Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh định hóa (Trang 64 - 70)

2.3 Đánh giá chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1 Hạn chế

Trong những năm qua, Agribank Định Hóa đã có nhiều cố gắng mở rộng đầu tư vốn cho vay với các thành phần kinh tế khác nhau, đa dạng hóa các hình thức cho vay nhất là đối với kinh tế hộ gia đình và cho vay tiêu dùng. Tuy nhiên, trong hoạt động cho vay nói chung, đặc biệt là cho vay KHCN nói riêng của chi nhánh vẫn còn một số mặt hạn chế sau đây:

Nợ quá hạn chiếm tỷ lệ từ 0,59% đến 0,84%, nợ xấu chiếm từ 0,25% đến 0,29% trên dư nợ cho vay KHCN được coi là khá thấp. Tuy nhiên, trong khi nợ quá hạn có xu hướng giảm thì nợ xấu lại tăng, chứng tỏ chất lượng cho vay KHCN đã bắt đầu có dấu hiệu xấu đi, ngồi ra tỷ lệ nợ xấu trên nợ quá hạn trong cho vay KHCN cũng ngày càng gia tăng. Điều này đặt ra cho chi nhánh vấn đề cần giải quyết là làm sao để quản lý chặt chẽ hơn các khoản nợ và giảm tỷ lệ này xuống

SV: Nguyễn Thị Kim Hậu 57 CQ56/15.08

mức thấp nhất có thể trong khi vẫn đảm bảo được mức tăng của tổng dư nợ cho vay KHCN.

Tỷ trọng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân trên tổng dư nợ cho vay của chi nhánh còn chưa thật sự tốt, số lượng khách hàng đến với chi nhánh thì nhiều nhưng vay tiêu dùng và vay kinh doanh thường là những món vay manh mún, nhỏ lẻ. Hiện tại có nhiều khách hàng muốn vay vốn kinh doanh để cải thiện đời sống như xây dựng, sửa chữa nhà cửa, mua sắm tài sản có giá trị lớn nhưng qua thẩm định của cán bộ tín dụng thì khả năng trả nợ của họ còn thấp, giá trị TSĐB có tính thanh khoản khơng cao... vì vậy cán bộ tín dụng khơng thể đáp ứng những yêu cầu vay vốn đó. Hoặc các quy định về phương pháp cho vay, quy trình thủ tục hồ sơ cho vay còn nhiều điều chưa phù hợp, chưa đáp ứng được các yêu cầu chính đáng của người vay như hồ sơ vay vốn còn quá nhiều giấy tờ, mỗi lần vay hồ sơ gần như không được suôn sẻ dẫn đến khách hàng cảm thấy phiền hà... Chính những điều này làm cho các khoản cho vay khách hàng cá nhân tăng trưởng tương đối chậm, chưa mở rộng được đối tượng khách hàng vay vốn dẫn đến tỷ trọng cho vay thấp. Số lượng cán bộ nhân viên phịng Khách hàng cá nhân cịn khá ít, hậu quả là phải quản lý và theo dõi quá nhiều khoản vay với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, mỗi nhân viên phải quản lý địa bản nhiều xã, khối lượng cơng việc phải giải quyết lớn do đó có thể dẫn đến những sai sót khơng đáng có như trong công tác thẩm định khách hàng, thẩm định tài sản đảm bảo, cơng tác kiểm tra, kiểm sốt khách hàng vay vốn... dẫn đến việc gây tổn hại về chất lượng cũng như rủi ro trong cho vay khách hàng cá nhân của chi nhánh.

Thu nhập từ hoạt động cho vay khách hàng cá nhân khá cao tuy nhiên lại chỉ chiếm một nửa trong tổng lợi nhuận của chi nhánh. So sánh với khả năng phát

SV: Nguyễn Thị Kim Hậu 58 CQ56/15.08

triển của tổng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân thì cho thấy chất lượng cho vay khách hàng cá nhân chưa thực sự tốt.

Hoạt động Marketing vẫn chưa được chú trọng đúng mức, một phần do hạn chế về mặt nhân lực trong khi công việc phải giải quyết quá nhiều dẫn đến việc khách hàng không nhận được sự tư vấn đầy đủ của cán bộ nhân viên về các sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng, vì vậy cũng ảnh hưởng khơng nhỏ đến việc mở rộng và phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại chi nhánh.

Đối tượng vay vốn chủ yếu là người làm nơng, hộ kinh doanh nhỏ lẻ, đó là những người có thu nhập khơng ổn định, thất thường theo tình hình mùa vụ, kinh tế vĩ mô, nguồn trả nợ không được đảm bảo đều đặn, với đối tượng khách hàng này cũng nảy sinh nhiều vấn đề khiến cho chi nhánh gặp khó khăn trong việc thu hồi nợ, ảnh hưởng đến chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại chi nhánh.

Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng khác trên cùng địa bàn về quy mô, chất lượng dịch vụ, sự đa dạng về sản phẩm... cũng mang đến nhiều khó khăn cho chi nhánh trong việc mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại chi nhánh. Trong mơi trường đó địi hỏi Agribank Định Hóa phải có những thế mạnh, những ưu thế nổi trội của riêng mình trong chiến lược thu hút khách hàng. Tuy nhiên, trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân, chi nhánh vẫn chưa tạo được cho mình nét nổi bật so với các ngân hàng khác cùng hệ thống, nhất là trong điều kiện hiện nay khi thông tin ngày càng được phổ biến đến tận người dân thông qua nhiều kênh như tivi, sách, báo, áp-phích, internet...

SV: Nguyễn Thị Kim Hậu 59 CQ56/15.08 2.3.2.2 Nguyên nhân

Nguyên nhân chủ quan:

- Về quy mơ, uy tín của Chi nhánh: Số lượng các Ngân hàng, đặc biệt là khối NH NNNo&PTNT trên địa bàn Định Hóa ngày càng nhiều, NH NNNo&PTNT chi nhánh Định Hóa phải cạnh tranh với những Ngân hàng cùng quy mô trên địa bàn ví dụ như Ngân hàng Bưu điện Liên Việt – LienVietPostBank huyện Định Hóa, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Định hóa trong khi lượng tiền nhàn rỗi của dân cư là có hạn nên việc huy động vốn của Chi nhánh phần nào gặp khó khăn.

- Về chính sách tín dụng: Chi nhánh vẫn chưa có được sự cụ thể hố dẫn đến hoạt động cho vay đơi khi cịn thiếu tính đồng bộ. Chính sách khách hàng mới chỉ dừng lại ở việc chấm điểm tín dụng, chưa đề cập một cách chi tiết về định hướng của Chi nhánh đối với từng nhóm khách hàng, từng ngành nghề cụ thể. Do đó, đơi khi gây lúng túng cho Chi nhánh trong việc tiếp cận với các khách hàng ở những lĩnh vực mới.

- Về khả năng xử lý và thu thập thông tin: Việc thu thập thông tin để lưu trữ trở nên khó khăn đối với những khách hàng ở xa trụ sở của Chi nhánh bởi cán bộ tín dụng khơng có sẵn các đầu mối tin cậy để phân tích, nắm bắt hoặc dễ rơi vào sự sắp đặt trước của những khách hàng thiếu trung thực. Các thông tin do khách hàng lập và cung cấp nên tính chính xác và khách quan của các tài liệu này rất khó được kiểm chứng. Việc thẩm định thường dựa trên những thông tin chủ quan do khách hàng cung cấp.

- Về tổ chức bộ máy: Các cán bộ tín dụng phải thực hiện tất cả cơng việc từ tìm kiếm, giao dịch trực tiếp, kiểm tra hồ sơ, thẩm định, kiểm tra đối tượng vay vốn và tính khả thi của dự án, kiểm tra việc sử dụng vốn vay, đôn đốc khách hàng

SV: Nguyễn Thị Kim Hậu 60 CQ56/15.08

trả lãi và gốc đầy đủ, đúng hạn. Công việc này sẽ càng khó khăn hơn khi món vay nhiều, địa bàn rải rác.

Nguyên nhân khách quan:

− Sự phát triển hoạt động cho vay của Chi nhánh chịu ảnh hưởng khá nhiều từ chính sách tín dụng của Hội sở chính ban xuống của NH NNNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Định Hóa là một chi nhánh trực thuộc của NH NNNo&PTNT Việt Nam, do đó quy trình và nội dung thẩm định tín dụng tại Chi nhánh phải có sự thống nhất và theo sự chỉ đạo của NH NNNo&PTNT Việt Nam.

− Tính minh bạch, chính xác và kịp thời của thơng tin và độ tin cậy của các cơ quan cung cấp tại Việt Nam cịn nhiều hạn chế. Một kênh hữu ích có thể tham khảo thơng tin là Trung tâm thơng tin tín dụng CIC quốc gia nhưng thông tin không được thường xuyên cập nhật hoặc không đầy đủ, đặc biệt là đối với khách hàng quan hệ tín dụng lần đầu.

SV: Nguyễn Thị Kim Hậu 61 CQ56/15.08

Kết luận chương

Chương 2 đã giới thiệu sơ qua về lịch sử hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức cũng như tình hình hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh Định Hóa trong đó có cơng tác huy động vốn, cơng tác sử dụng vốn, một số hoạt động dịch vụ và kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh qua ba năm 2009, 2010 và 2011. Trên cơ sở các bảng số liệu và biểu đồ, chương 2 cũng đưa ra những đánh giá và nhận định về chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Agribank chi nhánh Định Hóa thơng qua phân tích một số chỉ tiêu căn bản như chỉ tiêu về doanh số cho vay, doanh số thu nợ, hệ số thu nợ, dư nợ cho vay, vòng quay vốn và các chỉ tiêu về nợ quá hạn, nợ xấu, thu lãi trong cho vay khách hàng cá nhân. Từ những phân tích trên, ta có thể thấy được thực trạng chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại chi nhánh, tìm ra những hạn chế còn tồn tại cũng như những nguyên nhân gây ra những hạn chế đó. Đó cũng chính là cơ sở cho việc đưa ra các giải pháp và kiến nghị với hy vọng nâng cao chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại Agribank chi nhánh Định Hóa ở chương 3.

SV: Nguyễn Thị Kim Hậu 62 CQ56/15.08

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT

TRIỂN NƠNG THƠN VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐỊNH HĨA

Một phần của tài liệu Chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh định hóa (Trang 64 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)