Sự cần thiết phải tăng cường quản lý sử dụng hóa đơn, chứng từ

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản lý hóa đơn, chứng từ tại chi cục thuế huyện cát hải (Trang 31 - 36)

Hóa đơn là loại chứng từ kế tốn đặc biệt. Do không giới hạn về mệnh giá nên những tổn thất gian lận hay sai sót về hóa đơn gây ra rất lớn. Qua đó, việc quản lý hóa đơn, chứng từ là một trong những hoạt động quản lý thuế nhằm phát tính tích cực, ngăn chặn dấu hiệu tiêu cực, xử lý nghiêm khắc những trường hợp vi phạm quy chế trong ngành. Vì vậy, giải pháp tăng cường cơng tác quản lý hóa đơn, chứng từ rất cần thiết, điều đó xuất phát từ nhiều lý do sau:

1.3.1. Xuất phát từ vai trị của hóa đơn

1.3.1.1. Vai trị đối với Nhà nước

Hoá đơn là một bộ phận ấn chỉ thuế được in theo chỉ định tại các Luật thuế, pháp lệnh thuế và các văn bản pháp quy dùng để quản lý thu thuế cho NSNN

Vì hóa đơn, chứng từ ghi nhận hoạt động kinh doanh nên một số hóa đơn cũng có nghĩa là tiền, thậm chí quan trọng hơn tiền, bởi vì hóa đơn tài chính nếu vượt ngồi tầm kiểm sốt của Nhà nước thì cịn nguy hiểm hơn cả việc làm tiền giả rất nhiều. Người ta có thể tùy tiện nâng giá trị cơng trình xây dựng bằng cách đưa các hố đơn tài chính khơng phản ánh đúng thực tế để hợp thức hoá gian lận.

20

1.3.1.2. Vai trị đối với doanh nghiệp

Hóa đơn, chứng từ cũng là bằng chứng chủ yếu ghi lại các hoạt động SXKD của mỗi DN giúp đưa ra các báo cáo về tình hình hoạt động một cách chuẩn xác nhất, và làm tiền đề cho những hoạch định mang tính chiến lược của DN đó.

Hố đơn được sử dụng để mua bán hàng hoá - dịch vụ, là chứng từ để đảm bảo chất lượng hàng hoá - dịch vụ và bảo hành hàng hoá. Hoá đơn được sử dụng để thanh quyết tốn tài chính khi mua hàng cho cơng ty, cơ quan, tập thể... Hóa đơn có vai trị quan trọng đối với người mua hàng, nó là bằng chức xác nhận giao dịch mua bán. Khi thực hiện giao dịch mua bán người bán phải có trách nhiệm đảm bảo hàng hóa mà mình bán ra đúng chủng loại, kiểu dang, mẫu mã, chất lượng đã giới thiệu cho người mua. Khi xảy ra mẫu thuẫn, tranh chấp giữa người mua và người bán hóa đơn là cơ sở pháp lý quan trọng để giải quyết những tranh chấp đó.

Hố đơn là chứng từ để thu tiền bán hàng và thể hiện doanh số của một DN Hóa đơn là cơ sở để các kế tốn viên kê khai các loại thuế, quyết toán, hạch toán cuối năm, làm các báo cáo tài chính để trình cho giám đốc hoặc CQT.

Đối với mối quan hệ giữa CQT và DN thì hố đơn là chứng từ cơ sở ban đầu dùng để kê khai nộp thuế, khấu trừ, hạch tốn chi phí thực tế phát sinh, hoàn thuế và xác định chi phí hợp lệ khi tính thuế, nhất là các loại thuế trực thu.

1.3.2. Xuất phát từ yêu cầu quản lý sử dụng hóa đơn

1.3.2.1. Xuất phát từ yêu cầu quản lý hóa đơn của doanh nghiệp

Thứ nhất, quản lý hóa đơn tạo thuận lợi cho DN tự quản lý tốt hoạt động SXKD theo đúng quy định của pháp luật. Thơng qua hố đơn, DN dễ dàng hạch toán được các luồng hàng hoá, dịch vụ cũng như sự vận động của các luồng tiền, vốn trong kinh doanh, xác định đúng kết quả kinh doanh, lãi, lỗ của DN; thực hiện tốt các quy định của Luật thuế và làm tròn nghĩa vụ với Nhà nước.

Thứ hai, tạo sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong SXKD và trong việc thi hành các Luật thuế. Sự minh bạch trong các quy định về hoá đơn đảm bảo sự nhất

21 quán trong quá trình thực hiện văn bản, từ đó, tạo ra sự bình đẳng trong cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, trong quá trình thực thi các luật thuế.

Thứ ba, hoá đơn là căn cứ để các doanh nghiệp kê khai thuế, khấu trừ thuế, là căn cứ để hoàn thuế GTGT, là căn cứ để hạch tốn vào chi phí hợp lý khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp. Vì vậy, hóa đơn là căn cứ để các doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ thuế.

Thứ tư, hóa đơn là một trong những yếu tố quan trọng trong công tác thanh tra, kiểm tra. Thanh tra, kiểm tra nhằm đảm bảo sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh và trong việc thi hành các Luật thuế, tạo ra sự minh bạch, tránh các hành vi gian lận và cạnh tranh không lành mạnh trong nền kinh tế. Trong q trình thanh tra thì việc kiểm tra hóa đơn về tính hợp pháp, trung thực… là yếu tố đầu tiên cần được xét đến.

1.3.2.2 Xuất phát từ yêu cầu quản lý hóa đơn của cơ quan Thuế

Thứ nhất, hóa đơn là một trong những căn cứ quan trọng, làm cơ sở cho việc xác định trị giá tính thuế và tính thuế GTGT, thuế TNDN. Do đó, hiệu quả cơng tác quản lý thuế GTGT, thuế TNDN phụ thuộc chặt chẽ vào hiệu quả của cơng tác quản lý, sử dụng hóa đơn.

Thứ hai, hoá đơn là chứng từ xác nhận quan hệ mua, bán, trao đổi hàng hoá, dịch vụ, thanh tốn, quyết tốn tài chính, xác định chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN và các vấn đề khác theo quy định của pháp luật. Đồng thời, trong việc thực hiện Luật thuế GTGT và các Luật thuế mới thì hố đơn lại có ý nghĩa quan trọng trong việc kê khai thuế, khấu trừ thuế, hồn thuế, đảm bảo tính chính xác và chống thất thốt tiền NSNN.

1.3.3. Xuất phát từ thực trạng tình hình quản lý sử dụng hóa đơn hiện nay ở Việt Nam ở Việt Nam

Quản lý hóa đơn là một lĩnh vực rất phức tạp với nhiều thủ tục rườm rà gây khó khăn và tốn kém cho các DN cả về thời gian và tiền bạc. Cùng với sự hội nhập và phát triển của nền kinh tế thị trường, các mối quan hệ kinh tế, tài chính ngày càng

22 đa dạng và phức tạp đã đặt ra nhiều thách thức và yêu cầu đổi mới trong quản lý hóa đơn để theo kịp với sự tiến bộ của thời đại. Thấy rõ tầm quan trọng của hóa đơn, chứng từ mà từ trước đến nay, Nhà nước ta ln coi trọng việc quản lý sử dụng hóa đơn, thể hiện bằng việc ban hành một loạt các hệ thống văn bản pháp luật quy định về việc quản lý sử dụng hóa đơn. Cụ thể:

Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/05/2010 Quy định về hóa đơn bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ, Thơng tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/10/2010 Hướng dẫn Nghị định 51 được áp dụng từ ngày 1/1/2011 đã tạo điều kiện tối đa cho việc sử dụng hóa đơn tự in, đây là một bước ngoặt lớn trong cơng tác quản lý hóa đơn của ngành Thuế. Quy định mới đã trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho DN trong việc sử dụng hóa đơn.

Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 51/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12/09/2018 của Chính phủ quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ

Quyết định số 30/2001/QĐ-BTC ngày 13/04/2001 của Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ in, phát hành, quản lý, sử dụng ấn chỉ thuế

Thông tư số 191/2010/TT-BTC ngày 01/12/2010 hướng dẫn việc quản lý, sử dụng hóa đơn vận tải;

Thơng tư số 32/2011/TT-BTC ngày 14/03/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn về khởi tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn điện tử bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;

Thơng tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 của Bộ Tài chính (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/08/2014, Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ Tài chính);

Quyết định số 1209/QĐ-BTC ngày 23/06/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc thí điểm sử dụng hóa đơn điện tử có mã xác thực của cơ quan thuế, Quyết định

23

số 526/QĐ-BTC ngày 16/04/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc mở rộng phạm vi thí điểm sử dụng HĐĐT có mã xác thực của CQT.

Quyết định số 2660/QĐ-BTC ngày 14/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc gia hạn thực hiện Quyết định số 1209/QĐ-BTC ngày 23/06/2015;

Thông tư số 37/2017/TT-BTC ngày 27/04/2017 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thơng tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 của Bộ Tài chính (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/08/2014, Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ Tài chính).

Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 quy định về hóa đơn, chứng từ Thơng tư số 78/2021/TT-BTC ngày 13/06/2019 hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật quản lý thuế

Qua thực tế, tuy Nhà nước ta đã và đang xây dựng một hệ thống Pháp luật thuế (đặc biệt là lĩnh vực quản lý hóa đơn) chặt chẽ, phù hợp với điều kiện nền kinh tế nước nhà qua từng giai đoạn nhưng tình trạng thất thu NSNN do hành vi vi phạm và cố tình vi phạm của các DN trong lĩnh vực hóa đơn vẫn diễn ra. Vì vậy, việc tăng cường, thúc đẩy cơng tác quản lý sử dụng hóa đơn là nhiệm vụ vô cùng cấp bách và cần thiết tại thời điểm hiện nay. Đòi hỏi sự quản lý chặt chẽ của các cơ quan quản lý cũng như chính các DN sử dụng hóa đơn. Bên cạnh việc tạo ổn định cho nguồn thu NSNN, cịn duy trì một mơi trường kinh doanh lành mạnh thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo định hướng của Đảng và Nhà nước.

24

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CƠNG TÁC QUẢN LÝ HĨA ĐƠN, CHỨNG

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản lý hóa đơn, chứng từ tại chi cục thuế huyện cát hải (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)