao động, tranh chấp lao động, quan hệ ứng xử, phong tục tập quán và an toàn vệ sinh lao động... gọi chung là giáo dục định hướng cho người lao động. Nhờ đó, chất lượng lao động trong giai đoạn này được nâng cao hơn. Như vậy so với thời kỳ trước, XKLĐ của ta đã có sự chủ động hơn rất nhiều trong việc cung ứng lao động ra nước ngoài. Lao động vừa đảm bảo đủ về số lượng nhưng cũng phải đảm bảo về trình độ tay nghề cũng như những hiểu biết về luật pháp và phong tục tập quán của nước sẽ đi làm việc.Thời kỳ này, tuy số lượng người lao động đi xuất khẩu giảm nhưng thị trường lại được mở rộng hơn: đã có 40 quốc gia và vùng lãnh thổ tiếp nhận lao động và chuyên gia Việt Nam. Qua 20 năm phát triển trong cơ chế thị trường, hoạt động XKLĐ của chúng ta đạt được một số kết quả nổi bật như sau:
Tính đến nay, chúng ta đã quan hệ hợp tác, cung ứng lao động cho trên 40 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó, có trên 10 thị trường hàng năm tiếp nhận vào mỗi thị trường này từ trên 2.000 đến 30.000 lao động Việt Nam. Riêng trong năm 2009, ta đã đưa gần 75.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Thị trường lao động được mở rộng từ khu vực Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Trung Đơng, Nam Thái Bình Dương, mới đây đã mở rộng thị trường sang Châu Âu và nước Mỹ.
Một số loại hình XKLĐ đã được mở rộng thêm như nhận thầu xây dựng, hợp tác sản xuất chia sản phẩm, lao động theo hình thức cá nhân, cung ứng sĩ quan, thuyền viên, thuỷ thủ tàu cá và người phục vụ trong gia đình. Hiện nay, chúng ta có khoảng 4 vạn lao động và chuyên gia đang làm việc ở các nước theo hợp đồng cung ứng lao động ở trên. Những sĩ quan, thuyền viên và chuyên gia sau một thời gian làm việc theo hợp đồng lao động ở nước ngoài được tiếp xúc với các trang thiết bị máy móc hiện đại, trình độ chun môn nghiệp vụ và tay nghề đã được nâng cao.
Trong những năm gần đây, số lượng lao động đi làm việc ở nước ngồi có xu hướng tăng rõ rệt. Từ năm 2003 đến 2009, bình quân mỗi năm đạt gần 77.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài. Số ngoại tệ mà người Việt Nam qua con đường XKLĐ gửi về nước hàng năm đạt từ 1,7 đến 2 tỷ USD. Mặt khác, nhà nước còn tiết kiệm hàng trăm tỷ đồng đầu tư cho việc tự đào tạo việc làm mới cho số lao động này và hàng ngàn tỷ đồng khác liên quan đến các dich vụ cho người lao động.
Có thể nói, XKLĐ đã và đang góp phần giảm nghèo và phát triển kinh tế trong nước. Nhiều người lao động hồn thành hợp đồng từ nước ngồi trở về với trình độ, kỹ năng tay nghề, ngoại ngữ được nâng cao đã đảm trách những vị trí then chốt trong các cơ sở sản xuất ở các khu công nghiệp, khu chế xuất... Nhiều người trở thành chủ doanh nghiệp, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế và tạo mở việc làm cho lao động tại cộng đồng.
Có được những kết quả như trên là do Đảng và Nhà nước ta ln có chủ trương nhất qn, mục tiêu rõ ràng và thường xuyên chỉ đạo trong lĩnh vực hoạt động XKLĐ, coi đây là một hoạt động kinh tế - xã hội rất quan trọng. Vì vậy, hoạt động XKLĐ hiện tại là rất phù hợp với nền kinh tế thị trường, góp phần cho lao động Việt Nam hòa nhập với lao động thế giới. Hoạt động này cũng đáp ứng đúng yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân lao động và xã hội, góp phần mở rộng và thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa nước ta với các nước trên thế giới.
Bảng 1: Quy mô XKLĐ giai đoạn 2000 - 2009
(Đơn vị tính: Người) Năm Số lượng Nữ 2000 31500 9065 2001 36168 7704 2002 46122 10556 2003 75000 18118 2004 67447 37741 2005 70594 24605 2006 78855 27023 2007 85020 28278 2008 86990 28598
2009 73028 22020
(Nguồn: Phòng quản lý lao động - Cục quản lý lao động ngoài nước) 2.2.2.2 Đánh giá chung về khả năng XKLĐ của Việt Nam tại thị trường Châu Á trong thời kỳ hội nhập:
a, Quy mô XKL Đ :
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về đẩy mạnh XKLĐ, Chính phủ đã ban hành Nghị định 152/1999/NĐ-CP ngày 20/09/1999 quy định việc người lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc có thời hạn tại nước ngoài.
Sau 10 năm triển khai thực hiện, công tác XKLĐ đã đạt được những kết quả quan trọng: Xây dựng một hệ thống cơ chế chính sách tương đối đồng bộ; ổn định và duy trì thị trường đã có, mở thêm được một số thị trường mới và tăng quy mô đưa lao động đi làm việc ở nước ngồi; các cơ quan Nhà nước đã có những chuyển biến tích cực trong việc phối hợp và tổ chức thực hiện; đội ngũ doanh nghiệp phát triển và từng bước tiếp cận thị trường lao động quốc tế, đã chủ động đầu tư, năng động hơn trong công tác khai thác thị trường và tổ chức quản lý.
Trong giai đoạn từ năm 2000 - 2009, đã có 650.724 lao động Việt Nam đi làm việc ở trên 40 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 30 nhóm ngành nghề thuộc các lĩnh vực như xây dựng, cơ khí, điện tử, dệt may, chế biến thuỷ sản, dịch vụ, vận tải biển, đánh bắt chế biến hải sản, chuyên gia y tế, giáo dục, nông nghiệp, tin học....Trong đó, lao động của Việt Nam đang làm việc tại thị trường Châu Á luôn chiếm một tỷ lệ lớn trong cơ cấu XKLĐ bởi lẽ thị trường này có những điểm tương đồng với Việt Nam về phong tục tập quán, màu da,... Hơn nữa, tại các nước này, những ngành dùng nhiều lao động giản đơn có quy mơ rộng, do đó nhu cầu nhập khẩu lao động giản đơn cho công đoạn này là rất lớn.
b, Cơ cấu XKLĐ sang thị trường Châu Á:
Bảng 2: Tình hình tiếp nhận lao động Việt Nam của các thị trường chính ở Châu Á giai đoạn 2005 - 2009
( Đơn vị tính: Người)
Nước tiếp nhận lao động Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Đài Loan 22784 14127 23640 31631 21677
Nhật Bản 2955 5360 5517 6142 5456
Hàn Quốc 12102 10577 12187 18141 7578
Malaysia 24605 37941 26704 7810 2792
Tổng cộng 62446 68005 68048 63724 37503
(Nguồn: Phòng quản lý lao động - Cục quản lý lao động ngồi nước) Nhìn vào bảng 2 ta thấy, Đài Loan và Malaysia thể hiện rõ là 2 nước nhận lao động với số lượng lớn. Nhật Bản và Hàn Quốc tuy có số lượng lao động Việt Nam không lớn nhưng lại là hai thị trường truyền thống của Việt Nam.
Thị trường Nhật Bản:
Nhật Bản là một đất nước gồm nhiều hịn đảo, nằm ở Đơng Á, có diện tích là 337.923 km2, đứng thứ 61 trên thế giới. Dân số Nhật Bản khoảng 130 triệu người, đứng thứ 10 trên thế giới.
Đồng tiền quốc gia của Nhật Bản là Yên; 1 USD = 98,46 Yên Nhật.
Chính sách của Nhật Bản khơng cho phép tiếp nhận lao động nước ngồi trình độ thấp hoặc khơng có tay nghề vào làm việc. Đối với lao động nước ngồi có tay nghề, lao động kỹ thuật cao, Chính phủ Nhật Bản khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho họ vào làm việc ở Nhật Bản.
Tuy nhiên, lao động phổ thơng (lao động khơng có tay nghề hoặc tay nghề
thấp) nước ngồi có thể vào Nhật Bản làm việc theo chương trình tu nghiệp tại
Nhật Bản với thời gian không quá 1 năm. Chương trình này được khởi điểm từ những năm cuối thập kỷ 60 của thế kỷ trước. Đến năm 1992, để bù đắp sự thiếu hụt nguồn nhân lực do dân số già hố và tỷ lệ sinh thấp, Chính phủ Nhật Bản mở rộng thêm chương trình thực tập kỹ thuật với thời gian tối đa là 2 năm, nâng tổng số thời gian tu nghiệp và thực tập kỹ thuật lên tối đa là 3 năm. Lao động nước ngoài tu nghiệp, làm việc tại Nhật Bản chủ yếu trong lĩnh vực cơ khí, dệt may, chế biến lương thực, xây dựng, chế biến hải sản, nông nghiệp và ngư nghiệp. Mục tiêu chính của chương trình này là nhằm chuyển giao cơng nghệ, kỹ thuật tiên tiến, hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho các nước đang phát triển.
Những năm gần đây, sự thiếu hụt nhân lực trầm trọng do sự già hoá dân số và tỷ lệ sinh thấp đã khiến số lượng tu nghiệp sinh nước ngoài vào Nhật Bản liên tục
tăng lên. Bình quân, mỗi năm Nhật Bản tiếp nhận trên 70.000 người vào làm việc với tư cách tu nghiệp sinh.
Việt Nam bắt đầu đưa tu nghiệp sinh sang Nhật Bản theo chương trình tu nghiệp và thực tập kỹ thuật từ năm 1992. Từ đó đến nay, số lượng tu nghiệp sinh ngày càng tăng lên. Quan hệ Việt Nam – Nhật Bản đã phát triển trên mọi lĩnh vực và nâng lên mức đối tác chiến lược. Nhiều đoàn cấp cao của hai nước đã tiến hành thăm viếng lẫn nhau. Ngày 26/6/2009, Quốc hội Nhật Bản đã thông qua Hiệp định đối tác kinh tế Nhật - Việt. Những vấn đề này sẽ tạo điều kiện mở ra các quan hệ trong lĩnh vực phái cử và tiếp nhận thực tập sinh và lao động Việt Nam sang Nhật Bản trong tương lai.
Đến nay đã có hơn 40.000 tu nghiệp sinh Việt Nam được đưa sang tu nghiệp tại các xí nghiệp vừa và nhỏ của Nhật Bản. Số tu nghiệp sinh và lao động Việt Nam vào Nhật Bản 6 tháng đầu năm 2009 khoảng 2.770 người. Hiện có 89 doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam được phép đưa tu nghiệp sinh Việt Nam sang tu nghiệp và thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản, chủ yếu trong các nghề may công nghiệp,