Kiểm tra Cơ sở
dữ liệu Nội dung kiểm tra
Sự hiện hữu và Quyền và nghĩa vụ
Các thủ tục kiểm tra bao gồm:
- Thơng thường, KTV u cầu đơn vị được kiểm tốn cung cấp các bảng liệt kê chi tiết công nợ đối với người mua (bao gồm số dư đầu kỳ - Nợ hay Có, phát sinh Có và Số dư cuối kỳ - Nợ hay Có và thêm cột số liệu về khoản phải thu đã quá hạn). Từ đó tiến hành kiểm tra danh mục và sự tồn tại của người mua; Đồng thời làm căn cứ kiểm tra, đối chiếu với các chứng từ, tài liệu có liên quan. Trên thực tế, có thể đơn vị được kiểm toán cung cấp số liệu, tài liệu và nhờ KTV lập hộ; Trường hợp này, KTV có thể lập hộ nhưng khơng ký mà phải đưa lại cho đơn vị kiểm tra, ký nhận và đơn vị phải chịu trách nhiệm về bảng kê.
- Kiểm tra các biên bản đối chiếu công nợ của đơn vị được kiểm toán với người mua và cũng cần lưu ý đặc biệt đối với những trường hợp khơng có biên bản đối chiếu cơng nợ này để có thủ tục kiểm toán thay thế.
- Tốt nhất, KTV tiến hành xin xác nhận của các khoản nợ còn phải từ các khách hàng – nếu có thể được. Thơng thường, KTV yêu cầu đơn vị được kiểm toán cung cấp các bảng liệt kê nợ của các khách hàng, xét đốn khả năng có thể xin xác nhận và sau đó thực hiện thủ tục gửi thư xin xác nhận và sau đó thực hiện thủ tục gửi thư xin xác nhận của các khách hàng. Sự xác nhận nợ từ chính xác khách hàng sẽ đảm bảo tin cậy cho tính Có thật của nợ phải thu.
- Nếu khơng thể có được xác nhận từ khách hàng về nợ phải thu, KTV cần tiến hành kiểm tra các căn cứ ghi sổ của các khoản
nợ này, như hóa đơn bán hàng, chứng từ xuất kho, vận chuyển, hồ sơ tài liệu giao hàng… và các chứng từ thu tiền (phiếu thu, giấy báo Có của ngân hàng…). Cần phải nắm rõ là trường hợp tồn bộ chuyến hàng cịn chưa thu tiền thì chủ yếu chỉ liên quan đến chứng từ tài liệu bán hàng, giao hàng; Trường hợp khách hàng đã thanh tốn một phần tiền hàng, cịn phải xem xét thêm đến các chứng từ thanh toán cho chuyến hàng tương ứng. KTV cũng có thể kiểm tra nghiệp vụ thu tiền ở đầu kỳ hạch tốn tiếp theo, điều này cũng có thể có bằng chứng về khoản phải thu khách hàng cuối kỳ trước là có thật.
Tính tốn đánh giá
Các thủ tục kiểm tra bao gồm:
- Kiểm tra tính hợp lý và chính xác của các cở sở tính tốn nợ phải thu mà đơn vị đã thực hiện, bằng cách đối chiếu số lượng hàng bán chịu và đơn giá bán trên hóa đơn bán hàng chưa thu tiền với thơng tin tương ứng đã ghi trên hợp đồng thương mại hay trên kế hoạch bán hàng, trên bảng niêm yết giá của đơn vị… đã được phê chuẩn. Trường hợp nợ phải thu có gốc ngoại tệ, cần kiểm tra, so sánh với thông tin về tỷ giá ngoại tệ tại thời điểm báo cáo để xem xét việc điều chỉnh có đảm báo phù hợp hay không. Trường hợp nợ phải thu chỉ là một phần còn lại của chuyến háng đã bán, kiểm tra trên cơ sở số tiền phải thug hi trên hóa đơn và chứng từ đã thu tiền tương ứng của hóa đơn đó.
- Kiểm tra tính chính xác của số liệu do đơn vị tính tốn về nợ cịn phải thu; Trong trường hợp xét thấy cần thiết, KTV có thể tiến hành tính tốn lại ( trên cơ sở tài liệu của đơn vị và sự xét đoán của KTV) và so sánh với số liệu trên sổ kế toán của đơn vị.
- Cần lưu ý đến trường hợp bán hàng có áp dụng các chính sách giảm giá, chiết khấu thương mại sẽ có liên quan đến tính tốn nợ cịn phải thu; Có thể KTV cần thảo luận với các nhà
quản lý đơn vị để làm rõ các trường hợp này. Cộng dồn Các thủ tục kiểm tra bao gồm:
- Kiểm tra tính đầy đủ của việc tổng hợp công nợ: Bằng cách so sánh danh mục những người mua từ các sổ chi tiết Phải thu khách hàng với Bảng kê chi tiết công nợ.
- Kiểm tra tính đúng đắn (chính xác) của việc tổng hợp công nợ: Bằng cách đối chiếu với từng trang sổ chi tiết Phải thu khách hàng với Bảng kê chi tiết công nợ về các số liệu tương ứng, đặc biệt là số dư cuối kỳ.
- Kiểm tra tính chính xác của việc tổng hợp (cộng dồn) số liệu trên Bảng kê chi tiết cơng nợ ( dịng cộng của các cột số dư Nợ (và dư Có) cuối kỳ.
Trình bày và công bố
Các thủ tục kiểm tra bao gồm:
- Kiểm tra thơng tin trình bày trên báo cáo tài chính về khoản cịn phải thu khách hàng có phù hợp với quy định của chế độ kế tốn hay khơng. Cần lưu ý về sự phân biệt và trình bày riêng biệt số dư các khoản nợ còn phải thu khách hàng với số dư các khoản khách hàng đã trả trước; phân biệt số dư phải thu theo thời gian (ngắn hạn, dài hạn).
- Kiểm tra tính nhất quán số liệu trên báo cáo tài chính với số liệu trên sổ kế tốn của đơn vị (đã tổng hợp trên Bảng kê chi tiết công nợ của đơn vị) và/ hoặc với số liệu trên bảng cân đối thủ theo thời gian của các khoản phải thu (do KTV đã lập).
1.2.4.3 Tổng hợp kết quả kiểm toán khoản mục Nợ Phải thu khách hàng
Kết luận về mục tiêu kiểm toán
KTV nêu rõ kết luận về việc đạt được hay chưa đạt được mục tiêu kiểm toán
Kiến nghị
Kiến nghị về các bút tốn điều chỉnh (nếu có) hoặc những giải trình, thuyết minh cần bổ sung trên BCTC, trong đó ghi rõ nguyên nhân điều chỉnh và số tiền điều chỉnh
Nhận xét về những tồn tại của hệ thống kế toán và HTKSNB đối với bộ phận được kiểm tra và ý kiến đề xuất cải tiến hoàn thiện HTKSNB của KTV
Các vấn đề cần tiếp tục the dõi trong đợt kiểm toán sau liên quan đến bộ phận được kiểm toán
Việc điều chỉnh số liệu kế toán theo ý kiến của KTV có được phản ánh đầy đủ kịp thời vào các sổ kế tốn có liên quan hay khơng
Giải pháp của đơn vị đối với các vấn đề còn tồn tại mà KTV đã nêu
Các sai sót đã được phát hiện trong cuộc kiểm tốn sơ bộ có được xử lý không và mức độ ảnh hưởng đến BCTC cuối niên độ
Ý kiến của ban giám đốc đơn vị (nếu có)
KTV thảo luận với ban giám đốc đơn vị về những vấn đề đã nêu trong biên bản kiểm toán và kết luận của KTV
1.3 CÁC SAI PHẠM THƯỜNG GẶP KHI KIỂM TOÁN NỢ PHẢI THU KHÁCHHÀNG HÀNG
Khai báo tăng Phải thu khách hàng trên cơ sở hạch toán khống nghiệp vụ bán hàng hoặc hạch toán sớm nghiệp vụ bán hàng nhưng chưa được coi là hoàn thành tiêu thụ đủ tiêu chuẩn để ghi nhận doanh thu.
Khả năng ghi nhận sai các khoản Phải thu khách hàng.
Không bù trừ cùng đối tượng hoặc bù trừ công nợ không cùng đối tượng.
Quy trình phê duyệt bán chịu khơng đầy đủ, chặt chẽ: chưa có quy định về số tiền nợ tối đa, thời hạn thanh toán, đối tượng được mua chịu…
Chênh lệch biên bản đối chiếu và sổ kế toán chưa được xử lý.
Hạch toán sai nội dung, số tiền, tính chất tài khoản Phải thu khách hàng, hạch toán các khoản Phải thu khách hàng khơng mang tính chất phải thu thương mại vào TK131 như hạch tốn tiền Bảo hiểm thu hộ cho nhân viên được hưởng do ốm đau thai sản hạch toán đúng vào TK 138 thì kế tốn hạch tốn nhầm vào TK 131.
Ghi nhận các khoản trả trước cho người bán khơng có chứng từ hợp lệ. Các khoản đặt trước tiền hàng cho người bán hoặc có mối quan hệ kinh tế lâu dài, thường xuyên với các tổ chức kinh tế khác nhưng không tiến hành ký kết hợp đồng kinh tế giữa hai bên...
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TỐN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TỐN BCTC DO CƠNG TY TNHH
KIỂM TOÁN DFK VIỆT NAM CHI NHÁNH HÀ NỘI THỰC HIỆN
2.1 TỔNG QUAN CHUNG VỀ CƠNG TY TNHH KIỂM TỐN DFK VIỆT NAM 2.1.1 Q trình hình thành và phát triển cơng ty
Công ty DFK Việt Nam – tên đầy đủ là Cơng ty TNHH Kiểm tốn DFK Việt Nam, được thành lập ngày 09/04/2003 với số vốn điều lệ là 6 tỷ đồng. Hiện nay, Cơng ty có mặt ở 3 thành phố lớn: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Bình Dương. Tổng số lượng nhân viên của DFK là gần 100 nhân viên, trong đó số lượng kiểm tốn viên hành nghề là 11(Bộ Tài chính, 2013).
Trụ sở chính của DFK đặt tại: Số 38/8 đường Lam Sơn, Phường 2, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh. Ngồi ra, ở Thành phố Hồ Chí Minh, cơng ty có một cơ sở khác nằm tại số 426, đường Cao Thắng, quận 10.
Chi nhánh ở Bình Dương đặt tại số 127 đường Huỳnh Văn Lũy, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
Chi nhánh của Công ty DFK ở Hà Nội:
- Địa chỉ: tầng 25, tịa nhà M3, M4, số 91 đường Nguyễn Chí Thanh, quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội.
- Số điện thoại: 84-4 62663006 Số Fax: 84-4 62663066
- Tài khoản VNĐ số: 0011003492992
- Tại: Sở giao dịch Ngân hàng Vietcombank – Chi nhánh Hà Nội
- Mã số thuế: 0302909063-001
- Đại điện: Ông Phạm Thế Hưng – Giám đốc
Chi nhánh Hà Nội có khoảng gần 50 nhân viên và cùng với chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh đóng vai trị quan trọng trong việc tạo doanh thu cho Công ty.
Công ty thành lập ngày 09/04/2003 với tên ban đầu là Công ty TNHH Tư vấn và kiểm tốn CA&A. Trụ sở chính của Cơng ty đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh. Giai đoạn đầu này, chi nhánh ở Hà Nội được mở ra để mở rộng thị trường hoạt động của Công ty.
Từ năm 2007, Cơng ty đã tham gia vào tập đồn Quốc tế DFK. Đến ngày 17/09/2010, Cơng ty TNHH Tư vẫn và kiểm tốn CA&A đã đổi tên thành Công ty TNHH Kiểm tốn DFK Việt Nam và chính thức là thành viên của tập đoàn Quốc tế DFK.
Các thành viên trong tập đoàn Quốc tế DFK như đã nói ở trên, là một thực thể pháp lý độc lập tại quốc gia mình. Do đó, các cơng ty thành viên của Quốc tế DFK, trong đó có DFK Việt Nam độc lập hồn tồn về tài chính và chịu mọi trách nhiệm pháp lý cho hoạt động của mình. Các thành viên của tập đồn DFK sẽ giúp đỡ nhau về mặt nghiệp vụ để nâng cao chun mơn cho các kiểm tốn viên.
Trong năm 2009, tập đồn DFK có 1.138 văn phịng tại 87 quốc gia, cung cấp các dịch vụ tư vấn trên toàn thế giới, doanh thu đạt 1 tỷ USD. Chủ tịch tập đoàn Quốc tế DFK khẳng định: “DFK International là một tổ chức liên tục phát triển
vững mạnh. Chúng tôi ln hỗ trợ các thành viên của mình trong việc cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.
2.1.2 Tổ chức bộ máy quản lý
Bộ máy tổ chức quản lý của công ty được xây dựng theo mơ hình trực tuyến chức năng. Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý được thiết kế như sau:
Chức năng và quyền hạn của mỗi vị trí trong cơng ty:
Giám đốc điều hành chính là người đứng đầu trong bộ máy tổ chức quản lý của công ty.
Nhiệm vụ của Giám đốc là xây dựng phương châm hoạt động, các chiến lược hoạt động của công ty, giao nhiệm vụ và đánh giá hoạt động của các phó giám đốc. Bên cạnh đó Giám đốc trực tiếp quản lý phịng hành chính và có thể tham gia vào cuộc kiểm tốn lớn yêu cầu phức tạp.
Phó Giám đốc và Giám đốc nghiệp vụ là những vị trí cao cấp thứ 2 trong cơng ty và chịu sự quản lý trực tiếp của Giám đốc điều hành
Nhiệm vụ chính của Phó Giám đốc là giám sát kiểm sốt hoạt động của cơng ty và báo cáo tình hình hoạt động cho Giám đốc. Giám đốc nghiệp vụ cịn có trách nhiệm đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên trong cơng ty. Ngồi ra thì Phó Giám đốc và Giám đốc nghiệp vụ cũng phải tham gia vào những cuộc kiểm toán lớn yêu cầu phức tạp.
Cơng ty được chia làm 2 phịng ban nghiệp vụ chính: Phịng kiểm tốn và phịng nghiệp vụ kế tốn.
Đứng đầu các phòng là các trưởng phòng. Các trưởng phòng sẽ đứng ra liên lạc trực tiếp với khách hàng. Trưởng phòng sẽ lên kế hoạch cụ thể cho các nhóm trong phịng mình để thực hiện cơng việc với khách hàng. Trưởng phòng cũng trực tiếp phân phối nhân sự và trực tiếp tham gia điều hành các nhóm kiểm tốn. Các trưởng phịng sẽ là người xét duyệt tất cả các phần hành, nghiệp vụ và báo cáo kiểm tốn trước khi đưa lên cho Các Phó Giám đốc và các Giám đốc nghiệp vụ xem xét.
Một chức vụ tương đương với chức vụ trưởng phịng đó là Quản lý tư vấn kinh doanh thành viên này chịu trách nhiệm hỗ trợ các trưởng phịng trong việc quyết định có hay khơng nhận khách hàng mới và tư vấn một số vấn đề liên quan đến kinh doanh khác.
Nhân viên của các phịng kiểm tốn, kế toán là những người trực tiếp thực hiện các công việc của Công ty và họ tạo nên giá trị của mỗi công ty.
Giám đốc Nghiệp vụ Phó Giám đốc Phó Giám đốc Giám đốc
Nghiệp vụ Giám đốc Phịng Hành chính Nhân sự Quản lý Kế tốn IT Trưởng nhóm Kiểm tốn viên Trợ lý Thực tập Trưởng nhóm Kiểm tốn viên Trợ lý Thực tập Kế tốn Thực tập Trưởng nhóm Kiểm tốn viên Trợ lý Thực tập Quản lý tư vấn kinh doanh Phịng kiểm tốn 1 Trưởng phịng Phịng kiểm tốn 2 Trưởng phịng Phịng kiểm tốn 3 Trưởng phịng Phịng nghiệp vụ kế tốn Trưởng phịng
Phịng nghiệp vụ kiểm tốn được chia làm các nhóm kiểm tốn nhỏ, mỗi nhóm có 4 cấp nhân viên theo thứ tự từ thấp đến cao: thực tập sinh (học việc), trợ lý kiểm tốn, kiểm tốn viên và trưởng nhóm kiểm tốn. Trưởng nhóm sẽ phân cơng cơng việc phần hành tùy theo độ phức tạp phù hợp với từng cấp nhân viên trong nhóm.
Phịng kế tốn hoạt động tập trung dưới sự chỉ đạo của Manager. Nhân viên cấp dưới chỉ có 2 cấp là: thực tập sinh (học việc) và Kế tốn viên. Nhân viên phịng kế toán cũng phải hoạt động theo kế hoạch đã được thiết kế chặt chẽ, hợp lý bởi trưởng phòng. Nhiệm vụ của họ là phải hồn thành cơng việc được giao. Hành năm, các nhân viên của phòng cũng được đào tạo để nâng cao nghiệp vụ.
Phịng hành chính là phịng chức năng duy nhất của cơng ty. Phịng này khơng có trưởng phịng và chịu sự quản lý giám sát trực tiếp của các Giám đốc, Phó giám đốc Cơng ty.
2.1.3 Các dịch vụ do công ty cung cấp
Dịch vụ kiểm tốn báo cáo tài chính Dịch vụ tư vấn thuế
Dịch vụ kế toán Dịch vụ chuyển giá
Dịch vụ tư vấn doanh nghiệp Dịch vụ quản trị rủi ro
2.1.4 Quy trình chung kiểm tốn BCTC
Sơ đồ 2.2: Quy trình chung kiểm tốn BCTC tại DFK
Quy trình kiểm toán khoản mục Nợ Phải thu khách hàng cũng tuân theo các bước trong quy trình kiểm tốn BCTC của Cơng ty DFK.
TÌM HIỂU, KHẢO SÁT VỀ HOẠT ĐỘNG VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA QUÝ KHÁCH
THỐNG NHẤT PHƯƠNG PHÁP KẾ HOẠCH VÀ LỊCH TRÌNH LÀM VỆC
Giai đoạn khảo sát và lập
kế hoạch
TIẾN HÀNH KIỂM TOÁN
Thực hiện các thủ tục phân tích. Áp dụng các thử nghiệm cơ bản đối với các số dư và các nghiệp vụ phát sinh. Soát xét kết quả