2.2. Thực trạng tổ chức công tác kế tốn tại Văn phịng Thanh tra Chính
2.2.5. Thực trạng tổ chức vận dụng hệ thống BCTC và công khai BCTC
BCTC
Hệ thống báo cáo kế toán ở VPTTCP hiện nay được xây dựng trên cơ sở quy định của Chế độ kế toán HCSN ban hành theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC và Thông tư số 185/2010/TT-BTC ngày 14/12/2010.
Qua thực tế cho thấy, việc lập báo cáo tài chính được hàng quý theo quy định. Các phần mềm kế toán ứng dụng tại các đơn vị đã cho phép việc lập hầu hết các Báo cáo tài chính theo quy định của chế độ kế tốn hiện hành, việc lập các báo cáo này chỉ cần thông qua thao tác in ấn ngay sau khi thực hiện song việc xử lý dữ liệu điều chỉnh, kết chuyển. Cụ thể, hệ thống báo cáo tài chính được lập tại VPTTCP bao gồm:
- Bảng cân đối tài khoản;
- Tổng hợp tình hình kinh phí và quyết tốn kinh phí đã sử dụng; - Báo cáo chi tiết kinh phí hoạt động;
- Bảng đối chiếu dự tốn kinh phí ngân sách tại kho bạc Nhà nước theo hình thức rút dự tốn tại KBNN;
- Bảng đối chiếu tình hình tạm ứng và thanh tốn tạm ứng kinh phí ngân sách tại kho bạc Nhà nước;
- Báo cáo số dư dự toán Ngân sách Nhà nước. - Bảng đối chiếu số dư tài khoản tiền gửi; - Báo cáo tình hình tăng, giảm TSCĐ;
- Báo cáo số kinh phí chưa sử dụng đã quyết tốn năm trước chuyển sang;
- Thuyết minh báo cáo tài chính.
Cuối năm kế tốn tại phịng Tài vụ lập các Báo cáo tài chính, Chánh Văn phịng và Tổng Thanh tra Chính phủ đơn vị ký duyệt, sau đó nộp cho Vụ kế hoạch và các cơ quan tài chính liên quan.
Như vậy, nhìn chung cơng tác lập Báo cáo tài chính tại đơn vị về cơ bản đều chấp hành đúng quy định về chế độ lập báo cáo, đảm bảo đúng nội dung, phương pháp lập, biểu mẫu,… nên đã tạo điều kiện thuận lợi cho cơng tác kiểm tra, thẩm định quyết tốn hàng năm theo đúng quy định của Nhà nước góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý, sử dụng tài sản, vật tư, nguồn kinh phí của các đơn vị.
Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy hệ thống Báo cáo kế toán phục vụ yêu cầu cung cấp thông tin quản lý nội bộ của đơn vị chưa được đánh giá cao. Công tác kế toán mới chỉ dừng lại ở xây dựng quy trình kế tốn, hạch tốn đúng, đủ theo chế độ kế tốn hiện hành cịn việc phân tích, xử lý thơng tin kế tốn để cung cấp cơ sở cho công tác quản lý cịn đơn điệu, thơng tin cung cấp chưa đa
dạng, đa chiều, chưa có tính quản trị cao.
Thơng qua các số liệu, kết quả tổng hợp báo cáo tài chính đã lập hàng năm, đơn vị đã tiến hành đối chiếu, tính tốn và so sánh các số liệu có liên quan để đánh giá tình hình quản lý tài chính của đơn vị. Nội dung phân tích của các đơn vị này chủ yếu tập trung vào phân tích tình hình thực hiện dự tốn thu - chi, tình hình kinh phí và quyết tốn kinh phí, tình hình quản lý, sử dụng tài sản. Mục đích của việc phân tích tình hình tài chính ở VPTTCP nhằm phát hiện và ngăn ngừa các hiện tượng tiêu cực, lãng phí trong q trình sử dụng tài sản, tiền và kinh phí của Nhà nước; cung cấp thông tin đã xử lý theo yêu cầu quản lý theo chế độ tài chính hiện hành. Tuy nhiên, phương pháp phân tích chỉ mới dừng lại ở phương pháp so sánh. Chính vì thế, việc đánh giá tình hình thực hiện dự tốn thu - chi, tình hình chấp hành các chế độ chi tiêu, chính sách quản lý tài chính của Nhà nước cịn khá chung chung mà chưa đề ra những giải pháp cụ thể để tiết kiệm chi và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn kinh phí kể cả trong ngắn hạn và dài hạn.
Một số báo cáo kế toán thực tế sử dụng tại đơn vị được minh hoạ trong
Phụ lục 05 bao gồm: Báo cáo tài chính năm 2013,
2.2.6. Thực trạng cơng tác tổ chức kiểm tra kế toán
Kiểm tra kế toán làm một trong những công cụ hết sức quan trọng, đảm bảo cho công tác kế toán tại đơn vị đi vào nề nếp, thực hiện đúng đắn các chế độ, chính sách nhà nước về kinh tế, tài chính thơng qua hoạt động kiểm sốt, giám sát chính xác, khách quan. Phát hiện và ngăn chặn kịp thời những hạn chế, thiếu sót trong tổ chức cơng tác kế tốn, cơng tác quản lý tài chính, chống những hành vi gian lận vi phạm chế độ tài chính, kế toán. Trên thực tế quan sát, cán bộ kế tốn đã nhận thức được vai trị, ý nghĩa của công tác kiểm tra kế toán nhưng chưa tổ chức vận dụng triệt để Quyết định số 67/2004/QĐ- BTC về Quy chế tự kiểm tra tài chính, kế tốn tại các đơn vị có sử dụng kinh
phí NSNN.
Căn cứ vào đối tượng tham gia kiểm tra kế toán hiện nay tại các đơn vị có hai loại kiểm tra: Kiểm tra nội bộ và kiểm tra của các cơ quan chức năng có thẩm quyền
Kiểm tra nội bộ: Trên thực tế, Phòng Tài vụ chưa tổ chức được bộ phận
kiểm tra kế toán riêng. Việc kiểm tra kế toán chủ yếu do Kế toán trưởng và các kế tốn viên thực hiện. Cơng tác kế tốn thường tập trung vào những nội dung sau:
Một là: Kiểm tra việc thực hiện ghi chép, phản ánh trên các chứng từ kế toán, trên các sổ kế toán chi tiết, sổ kế toán tổng hợp và các báo cáo tài chính về đảm bảo chế độ kế tốn; chế độ, chính sách quản lý tài sản và nguồn kinh phí tại đơn vị.
Hai là: Kiểm tra, đối chiếu giữa kế toán tổng hợp và kế tốn chi tiết trong q trình tổng hợp số liệu, thơng tin kế tốn. Trong mỗi phần hành cơng việc, kế tốn viên trực tiếp kiểm tra các chứng từ kế toán trước khi thực hiện các bước tiếp theo của quy trình luân chuyển chứng từ kế tốn, sau đó thực hiện kiểm tra việc ghi sổ kế tốn chi tiết mình quản lý.
Ba là: Kiểm tra chất lượng và hiệu quả tổ chức bộ máy kế toán, mối quan hệ giữa Phòng Tài vụ với các phòng, ban khác trong đơn vị.
Kiểm tra của các cơ quan chức năng có thẩm quyền: Cơng tác kiểm tra
kế tốn tại VPTTCP cịn chịu sự kiểm tra của Vụ Kế hoạch-Tài chính và Tổng hợp, cơ quan kiểm toán Nhà nước. Nội dung kiểm tra chủ yếu xoay quanh vấn đề kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về tài chính, kế tốn.
Nhìn chung, kiểm tra kế tốn tại đơn vị thực hiện nghiêm túc thường xuyên và cách thức đa dạng. Giữa các khâu kiểm tra có tính liên kết, có thơng tin phản hồi tích cực. Tuy nhiên, trong kiểm tra nội bộ, cơng tác kiểm tra có
tính rời rạc hơn cả nên vẫn cịn những sai sót kế tốn chỉ đến khi đơn vị thực hiện kiểm tra cuối kỳ hoặc kiểm tra của cơ quan chức năng có thẩm quyền mới phát hiện được.