3.3.1 Trong giai đoạn lập kế hoạch
Về thu thập thơng tin cơ sở: - u cầu:
Theo chuẩn mực kiểm tốn Việt Nam số 310 “Hiểu biết về tình hình kinh doanh”, trước khi chấp nhận một hợp đồng kiểm tốn, KTV và cơng ty kiểm tốn phải thu thập những thông tin sơ bộ về lĩnh vực hoạt động, loại hình doanh nghiệp, hình thức sở hữu, cơng nghệ sản xuất, tổ chức bộ máy quản lý và thực tiễn hoạt động của đơn vị, qua đó đánh giá khả năng có thể thu thập được những thơng tin (hiểu biết) cần thiết về tình hình kinh doanh để thực hiện cơng việc kiểm tốn.
Sau khi chấp nhận hợp đồng kiểm toán, KTV phải thu thập những thông tin chi tiết ngay từ khi bắt đầu cơng việc kiểm tốn. Trong q trình kiểm tốn, KTV phải luôn xem xét, đánh giá, cập nhật và bổ sung thêm những thông tin mới.
- Nội dung giải pháp:
Đối với khách hàng kiểm tốn lâu năm, thì việc tìm hiểu thông tin về khách hàng sẽ nên sử dụng hồ sơ kiểm toán của những năm trước kết hợp với việc trao đổi thơng tin với khách hàng để tìm hiểu xem trong năm qua khách hàng có những thay đổi gì đáng kể hay khơng. Điều này thì DFK đang làm khá tốt tuy nhiên vẫn cịn 1 vài khách hàng bỏ sót vấn đề này nên cần điều chỉnh để áp dụng cho mọi khách hàng của công ty.
Đối với khách hàng mới, KTV nên kết hợp giữa việc tìm hiểu thơng tin thơng qua BGĐ của khách hàng cùng với việc đi tìm hiểu nơi sản xuất (đối với doanh nghiệp sản xuất) và trao đổi thêm với những nhân viên của các phòng ban khác nhau. Đồng thời phải tìm hiểu về thị trường mà khách hàng đang hoạt động kinh doanh, năm bắt được diễn biến của thị trường đó trong năm vừa qua để có những phán đốn về tình hình kinh doanh của khách hàng.
Về việc kiểm tra đánh giá hệ thống KSNB - Yêu cầu:
Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 400 “Đánh giá rủi ro và KSNB”, KTV phải có đủ hiểu biết về hệ thống kế toán và hệ thống KSNB để lập kế hoạch kiểm toán tổng thể và chương trình kiểm tốn thích hợp, có hiệu quả.
Việc tìm hiểu hệ thống KSNB sẽ giúp cho KTV:
Xác định được phạm vi kiểm toán cần thiết đối với những sai sót trọng yếu có thể tồn tại trong BCTC
Xem xét những nhân tố có khả năng gây sai sót trọng yếu
Xây dựng các thủ tục kiểm tốn thích hợp
KTV phải dựa vào kinh nghiệm và hiểu biết của mình trước đây về lĩnh vực hoạt động và đơn vị; nội dung, kết quả khi trao đổi với Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán; việc quan sát các hoạt động và nghiệp vụ bán hàng – thu tiền của đơn vị; kiểm tra, xem xét các tài liệu.
- Nội dung giải pháp:
DFK bên cạnh việc áp dụng việc hỏi tìm hiểu về hệ thống KSNB thơng qua kinh nghiệm của KTV thì cũng nên xây dựng hệ thống các câu hỏi của dành cho hệ thống KSNB để giúp cho những KTV chưa có nhiều kinh nghiệm có cở sở, tài liệu để thực hiện việc tìm hiểu và đánh giá về hệ thống KSNB của khách hàng. Hệ thống câu hỏi tìm hiểu về hệ thống KSNB nên được những KTV giàu kinh nghiệm cùng nhau xây dựng dựa trên những kinh nghiệm kiểm toán của họ để có thể xây dựng được hệ thống câu hỏi thực tế và hữu ích nhất.
3.3.2 Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán
Thực hiện thủ tục kiểm soát - Yêu cầu:
Cũng theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 400 “Đánh giá rủi ro và KSNB”, KTV phải thực hiện các thử nghiệm kiểm soát để thu thập đầy đủ bằng chứng về tính hiệu quả của hệ thống kế tốn và hệ thống KSNB trên các phương diện:
Thiết kế: Hệ thống kế toán và hệ thống KSNB của đơn vị được thiết kế sao cho có đủ khả năng ngăn ngừa, phát hiện và sữa chữa các sai sót trọng yếu
Thực hiện: Hệ thống kế toán và hệ thống KSNB tồn tại và hoạt động một cách hữu hiệu trong suốt thời kỳ xem xét.
- Nội dung giải pháp:
KTV cần chú trọng hơn vào thủ tục này, KTV cần thực hiện đồng bộ các biện pháp như kết hợp phỏng vấn với quan sát, đối chiếu, phân tích. Chẳng hạn khi đặt câu hỏi nghiệp vụ xóa sổ khoản phải thu khó địi có sự phê duyệt của Ban Giám đốc khơng, KTV kết hợp rà sốt chữ ký của người có thẩm quyền trên Biên bản xóa sổ. Sau khi thực hiện các biện pháp kỹ thuật chủ yếu, nếu kết quả kiểm tra không trùng hợp với đánh giá ban đầu trong kế hoạch kiểm tốn thì phải mở rộng phạm vi của các thử nghiệm cơ bản, kể cả thủ tục phân tích và kiểm tra chi tiết.
Thực hiện thủ tục phân tích chi tiết - u cầu:
Theo Chuẩn mực kiểm tốn Việt Nam số 520 “Quy trình phân tích”, trong q trình kiểm toán, nhằm giảm bớt rủi ro phát hiện liên quan đến cơ sở dẫn liệu của BCTC, KTV phải thực hiện quy trình phân tích hoặc kiểm tra chi tiết hoặc kết hợp cả hai. KTV phải thảo luận với Giám đốc, Kế tốn trưởng về khả năng cung cấp thơng tin và độ tin cậy của các thơng tin áp dụng cho quy trình phân tích.
- Nội dung giải pháp:
Tại DFK, thì Cơng ty vẫn chưa thực hiện thủ tục phân tích chi tiết cho từng khoản mục đặc biệt là những khoản mục có thể ảnh hưởng trọng yếu tới BCTC như Nợ Phải thu khách. DFK cần xây dựng việc tính tốn cho khoản mục Nợ Phải thu khách hàng, thực hiện việc phân tích về sự biến động giá trị phải thu, tỷ suất phải thu khách hàng/doanh thu để xác định có sự kiện bất thường xảy ra khơng. Bên cạnh đó, KTV nên kết hợp sử dụng các tài liệu bên ngồi của các doanh nghiệp có cùng quy mơ trong ngành, số liệu của tồn ngành để phân tích và so sánh với số liệu của khách hàng.
Về phương pháp chọn mẫu. - Yêu cầu:
Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 530 “Lấy mẫu kiểm toán và các thủ tục kiểm toán khác”, lấy mẫu kiểm toán là áp dụng các thủ tục kiểm tốn trên số phần tử ít hơn 100% tổng số phần tử của một số dư tài khoản hay một loại nghiệp vụ, sao cho mọi phần tử đều có cơ hội được lựa chọn. Lấy mẫu sẽ giúp KTV thu thập và đánh giá bằng chứng kiểm toán về các đặc trưng của các phần tử được chọn, nhằm hình thành hay củng cố kết luận về tổng thể.
- Nội dung giải pháp:
KTV thông thường lựa chọn đối tượng kiểm tra chi tiết dựa trên phán đoán, kinh nghiệm của bản thân; chủ yếu lựa chọn những đối tượng có nghiệp vụ bất thường, phát sinh vào thời điểm cuối niên độ và có số dư lớn. Kỹ thuật này dễ thực hiện, không mất nhiều công sức tuy nhiên lại không đưa ra được tính đại diện cho tổng thể. KTV nên kết hợp với các phương pháp chọn mẫu khoa học như chọn mẫu ngẫu nhiên, chọn mẫu xác suất, chọn mẫu phi xác suất.
Về thủ tục kiểm tra chi tiết. - Yêu cầu:
Thủ tục kiểm tra chi tiết là việc kiểm tra trên các nghiệp vụ và số dư để thu thập bằng chứng kiểm toán liên quan đến BCTC nhằm phát hiện ra những sai sót trọng yếu làm ảnh hưởng đến BCTC. Theo VSA số 500 “Bằng chứng kiểm tốn”,bằng chứng kiểm tốn có sức thuyết phục cao hơn khi có thơng tin từ nhiều nguồn và nhiều loại khác nhau cùng xác nhận. Trong q trình kiểm tốn, KTV phải xem xét mối quan hệ giữa chi phí cho việc thu thập bằng chứng và lợi ích của các thơng tin đó.
- Nội dung giải pháp:
Khi phân cơng kiểm tốn, trưởng nhóm nên phân cơng 1 người làm các khoản mục có liên quan mật thiết với nhau như: tiền, phải thu, doanh thu...Các thủ tục kiểm tra chi tiết nên áp dụng linh hoạt cho từng loại hình doanh nghiệp đặc thù như doanh nghiệp có cơng nợ gốc ngoại tệ, doanh nghiệp thực hiện chính sách bán hàng nới lỏng...
Để khơng ngừng nâng cao chất lượng kiểm tốn nói chung và kiểm tốn khoản mục Nợ Phải thu khách hàng nói riêng, DFK phải khơng ngừng hồn thiện những chương trình kiểm tốn mà mình đã đặt ra.
Về kỹ thuật gửi thư xác nhận - Yêu cầu:
Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 501 “Bằng chứng kiểm toán bổ sung đối với các khoản mục và sự kiện đặc biệt”, trường hợp các khoản phải thu được xác định là trọng yếu trong BCTC và có khả năng khách nợ sẽ phúc đáp thư yêu cầu xác nhận các khoản nợ thì KTV phải yêu cầu khách nợ xác nhận trực tiếp các khoản phải thu hoặc các số liệu tạo thành số dư của khoản phải thu.
Sự xác nhận trực tiếp sẽ cung cấp bằng chứng kiểm toán đáng tin cậy về sự hiện hữu của các khoản phải thu và tính chính xác của các số dư.
- Nội dung giải pháp:
Tuy DFK luôn gửi thư xác nhận trước khi thực hiện kiểm toán cuộc kiểm toán một khoảng thời gian đủ dài nhưng việc nhận đủ thư xác nhận khi tiến hành cuộc kiểm tốn thường ít khi xảy ra. Chính vì thế khi khơng nhận đủ thư xác nhận thì KTV cần thúc giục khách hàng để có thể nhận được thư xác nhận sớm nhất có thể.
3.3.3 Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán.
Yêu cầu:
Kết thúc kiểm tốn là cơng việc cuối cùng trong quy trình chung kiểm tốn BCTC của doanh nghiệp. Đây là khâu cuối cùng nhưng đóng vai trị quan trọng khơng kém vì đây là giai đoạn mà các KTV phải tổng hợp để hình thành nên ý kiến của mình về BCTC của doanh nghiệp được kiểm tốn. Báo cáo kiểm toán về BCTC thực chất là một bản thông báo về kết quả cuộc kiểm toán BCTC cho người sử dụng BCTC.
Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 700 “Báo cáo kiểm toán về BCTC”, ý kiến của KTV đưa ra trên báo cáo kiểm toán một sự đảm bảo chắc chắn rằng BCTC đã phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu; nhưng khơng
đảm bảo tuyệt đối rằng khơng có bất kỳ một sai sót nào trên BCTC đã được kiểm toán. KTV chỉ quan tâm đến các yếu tố trọng yếu trên BCTC.
Nội dung giải pháp:
Sau khi kết thúc cơng việc kiểm tốn ở khách hàng, KTV cần chú ý theo dõi sát sao những biến động bất thường sau đó, kịp thời có những thơng báo cần thiết hay cập nhật vào hồ sơ kiểm tốn những sự kiện có liên quan. Riêng với khoản mục Nợ Phải thu khách hàng, KTV cần lưu ý đến những thư xác nhận chưa trả lời và bổ sung ngay vào hồ sơ kiểm tốn khi có hồi đáp.