cục Thuế huyện Cát Hải
Với số lượng đơn vị phải quản lý khá lớn, số thu ngân sách lên đến hàng nghìn tỉ đồng thì việc tăng cường quản lý hóa đơn nhằm chống thất thu cho NSNN là vơ cùng cần thiết. Đặc biệt trong thời điểm có hàng loạt các nghị định mới đang được triển khai áp dụng, tạo ra bước ngoặt trong cơng tác quản lý hóa đơn thì việc áp dụng đồng loạt các giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế hiện nay cũng như tăng cường hiệu quả của công tác quản lý sử dụng hóa đơn, chứng từ về lâu dài cần phải được thực hiện nghiêm túc. Cụ thể:
3.2.1. Các giải pháp quản lý đối tượng sử dụng hóa đơn, chứng từ
Để thực hiện tốt q trình thu thuế nói chung và cơng tác quản lý sử dụng hố đơn, chứng từ nói riêng, Chi cục Thuế cần chú trọng tới công tác quản lý đối tượng sử dụng hóa đơn, đây là một khâu rất quan trọng. Trong quá trình quản lý đối tượng, cơ quan thuế cũng như các cơ quan chức năng khác phải tổ chức quản lý ngay từ khâu in cấp giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp, việc quản lý đối tượng hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn, cơ quan thuế có thể thơng qua cơng tác phân loại đối tượng, qua các tiêu thức phân loại như: Loại hình đơn vị, loại hình sản xuất, kinh doanh, tình hình thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, thơng qua các loại báo cáo về thuế, tình hình sử dụng hố đơn,... để có thể dễ dàng phân loại các đối tượng “tốt” và “xấu”, từ đó có các biện pháp quản lý cụ thể cho từng loại đối tượng.
Đối với các hộ, cá nhân kinh doanh tiếp tục theo dõi và đơn đốc kiểm tra việc mua hóa đơn và thực hiện các quy định về sử dụng hóa đơn của CQT. Cịn các DN sử dụng hóa đơn tự in, đặt in thì một mặt tuyên truyền hỗ trợ tạo điều kiện giúp đỡ các DN này nhanh chóng thực hiện để có hóa đơn kịp thời cho việc sử dụng đảm bảo theo đúng quy định, mặt khác tổ chức thường xuyên theo dõi và nắm bắt tình hình thực hiện của các đơn vị nhằm kịp thời phát hiện vướng mắc và sai phạm để kịp thời chấn chỉnh. Nói rõ hơn, đối với DN giải thể, ngừng kinh doanh hoặc nhiều tháng khơng kê khai nộp thuế, nộp báo cáo tình hình sử dụng hố đơn, cần tập trung xử lý dứt điểm. Các DN xác định khơng cịn tồn tại thì CQT cần hồn tất thủ tục ra thơng
48 báo bỏ trốn; nếu phát hiện DN đó có dấu hiệu bn bán hố đơn tiếp thì bên thuế tổng hợp hồ sơ chuyển cơ quan công an tiến hành điều tra kết luận, đồng thời báo cáo chính quyền sở tại để có biện pháp hỗ trợ. Đối với DN hàng tháng vẫn nộp tờ kê khai thuế và các DN từ địa bàn khác chuyển sang, nhưng có dấu hiệu khơng bình thường thì cần tập trung xác minh chứng cứ vi phạm.
3.2.2. Các giải pháp quản lý việc in và phát hành hóa đơn, chứng từ
Giải pháp lâu dài và quan trọng nhất để nâng cao hiệu quả quản lý in ấn, phát hành hóa đơn là giải pháp tin học hóa hệ thống quản lý, đặc biệt trong khâu cấp mã số thuế, mã số hóa đơn, quản lý dải series hóa đơn đăng ký và series hóa đơn được phép in ấn… Nên khuyến khích DN tự in hóa đơn và sử dụng hệ thống tin học để quản lý cơng tác in ấn hóa đơn, báo cáo DN nộp cho cơ quan quản lý cần được khuyến khích dưới dạng dữ liệu để tiện cho việc xử lý và lưu trữ.
Giải pháp trước mắt là kiểm tra giám sát chặt chẽ hơn nữa công tác in ấn tại các nhà in. Việc quản lý giám sát in ấn nên tập trung vào công tác quản lý các bản in và tem chống làm giả. Với các hành vi in hóa đơn giả cần phải tăng thêm khung hình phạt, đặc biệt là những quy định về xử lý hình sự đối với những đối tượng đặt in và nhận in hóa đơn giả. Về mặt kỹ thuật, cần cải tiến và đưa thêm một số kỹ thuật chống làm giả hóa đơn, ví dụ cải tiến tem chống giả, thêm lơgơ chìm vào các mẫu hóa đơn, thêm các số mã hóa bảo mật để có thể kiếm tra tính hợp lệ của serie hóa đơn…
Đối với cơng tác phát hành hóa đơn, Tổng cục Thuế nên tập trung chủ yếu vào giám sát việc bán hóa đơn in sẵn tại các Chi cục thuế. Cần đơn giản hóa thủ tục mua hóa đơn cho các đơn vị có nhu cầu, giảm bớt tính phiền hà, quan liêu để tạo điều kiện tốt cho DN. Đối với các DN phát hành hóa đơn tự in do ít xảy ra sai phạm nên cần được đơn giản hóa thủ tục để khuyến khích các DN sử dụng loại hình hóa đơn này.
Đối với hình thức hóa đơn mới là HĐĐT cần có văn bản quy phạm pháp luật cụ thể để dễ dàng trong quản lý, ngoài ra cũng cần nghiên cứu thêm để đề ra các biện pháp kỹ thuật cần thiết.
49
3.2.3. Các giải pháp quản lý việc sử dụng hóa đơn, chứng từ
Đối với tất cả các DN, hộ, tổ chức, cá nhân kinh doanh khi mua hố đơn, ngồi văn thư mua hố đơn cịn phải có các giấy tờ kèm theo (giấy tờ này phải là bản sao có cơng chứng): giấy phép đăng ký kinh doanh và giấy chứng nhận đăng ký thuế, giấy tờ về sở hữu nhà, đất là trụ sở, văn phịng cơng ty hoặc hợp đồng thuê trụ sở, văn phòng còn hiệu lực. Doanh nghiệp phải trình bản gốc để đối chiếu khi cần thiết. Ngoài ra người trực tiếp đi mua hố đơn phải có nghĩa vụ trình giấy chứng minh nhân dân.
Khuyến khích các tổ chức, cá nhân SXKD đăng ký sử dụng hoá đơn tự in: Uỷ quyền cho Cục thuế các tỉnh, thành phố duyệt mẫu hoá đơn tự in. Đồng thời cơ quan thuế có qui định chặt chẽ về in, quản lý hoá đơn tự in.
Cơ quan thuế đẩy mạnh phòng chống gian lận về hóa đơn bằng cách tăng cường kiểm tra giám sát việc sử dụng HĐĐT. Bảo vệ tính pháp lý của hóa đơn cho DN chấp hành tốt pháp luật thuế. Kịp thời phát hiện các trường hợp sử dụng bất hợp pháp hóa đơn nhằm đảm bảo an tồn bảo mật thơng tin HĐĐT. Kiên quyết xử lý các trường hợp sử dụng hóa đơn khơng đúng quy định nhằm mục đích trốn thuế. Đối với các đơn vị hành chính sự nghiệp sử dụng NSNN, kiến nghị Bộ Tài Chính quy định khi quyết tốn tài chính năm phải lập bảng kê hố đơn mua hàng hoá, dịch vụ để cơ quan quản lý Nhà nước có thể phối hợp với cơ quan Thuế đối chiếu chéo, kiểm soát việc sử dụng hoá đơn của các doanh nghiệp và việc chi tiêu ngân sách cảu các đơn vị hành chính sự nghiệp.
Tổ chức thực hiện mở thưởng đối với hoá đơn mua hàng của người tiêu dùng cuối cùng để khuyến khích người tiêu dùng yêu cầu người bán hàng phải lập hoá đơn. Đây là một biện pháp một số nước trong khu vực đã và đang áp dụng nhằm tăng thu, chống khai man, trốn thuế và góp phần giáo dục ý thức chấp hành chính sách về thuế đối với quần chúng nhân dân.
Huỷ bỏ loại hoá đơn GTGT 2 liên vì khơng phù hợp với yêu cầu của thuế GTGT do thiếu một liên làm chứng từ hạch toán kế toán đối với các đối tượng nộp thuế GTGT.
50 Tăng cường phối hợp và quản lý chặc chẽ bằng việc kiểm tra hoạt động, kê khai và việc đáp ứng các điều kiện do pháp luật quy định đối với các tổ chức cung cấp dịch vụ HĐĐT.
Thực hiện quản lý các tổ chức, cá nhân kinh doanh bằng biện pháp lập sơ đồ (hoặc sổ) trụ sở kinh doanh theo đường phố, thơn xóm. Biện pháp này vừa giúp cho việc quản lý hoá đơn được tốt hơn, hạn chế đến mức thấp nhất việc lập DN ma để mua hoá đơn.
Thường xuyên tổ chức các hoạt động khảo sát, thăm dị để nắm bắt nhu cầu, khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai HĐĐT. CQT các cấp phải thường xuyên tập hợp được tất cả các vướng mắc của DN trong lĩnh vực sử dụng HĐĐT; Báo cáo thường xuyên, đề xuất tham mưu với Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính để ban hành sửa đổi văn bản chính sách kịp thời phù hợp; Tích cực tham gia và vận động DN cùng góp ý tham gia xây dựng các dự thảo Thông tư, Nghị định, Luật trước khi ban hành.
3.2.4. Các giải pháp xử lý vi phạm trong việc sử dụng hóa đơn, chứng từ
Giao trách nhiệm rõ ràng cho từng cán bộ và cán bộ đó phải chịu trách nhiệm hồn tồn trong q trình theo dõi và xử lý.
Thơng báo thường xuyên với lãnh đạo Chi cục tình hình vi phạm và đề xuất giải pháp khắc phục.
Sàng lọc, theo dõi các đối tượng vi phạm và có dấu hiệu vi phạm. Sau đó tổng hợp các đơn vị thường xuyên vi phạm, các sai phạm hay mắc phải rồi tập trung vào đó kiểm tra, rà sốt nhằm hạn chế bớt các sai phạm.
Công tác xác minh hóa đơn cần tiến hành nhanh chóng để giải quyết kịp thời vướng mắc và những vi phạm phát sinh. Thực tế công tác này rất mất thời gian ảnh hưởng tiến độ kiểm tra, cho nên phải nhanh chóng triển khai kết nối mạng nội bộ thực hiện cho việc xác minh hóa đơn.
Tăng cường phối hợp với các cơ quan quản lý địa phương trong công tác xử lý vi phạm hóa đơn: Tun truyền chính sách thuế với các quy định xử phạt vi phạm
51 về hóa đơn trong các buổi sinh hoạt tập thể nhằm nâng cao nhận thức cũng như ý thức chấp hành của nhân dân về thuế nhà nước. Đối với những hành vi vi phạm nặng, cần phối hợp với cơ quan Công an để cùng tiến hành điều tra làm rõ và xử lý.
3.2.5. Các giải pháp trong công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra của CCT
Công tác quản lý, giám sát, thanh tra, kiểm tra của cơ quan thuế có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng hóa đơn. Hiện nay vấn đề hiện đại hóa cơng tác này đang được đặt ra hết sức cần thiết. Mặc dù ý thức được việc kiểm tra chéo hóa đơn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong công tác quản lý nhưng hiện nay cơ quan thuế đang gặp rất nhiều khó khăn. Với số lượng hóa đơn sử dụng ngày càng lớn, sự liên kết giữa các cơ quan thuế địa phương chưa tốt cùng với hạn chế về năng lực của hệ thống quản lý làm cho công tác giám sát và phát hiện sai phạm về hóa đơn chưa đạt được hiệu quả cao. Để tăng cường kiểm tra chéo hóa đơn cần bắt đầu xây dựng một hệ thống quản lý hóa đơn hiện đại và đồng bộ ngay từ khâu in ấn và phát hành hóa đơn. Dữ liệu về hóa đơn cần được tập trung về một cơ quan duy nhất là Tổng cục Thuế, tránh để hiện tượng lưu trữ dữ liệu rải rác như hiện nay. Ở các đơn vị in ấn, đơn vị sử dụng và các cơ quan thuế cấp dưới cần có các hệ thống nhập dữ liệu quản lý hóa đơn; dữ liệu này sau khi được nhập cần gửi về hệ thống máy chủ của Tổng cục Thuế để tiến hành phân loại, xử lý và lưu trữ. Các cơ quan thuế địa phương cũng cần tăng cường hợp tác với nhau và hợp tác với các cơ quan chức năng liên quan để tăng cường hiệu quả trong công tác quản lý, thanh tra và kiểm tra.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế gắn cơng tác kiểm tra hóa đơn đối với các tổ chức, cá nhân có dấu hiệu rủi ro cao về thuế, cùng với các giải pháp tăng cường quản lý, chống thất thu thuế qua thanh tra, kiểm tra, quản lý kê khai, kế toán thuế;
Cơ quan thuế nên đầu tư máy móc, trang thiết bị, nâng cấp hệ thống đường truyền internet, hoàn thiện phần mềm ứng dụng quản lý hoá đơn; đồng thời bổ sung những quy định chi tiết cho việc triển khai hóa đơn điện tử, kiểm sốt chặt chẽ q trình tạo, lập và phát hành hoá đơn của người nộp thuế; hỗ trợ hiệu quả cho công tác đối chiếu, xác minh hoá đơn để phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi sử dụng hoá
52 đơn bất hợp pháp. Tạo sự tiện lợi cho các DN tự tra cứu, kiểm soát được hoá đơn thật hay giả, đồng thời giúp cho cơ quan thuế quản lý ngày càng tốt hơn hố đơn;
Xử lý vi phạm hành chính, đóng cửa mã số thuế đối với các tổ chức, cá nhân lợi dụng sự thơng thống trong chính sách quản lý sử dụng hố đơn, có một số DN, chủ yếu là DN nhỏ, mới thành lập, mua hàng thơng đồng với người bán hàng để mua hố đơn khống chỉ, nâng giá hàng cao hơn thực tế, lập hố đơn khống (khơng có hàng hố) để trốn thuế, để được khấu trừ, hồn thuế, hợp lý hố các khoản chi bất hợp pháp hoặc thanh tốn tài chính trong các doanh nghiệp, các cơ quan thụ hưởng NSNN. Những DN kinh doanh thương mại có dấu hiệu vi phạm pháp luật: doanh thu đột biến, kinh doanh đất, đá, cát, sỏi, nông, lâm sản, xây dựng, mua, bán, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp, khơng kê khai thuế, bỏ địa chỉ kinh doanh.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế, kết hợp với việc thanh tra, kiểm tra hóa đơn, tăng số tổ chức cá nhân được thanh tra kiểm tra hóa đơn từ 25 đơn vị năm 2021 lên 184 năm 2022, nâng tỷ lệ số các tổ chức cá nhân được thanh tra kiểm tra hóa đơn.
Nâng cao tinh thần trách nhiệm và tính tuân thủ pháp luật của các Đội thuế chức năng: Thực hiện nghiêm túc các Luật thuế, quy trình thuế. Chi cục Thuế huyện Cát Hải cam kết hành động đúng theo Tuyên ngôn của ngành thuế: Minh bạch, chuyên nghiệp, liêm chính, đổi mới.
Chi cục phấn đấu đến cuối năm 2022 - Chi cục đầu tư máy móc, trang thiết bị, nâng cấp hệ thống đường truyền internet, đưa số DN kê khai qua mạng đạt 97% trở lên, đồng thời có 30% số DN nộp thuế điện tử.