Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) nâng cao khả năng xuất khẩu lao động của việt nam trên thị trường châu á hiện nay (Trang 42 - 44)

2.2 Thực trạng XKLĐ của Việt Nam tại khu vực Châ uÁ trong thời kỳ hội nhập

2.2.3 Những kết quả đạt được

 Thị trường XKLĐ được củng cố, ổn định tại từng khu vực và được mở rộng một cách có chọn lọc phù hợp với sự vận động của thị trường. Với những biến động về chính trị và kinh tế của khu vực và trên thế giới, các thị trường tiếp nhận lớn lao động Việt nam tại khu vực Châu Á vẫn được tăng cường và ổn định. Các thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan được tập trung chỉ đạo với các giải pháp điều chỉnh phù hợp với các điều chỉnh mới về chính sách tiếp nhập lao động nước ngồi của từng thị trường. Xuất hiện nhiều mơ hình và cách làm hay như: liên thông trong XKLĐ, gắn kết doanh nghiệp với chính quyền địa phương trong tuyển chọn lao động, cho người đi XKLĐ vay vốn...

 Cùng với việc đầu tư ổn định, phát triển thị trường, vai trò quản lý Nhà nước trong lĩnh vực XKLĐ được tăng cường và tập trung vào những khâu cơ bản, khắc phục những bất cập trong những năm qua: Một hệ thống các văn bản chính sách được ban hành nhằm điều chỉnh hoạt động XKLĐ phù hợp với sự vận động của từng thị trường cũng như những đòi hỏi của thị trường về chất lượng nguồn nhân lực, hạn chế giảm thiểu thấp nhất tỷ lệ lao động đơn phương phá bỏ hợp đồng, gia tăng thị phần lao động thuyền viên đáp ứng những yêu cầu bức xúc của người lao động liên quan tới đơn giản hoá thủ tục đi làm việc ở nước ngồi, giảm thiểu chi phí đóng góp và hỗ trợ vốn vay cho người lao động. Quán triệt ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, việc chấn chỉnh hoạt động XKLĐ trước hết được tổ chức đánh giá, phân loại doanh nghiệp theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả và kiên quyết dừng hoạt động của các doanh nghiệp kém hiệu quả hoặc có những vi phạm gây hậu quả lớn.

Gần đây, quy chế khen thưởng trong hoạt động XKLĐ được ban hành đã tạo ra những động lực mới để các doanh nghiệp hoạt động trong sự cạnh tranh lành mạnh, đảm bảo sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp. Cùng với các hoạt động trên, công tác thanh, kiểm tra trong năm 2009 được tăng cường, hoạt động có hiệu quả giúp cho các doanh nghiệp chấp hành một cách tự giác hơn các quy định của pháp luật, khắc phục được các hạn chế do yếu kém trong quản lý hoặc non yếu trong nghiệp vụ.

Kết quả đạt được trên gắn liền với sự năng động, hoạt động có hiệu quả của các doanh nghiệp trong đầu tư, khai thác thị trường, nâng cao trách nhiệm trong tổ chức quản lý bảo vệ quyền lợi của người lao động đi làm việc ở nước ngồi và chủ động tìm ra cách làm mới đáp ứng mục tiêu đặt ra. Với 164 doanh nghiệp hiện đang được cấp giấy phép đã và đang kiện toàn tổ chức, điều chỉnh phương hướng hoạt động đầu tư có trọng điểm và nâng cao năng lực cạnh tranh lấy yếu tố chất lượng là điều kiện cơ bản trong hoạt động. Các doanh nghiệp XKLĐ thuộc Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Xây dựng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vẫn phát huy tốt nhịp độ gia tăng cung ứng lao động trên các thị trường và nâng cao chất lượng quản lý lao động tại nước ngoài.

Các doanh nghiệp đã chủ động đổi mới cách làm gắn kết hoạt động XKLĐ với chính quyền địa phương nâng cao năng lực về nghiệp vụ cũng như phẩm chất đội ngũ cán bộ, chủ động đầu tư nâng cấp các cơ sở đào tạo tăng cường cán bộ quản lý lao động ngoài nước với tinh thần trách nhiệm. Những định hướng về thị trường cùng với các cơ chế chính sách XKLĐ do Nhà nước ban hành chỉ có thể phát huy khi các doanh nghiệp tiếp nhận nó trong sự vận dụng đúng đắn và chủ động. Sự năng động và hoạt động có hiệu quả của doanh nghiệp trong những năm vừa qua cần được khẳng định và là kết quả tất yếu của q trình tìm tịi sáng tạo.

 Chất lượng nguồn lao động từng bước được cải thiện thông qua việc đào tạo theo một chương trình khung thống nhất phù hợp với yêu cầu của từng thị trường tiếp nhận. Hệ thống các trường và Trung tâm đào tạo lao động xuất khẩu đã dược hình thành, thống nhất về nội dung, thời gian đào tạo ngoại ngữ, giáo dục định hướng cho người lao động với các cơ sở đào tạo thuộc Bộ, ngành, địa phương. Một số bộ phận lao động sau khi về nước đã dùng vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh, mua sắm phương tiện sản xuất, góp phần tạo thêm việc làm cho người lao động và làm thay đổi cơ cấu kinh tế của địa phương.

 Qua đây, ta cũng phải khẳng định những đóng góp quan trọng, hiệu quả của công tác thông tin tuyên truyền của các cơ quan thơng tin báo chí, vơ tuyến truyền hình từ Trung ương đến địa phương, đã định hướng trong xã hội một cách kịp thời chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước XKLĐ; tuyên truyền những nhân tố mới, những điển hình mới, và phản ánh trung thực, khách quan những hành

vi tiêu cực của các tổ chức, cá nhân khơng có chức năng XKLĐ có hành vi tiêu cực, lừa đảo, gây mất ổn định xã hội.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) nâng cao khả năng xuất khẩu lao động của việt nam trên thị trường châu á hiện nay (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)