Đánh giá thực trạng công tác quản lý sử dụng hóa đơn, chứng từ tại Chi cục Thuế

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản lý hóa đơn, chứng từ tại chi cục thuế huyện cát hải (Trang 51 - 56)

Chi cục Thuế huyện Cát Hải

2.3.1. Kết quả đạt được

Chi cục Thuế huyện Cát Hải thực hiện chức năng: Tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí, các khoản thu khác của NSNN thuộc phạm vi nhiệm vụ của ngành thuế trên địa bàn theo quy định của pháp luật, đồng thời là cấp trực tiếp thực thi các chính sách thuế, đưa Luật thuế mới vào cuộc sống, thực thi những văn bản chỉ đạo Nhà nước trong quản lý thu ngân sách; Chi cục Thuế huyện Cát Hải luôn là đơn vị đi đầu ngành thuế thành phố Hải Phòng trong thực hiện nhiệm vụ thu NSNN hàng năm và cơng tác cải cách thủ tục hành chính thuế: Ln tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho người nộp thuế được thực hiện các thủ tục thuế. Trong đó có thủ tục về cấp bán, theo dõi, quản lý hoá đơn.

Tăng cường cơng tác tun truyền, phổ biến chính sách pháp luật thuế, cơng khai, minh bạch chính sách, pháp luật về thuế về hố đơn; tổ chức tập huấn cho các tổ chức, cá nhân nộp thuế về những nội dung cơ bản của Luật quản lý thuế, về hóa đơn, và các Luật thuế TNCN, thuế GTGT, thuế TNDN,... và cập nhật kịp thời các sắc thuế mới sửa đổi, bổ sung, các chính sách ưu đãi về thuế của Nhà nước. Tổ chức đối thoại trực tiếp với NNT, kịp thời nắm bắt những thông tin, vướng mắc từ NNT, đồng thời cung cấp những thông tin về cơ chế, chính sách thuế mới, tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế khơng mất thời gian nghiên cứu chính sách thuế để tập trung thời gian vào phát triển SXKD, góp phần đóng góp ngày càng nhiều tiền thuế vào NSNN.

40 Quan tâm công tác kiểm tra thuế, kiểm tra việc in, ấn phát hành, quản lý sử dụng hóa đơn; việc cấp phát, quản lý biên lai, ấn chỉ thuế. Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế để chống sử dụng hoá đơn khống, hoá đơn giả, bán hàng khơng xuất hố đơn... góp phần chống thất thu thuế, đồng thời nâng cao tính tự giác chấp hành pháp luật của người nộp thuế.

Công tác cấp, bán hóa đơn tại Chi cục Thuế được thực hiện nhanh chóng, đúng quy trình, thủ tục.

Cơng tác quản lý sử dụng hóa đơn của các đơn vị cũng đạt được những kết quả khả quan: Hạn chế được tình trạng vi phạm về báo cáo sử dụng hóa đơn, nâng cao ý thức của người sử dụng trong việc chấp hành các quy định về bảo quản hóa đơn, làm cho hiện tượng mất hóa đơn giảm nhanh chóng.

Ý thức chấp hành của các đối tượng sử dụng hóa đơn được nâng cao.

Các đơn vị thuộc diện khơng được mua hóa đơn của cơ quan thuế đã tiến hành đặt in và có hóa đơn để sử dụng.

Thường xuyên quan tâm xây dựng đội ngũ CBCC trong sạch, vững mạnh, thực thi nhiệm vụ hiệu lực, hiệu quả; nêu cao tinh thần trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương khi thi hành công vụ của cán bộ công chức nhất là người đứng đầu.

2.3.2. Hạn chế

Cơng tác quản lý hóa đơn, chứng từ trên địa bàn huyện Cát Hải đã có những bước tiến bộ và đạt được những thành tựu đáng kể trong thời gian qua. Tuy nhiên, bên cạnh đó cơng tác quản lý sử dụng hóa đơn, chứng từ trên địa bàn cịn tồn tại khó khăn khi thực hiện chính sách thuế, cụ thể như sau:

- Những gian lận về hóa đơn thời gian qua cho thấy, các DN gian lận trước đó đều đã có những biểu hiện bất thường nhưng thông tin không được cập nhật, phân tích và xử lý kịp thời. Việc giám sát của cơ quan thuế chưa đảm bảo để có một hệ thống thông tin tốt nhất về người nộp thuế.

41 - Lợi dụng sự thơng thống trong chính sách quản lý, sử dụng hố đơn, có một số doanh nghiệp, chủ yếu là DN nhỏ, mới thành lập, mua hàng thông đồng với người bán hàng để mua hoá đơn khống chỉ, nâng giá hàng cao hơn thực tế, lập hoá đơn khống (khơng có hàng hố) để trốn thuế, để được khấu trừ, hồn thuế, hợp lý hố các khoản chi bất hợp pháp hoặc thanh tốn tài chính trong các doanh nghiệp, các cơ quan thụ hưởng NSNN.

- Do số lượng DN ngày càng nhiều, lực lượng cán bộ công chức thuế mỏng nên số cuộc kiểm tra hố đơn cịn q khiêm tốn, số cuộc kiểm tra chủ yếu kiểm tra theo sự vụ, chưa có các cuộc kiểm tra ngẫu nhiên, chưa phát hiện hiện tượng bán hàng khống, bán hàng khơng xuất hố đơn, in hóa đơn giả… Thời gian kiểm tra và thời gian xét hồn thuế lại ngắn, nên CQT khơng đủ sức thẩm tra toàn bộ chứng từ cũng như lai lịch của các bên có liên quan. Điều này dễ gây ra những sai sót khơng chủ ý và xảy ra những sai lệch khi hoàn thuế.

- Cơng tác xử phạt cịn hơi chậm, chưa triệt để, chưa đủ sức răn đe các đối tượng vi phạm.

- Tuy Chi cục đã mở các lớp tập huấn để tuyên truyền phổ biến chính sách

thuế mới, những thay đổi trong chính trong chính sách cũ nhưng có nhiều DN vẫn chưa thực sự coi trọng để tham gia học tập huấn, cũng không cập nhật thông tin về các quy định mới đó.

- Do tình hình dịch bệnh Covid-19 làm ảnh hưởng tới hầu hết các hoạt động SXKD, nhiều DN không phát sinh doanh thu hoặc dừng hoạt động, bỏ kinh doanh dẫn đến số thuế ghi thu rất thấp do nguồn thu trên địa bàn chủ yếu từ lĩnh vực du lịch – dịch vụ (có trên 98% số DN bị ảnh hưởng và thuộc diện gia hạn nộp thuế GTGT, TNDN và tiền thuê đất)

- Nguồn thu trên địa bàn thiếu bền vững, phụ thuộc vào yếu tố vãng lai. Các DN quản lý chủ yếu là các DN nhỏ hoạt động trong lĩnh vực du lịch – dịch vụ, ăn uống, vận tải phụ thuộc vào lượng khách du lịch, thời tiết, giao thông,...

42

2.3.3. Nguyên nhân

Mặc dù Chi cục luôn chú trọng, quan tâm đến công tác quản lý hố đơn, chứng từ, cải cách thủ tục hành chính thuế, quản lý thuế, cùng tích cực tham gia ý kiến sửa bổ sung các quy định pháp luật về quản lý hóa đơn. Song q trình thực hiện nhiệm vụ vẫn nảy sinh và tồn tại nhiều nguyên nhân cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan, cụ thể:

2.3.3.1. Về nguyên nhân khách quan

- Hệ thống thuế và các văn bản hướng dẫn đang dần được hồn thiện, có nội dung chưa thực sát với thực tế quản lý thu thuế của Chi cục, do đó đã gây ra những hạn chế trong việc tận thu NSNN.

- Nền kinh tế Việt Nam vẫn là một nền kinh tế ưa chuộng tiền mặt, phần lớn các khoản thu nhập cá nhân đều được chi trả bằng tiền mặt, do đó, khó có thể tạo ra cơ chế kiểm soát thu nhập cá nhân một cách chính xác và hiệu quả.

- Nguồn thu nhập của các cá nhân quá đa dạng và phức tạp. Vì vậy cơ quan thuế rất khó kiểm sốt được tổng thu nhập của các cá nhân

- Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa ngành thuế với các cấp chính quyền địa phương, với các tổ chức, cơ quan liên quan trong việc hợp tác triển khai Luật thuế TNCN, dẫn đến những khó khăn trong việc xác định và quản lý gia cảnh người nộp thuế, quản lý hoạt động của các cá nhân kinh doanh tự do, hành nghề độc lập…

- Cơ sở vật chất và hạ tầng cơng nghệ thơng tin cịn hạn chế. Các thiết bị như máy tính, máy in… ít được nâng cấp, sửa chữa, bảo dưỡng, thay mới; các phần mềm còn thường xuyên bị nghẽn mạng hoặc bị lỗi, hoặc bị ngừng trệ do quá trình nâng cấp phần mềm, gây khó khăn cho cơng tác quản lý

2.3.3.2. Về nguyên nhân chủ quan

- Về phía người nộp thuế: Trình độ hiểu biết và ý thức chấp hành Luật của một

bộ phận tổ chức, cá nhân kinh doanh còn hạn chế. Nhiều người dân chưa hiểu biết đầy đủ về thuế GTGT, thuế TNDN... về quyền lợi và nghĩa vụ của người nộp thuế,

43 sự tự giác cịn chưa cao. Bên cạnh đó, bản thân những người hiểu biết cũng cố tình làm sai, không thực hiện nghĩa vụ kê khai, nộp thuế. Trong khi lực lượng cán bộ thuế cịn mỏng, khơng thể thực hiện thanh ra kiểm tra hóa đơn, chứng từ trên diện rộng để phát hiện các hành vi vi phạm và xử lý

- Về phía cơ quan thuế:

+ Việc cập nhật và thông suốt các văn bản hướng dẫn của cán bộ công chức đôi lúc chưa kịp thời và chuẩn xác, do văn bản quá nhiều và có những vấn đề khi đi vào thực hiện gặp khó khăn.

+ Trình độ quản lý của các cán bộ thuế cịn có hạn. Việc áp dụng cơng nghệ thơng tin vào quản lý cịn yếu và chưa đồng bộ làm cho khối lượng công việc nhiều hơn, ảnh hưởng đến chất lượng quản lý.

+ Quy trình quản lý cịn chưa đồng bộ, nhiều thủ tục hành chính chồng chéo

gây khó khăn trong cơng tác quản lý, phiền hà cho doanh nghiệp.

+ Công tác tuyên truyền tuy đã được đẩy mạnh nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu, đặc biệt là công tác tuyên truyền đối với các đối tượng kinh doanh nhỏ lẻ, các hộ, cá nhân kinh doanh, khiến số lượng vi phạm chủ yếu tập trung vào nhóm đối tượng này.

+ Trình độ hiểu biết và thực thi chính sách thuế, khả năng tiếp cận, khai thác ứng dụng công nghệ thông tin của một số cán bộ thuế chưa tốt, chưa có ý thức tự học hỏi để nâng cao trình độ chun mơn, chưa bắt kịp với quy trình mới.

Như vậy, để hồn thiện cơng tác quản lý sử dụng hóa đơn, chứng từ, góp phần thực hiện cơng bằng xã hội, ngành thuế và các cơ quan liên quan phải tìm các giải pháp thích hợp để giải quyết những hạn chế và tồn tại như đã nêu trên.

44

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN LÝ HÓA ĐƠN, CHỨNG TỪ TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN CÁT HẢI

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản lý hóa đơn, chứng từ tại chi cục thuế huyện cát hải (Trang 51 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)