1.3 Thẩmđịnh tài chính dự án đầu tư
1.3.4.3 Xử lỷ rủi ro trong dự án đầu tư
Có thể nói, rủi ro là một trong những nhân tố cơ bản quyết định tỷ suất lợi nhuận của các hoạt động đầu tư. Lý thuyết về đầu tư coi các quyết định đầu tư như là sự đánh đổi giữa rủi ro và mức lãi suất mà hoạt động đầu tư đem lại. Rủi ro càng cao thì mức lãi suất kì vọng sẽ càng cao.
Phân loại rủi ro:
Rủi ro được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau: + Căn cứ vào đối tượng phát sinh rủi ro, có 2 loại: - Rủi ro liên quan đến 1 loại tài sản.
- Rủi ro liên quan đến 1 danh mục tài sản. + Căn cứ vào yếu tố cấu thành :
- Rủi ro liên quan đến dịng thu nhập: ví dụ giá cho thuê biến động theo hướng xấu, tỷ lệ công suất giảm…
- Rủi ro liên quan đến giá trị tài sản: tài sản bị hư hỏng trước thời gian dự kiến, tài sản bị giảm giá do biến động thị trường…
- Rủi ro liên quan đến chi phí: giá nhiên liệu đầu vào tăng, tình trạng thất thốt…
- Rủi ro liên quan đến quản trị rủi ro. Sử dụng kĩ năng quản trị rủi ro khơng phù hộp có thể làm tăng nguy cơ rủi ro.
+ Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh:
- Rủi ro từ bên ngoài: như rủi ro thị trường, rủi ro do chính sách, rủi ro do thiên nhiên gây ra…
- Rủi ro từ bên trong: như rủi ro có ngun nhân cơng nghệ, do quản lí…
Đánh giá rủi ro:
Việc đánh giá đúng mức độ rủi ro có ý nghĩa quan trọng. Để đánh giá đuợc mức độ rủi ro cần thu thập số liệu thống kê về hoạt động kinh doanh trong nhiều năm trước. Chẳng hạn, khi đánh giá rủi ro liên quan đến dòng thu của dự án, người ta phải theo dõi số liệu về mức thu qua nhiều năm. Trên cơ sở số liệu người ta thu thập đựơc, ta tính các thơng số chủ yếu sau:
- Mức bình quân của đại lượng.
- Phương sai và độ lệch chuẩn.
- Biên độ dao động.
Nếu phương sai ( hoặc độ lệch chuẩn ) của đại lượng lớn thì có nghĩa là mức độ rủi ro cao, khả năng dao động so với mức trung bình là lớn. Biên độ dao động cũng cho thấy mức độ biến đổi của đại lượng theo thời gian. Có nhiều đậi lượng có độ lệch chuẩn khơng lớn nhưng lại có biên độ dao động rất lớn, nghĩa là đa phần các mức xuất hiện không dao động quá xa so với mức trung bình, trong khi có một số lần xuất hiện có mức xuất hiện khác xa so với mức trung bình.
c. Xử lý rủi ro:
Mỗi loại rủi ro sẽ có những tác động khác nhau tới dự án đầu tư. Mỗi loại rủi ro có những biện pháp hạn chế sự tác động của nó tới dự án. Tùy từng dự án cụ thể mà chủ đầu tư hoặc ngân hàng phối hợp với chủ đầu tư dự án thực hiện các biện pháp đó để hạn chế rủi ro ảnh hưởng tới dự án. Có nhiều phương pháp để xử lý rủi ro trong các dự án đầu tư như: phân tích độ nhạy, phương pháp tốn xác suất, quy định tỷ suất chiết khấu của dự án cao hơn tỷ suất thông thường, phương pháp triệt tiêu rủi ro… Việc vận dụng từng phương pháp để xủ lý rủi ro phụ thuộc vào từng chủ đầu tư, từng ngân hàng, họ sẽ lựa chọn phương pháp thích hợp với khả năng của mình để vận dụng trong quá trình thẩm định.
Trong dưới hạn luận văn này, em chỉ xin trình bày một số phương pháp xử lý rủi ro được sử dụng nhiều hiện nay:
Phương pháp phân tích độ nhạy:
Khái niệm:
Phân tích độ nhạy là phương pháp phân tích rủi ro dài hạn, nhằm xác định
sự thay đổi khả năng sinh lời của dự án đầu tư khi dự kiến có sự biến động giá trị đầu vào và đầu ra của dự án trong điều kiện bất định.
Các phương pháp phân tích độ nhạy của dự án như là : * Phương pháp 1:
Phân tích độ nhạy của từng chỉ tiêu hiệu quả tài chính với từng yếu tố có liên quan, nhằm tìm ra các yếu tố gây nên sự nhạy cảm lớn đối với các chỉ tiêu hiệu quả xem xét.
- Bước 1: Xác định những yếu tố chủ quan liên quan đến chỉ tiêu hiệu quả tài chính xem xét.
- Bước 3: Tính lại chỉ tiêu hiệu quả tài chính xem xét. * Phương pháp 2:
Phân tích ảnh hưởng đồng thời nhiều yếu tố( trong các tình huống xấu tốt khác nhau) đến các chỉ tiêu hiệu quả tài chính xem xét để đánh giá độ an tồn của dự án.
* Phương pháp 3:
Cho các yếu tố có liên quan chỉ tiêu hiệu quả tài chính thay đổi trong giới hạn thị trường, nhà đầu tư,và quản lý có thể chấp nhận được. Mỗi sự thay đổi ta có một phương án, lần lượt cho các yếu tố thay đổi ta có hàng loạt các phương án. Căn cứ vào điều kiện cụ thể của thị trường, của người đầu tư hoặc quản lý để lựa chọn phương án có lợi nhất.
* Phương pháp 4:
Sử dụng độ chênh lệch chuẩn, hệ số biến thiên để phân tích độ nhạy. Phân tích ảnh hưởng đồng thời của nhiều yếu tố khác nhau đến chỉ tiêu hiệu quả tài chính xem xét để đánh giá độ an tồn của dự án.
Theo phương pháp này cần phải thực hiện các bước tính tốn sau: - Tính các chỉ tiêu hiệu quả tài chính cho các phương án xem xét ở các tình huống: tốt nhất, bình thường và xấu nhất.
- Dự tính xác suất xảy ra ở các tình huống trên.
- Tính kì vọng tốn của chỉ tiêu hiệu quả ứng với các xác suất dự tính. Cơng thức tính kì vọng tốn(EV) như sau:
Trong đó : pi: xác suất xảy ra ở tình huống i
- Xác định độ lệch chuẩn của chỉ tiêu hiệu quả xem xét. Độ lệch chuẩn được xác định theo công thức sau
Phương án nào có độ lệch chuẩn bé hơn thì độ nhạy bé hơn và do đó có độ an tồn hơn. Trong trường hợp kì vọng tốn học của phương án khác nhau thì phải sử dụng chỉ tiêu hệ số biến thiên để xem xét.
- Xác định hệ số biến thiên V :
Hệ số biến thiên của phương án nào nhỏ hơn thì độ nhạy bé hơn và do đó an tồn hơn.
Phạm vi áp dụng:
Phân tích độ nhạy được áp dụng để đánh giá độ rủi ro dài hạn của dự án đầu tư khi dự tính có sự biến động lớn một số thành phần đầu vào quan trọng như: nguyên vật liệu, giá thuê nhân cơng… việc phân tích độ nhạy được thực hiện thuận lợi với việc ứng dụng chương trình phần mềm EXEL trên máy tính.
*Ưu điểm:
Phân tích độ nhạy là một quy trình rất hữu ích để nhận diện các biến số mà những thay đổi của chúng có thể gây tác động lớn đến NPV của một dự án. Nó cho phép người ra quyết định tính tốn được những hậu quả của sự ước tính sai lầm và ảnh hưởng của chúng đối với NPV. Bởi vậy quá trình này nhấn mạnh sự cần thiết phải cải tiến phương pháp đánh giá và tiến hành những hoạt động nhằm giảm tính khơng chắc chắn liên quan đến những biến số chủ yếu.
*Nhược điểm:
- Các giá trị của biến số được đưa ra dựa trên những phán đốn mang tính chủ quan rất cao. Mặc dù người ta có thể biện luận rằng mức độ kỳ vọng được nhận xét là rất tốt, song rõ ràng là cần phải đánh giá các biến số dưới trạng thái hai cực cộng thêm phần ước lượng chủ quan để phân tích.
- Sự phân tích khảo sát độ nhạy của NPV với những biến số khác nhau, mỗi biến số tại một thời điểm, bỏ qua mối quan hệ bên trong giữa các biến số khi chúng cùng tác động vào một đối tượng. Chẳng hạn, sự cạnh tranh có thể gây ra sự giảm sút số lượng đơn vị hàng bán cũng như là giảm giá bán. Bởi vậy, khi phân tích cần phải điều chỉnh tùy theo những dự báo bi quan và lạc quan chỉ rõ viễn cảnh mà trong đó mức kết hợp của tất cả các biến số liên quan được dự báo.
- Những kết quả về độ nhạy không đem lại cho người ra quyết định một giải pháp rõ ràng đối với vấn đề lựa chọn dự án.
* Phương pháp triệt tiêu rủi ro
Vòng đời của dự án thường rất dài, trong khi đó dự án được xây dựng trên cơ sở các dữ liệu giả định cho tương lai, từ khi thực hiện dự án đến khi dự án đi vào khai thác có thể phát sinh nhiều rủi ro ngồi ý muốn. Để đảm bảo tính vững chắc về hiệu quả của dự án, phải dự đoán một số rủi ro có thể xảy ra để có biện pháp kinh tế và hành chính thích hợp, hạn chế thấp nhất các tác động rủi ro hoặc phân tán rủi ro cho các đối tác có liên quan đến dự án.
Rủi ro thường được các cán bộ thẩm định chia ra để có biện pháp khắc phục cụ thể như sau:
- Rủi ro vượt tổng mức đầu tư. Để hạn chế rủi ro này, cán bộ thẩm đị sẽ kiểm tra hợp đồng giá (một giá hoặc các điều kiện về phát sinh tăng giá, giá cả khối lượng phải được ấn định).
- Rủi ro về cung cấp dịch vụ kỹ thuật - công nghệ không đúng tiến độ, chất lượng không đảm bảo. Để hạn chế rủi ro này, cán bộ thẩm định phải kiểm tra chặt chẽ hợp đồng, các điều khoản hợp đồng và bảo lãnh hợp đồng.
- Rủi ro về tài chính như thiếu vốn, giải ngân không đúng tiến độ. Để hạn chế rủi ro này, cán bộ thẩm định kiểm tra các cam kết đảm bảo nguồn vốn rồi yêu cầu các thành phần tham gia vốn đầu tư giải ngân đúng tiến độ cho dự án hoạt động đúng thời gian.
- Rủi ro bất khả kháng. Để hạn chế rủi ro này, cán bộ thẩm định đề nghị chủ đầu tư mua các hợp đồng bảo hiểm (bảo hiểm đầu tư, bảo hiểm xây dựng).
- Rủi ro về quản lý điều hành. Để hạn chế rủi ro này, cán bộ thẩm định cần đánh giá lại năng lực quản lý điều hành của doanh nghiệp hiện tại (năng lực điều hành, trình độ chun mơn, kinh nghiệm của đội ngũ lãnh đạo, quản lý dự án), thẩm định cơ cấu tổ chức và xem xét hợp đồng thuê quản lý dự phòng.
Hiện tại một số rủi ro trên thì ở ngân hàng quy định bắt buộc phải có biện pháp xử lý như: đấu thầu, bảo hiểm xây dựng, bảo lãnh hợp đồng
Phương pháp mô phỏng của Monte Carlo.
Phương pháp phân tích kết quả dự án dưới sự tác động đồng thời của các yếu tố trong các tình huống khác nhau có tính tới phân bố xác suất và giá trịcos thể của các biến số yếu tố đó.
Phương pháp mơ phỏng của Monte Carlo có ưu điểm hơn các phương pháp trên là xem xét đồng thời sự kết hợp của các yếu tố, có tính tới mối quan hệ của của các yếu tố đó. Bởi vậy, đây là phương pháp khá phức tạp địi hỏi người phân tích phải có kinh nghiệm, kỹ năng thực hiện tốt với sự trợ giúp kỹ thuật của máy tính.
- Lựa chọn các biến quan trọng đưa vào mơ hình phân tích (dựa trên cơ sở phân tích độ nhạy để đưa vào các yếu tố có ảnh hưởng lớn tới dự án).
- Xác định mơ hình biến động của các yếu tố ảnh hưởng trong mối quan hệ của chúng với biến ngẫu nhiên.
- Xác định các xác suất.
- Sử dụng mơ hình mơ phỏng xác định các kết quả phân tịch. Các kết quả này giúp cho việc đánh giá dự án được chính xác.
Tuy nhiên phương pháp này có một số hạn chế: Đó là khá ước lượng về xác suất xảy ra. Điều này dẫn đến kết quả là việc sử dụng các xác suất chủ quan là khó có thể tránh được. Mặt khác, mối quan hệ giữa các biến có thể rất phức tạp. Mặc dù đây là phương pháp hay nhưng nó địi hỏi một lượng thơng tin rất lớn về dự án xem xét và phải tốn nhiều thời gian và chi phí nếu sử dụng.