Danh sách KTV tiến hành kiểm tốn cơng ty TNHH ABC

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tiền lương trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH kiểm toán và tư vấn tài chính châu á (Trang 38 - 42)

STT Họ tên Chức vụ

1 Nguyễn Thị Lan Hoa Trưởng nhóm kiểm tốn 2 Nguyễn Thị Thu KTV phụ trách soát xét 3 Lại Thị Thu Trang Kiểm toán viên

4 Nguyễn Phước Đức Trợ lý kiểm toán

Lập kế hoạch kiểm tốn tổng qt

Tìm hiểu hồ sơ pháp lý, hoạt động kinh doanh của khách hàng:

Việc tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng có ý nghĩa quan trọng, làm cơ sở đánh giá tính trọng yếu cho tồn bộ cuộc kiểm tốn nói chung, và khoản mục tiền lương nói riêng. Qua nghiên cứu hồ sơ của khách hàng, KTV thu thập được những tài liệu sau:

Hồ sơ pháp lý: Công ty TNHH ABC được thành lập theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 2300295123 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh cấp lần đầu ngày 30/01/2007. Là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng.

Lĩnh vực hoạt động:

- Thi công xây dựng nhà cao tầng;

- Thi cơng xây dựng các cơng trình kỹ thuật dân dụng; - Công tác lắp dựng và lắp đặt;

- Công tác hồn thiện cơng trình nhà cao tầng; - Các cơng tác thi công khác;

- Dịch vụ tư vấn bất động sản; - Dịch vụ quản lý bất động sản.

Chính sách kế tốn:

1. Kỳ kế toán năm: Năm tài chính bắt đầu từ 01/01/2015 đến ngày 31/12/2015.

2. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: đơn vị tiền tệ sử dụng để ghi sổ kế toán và lập BCTC là Đồng Việt nam (VNĐ)

3. Chế độ kế toán áp dụng: Cơng ty thực hiện cơng tác kế tốn theo Chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ được ban hành kèm theo Quyết định số 48/2006/QĐ – BTC ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

4. Hình thức kế tốn áp dụng: Chứng từ ghi sổ 5. Phương pháp kế toán hàng tồn kho

6. Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: được phản ánh và ghi chép theo nguyên tắc giá gốc;

- Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho: Bình qn gia quyền - Phương pháp hạch tốn hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên - Phương pháp khấu hao Tài sản cố định

- Tài sản cố định được phản ánh theo nguyên giá và hao mòn lũy kế

- Nguyên tắc ghi nhận tài sản cố định: theo nguyên tắc giá gốc (nguyên giá) - Phương pháp khấu hao tài sản cố định: TSCĐ được khấu hao theo phương pháp đường thẳng; tỷ lệ khấu hao phù hợp với chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định ban hành kèm theo Thông tư số 203/2009/TT- BTC ngày 20.10.2009 của Bộ Tài chính

7. Phương pháp tính lương:

Cơng ty quản lí tiền lương theo thời gian thực tế làm việc của nhân viên. Cụ thể:

L(tg) = L(tt)/26 * Số ngày làm việc thực tế

Bên cạnh tiền lương, cơng ty cịn có tiền thưởng tùy theo tình hình sản xuất kinh doanh của mình. Lương được tính là lương NET và được trả vào ngày làm việc cuối cùng của tháng.

Nguyên tắc ghi nhận chi phí đi vay: Chi phí đi vay liên quan trực tiếp đến việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản sở dang được tính vào giá trị của tài sản đó (được vốn hóa) khi doanh nghiệp chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai do sử dụng tài sản đó và chi phí đi vay có thể xác định được một cách đáng tin cậy.

8. Nguyên tắc ghi nhận chi phí phải trả

Chi phí phải trả là các khoản chi phí thực tế chưa phát sinh nhưng được tính trước vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ này cho các đối tượng chi phí để đảm bảo các khoản chi trả phát sinh thực tế khơng gây đột biến cho chi phí sản xuất, kinh doanh.

Các khoản chi phí này được ghi nhận theo nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí phát sinh trong kỳ.

9. Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận các khoản dự phòng phải trả

Các khoản dự phòng phải trả được ghi nhận khi thỏa mãn các điều kiện sau: - Doanh nghiệp có nghĩa vụ nợ hiện tại (nghĩa vụ pháp lý hoặc nghĩa vụ liên đới) do kết quả từ một sự kiện đã xảy ra;

- Sự giảm sút về những lợi ích kinh tế có thể xảy ra dẫn đến việc yêu cầu phải thanh toán nghĩa vụ nợ;

- Đưa ra được một ước tính tin cậy về giá trị của nghĩa vụ nợ đó. 10. Nguyên tắc ghi nhận chênh lệch tỷ giá:

- Các Chi phí được ghi nhận vào chi phí tài chính gồm: chi phí lãi vay, lỗ tỷ giá hối đoái với chênh lệch tỷ giá đã thực hiện và một phần lỗ tỷ giá hối đối do đánh giá lại cuối năm tài chính các cơng nợ dài hạn có gốc ngoại tệ.

- Các khoản trên được ghi nhận theo tổng số phát sinh trong kỳ, khơng bù trừ với doanh thu hoạt động tài chính.

- Xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 201/2009/TT- BTC ngày 15/10/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

11. Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu

- Doanh thu bán hàng: tuân thủ 5 điều kiện ghi nhận doanh thu quy định tại Chuẩn mực Kế toán số 14- Doanh thu và thu nhập khác, doanh thu được xác định theo giá hợp lý của các khoản tiền đã thu hoặc sẽ thu được theo nguyên tắc kế tốn dồn tích.

-Doanh thu hoạt động tài chính: tuân thủ 2 điều kiện ghi nhận doanh thu quy định tại Chuẩn mực Kế toán số 14- Doanh thu và thu nhập khác.

Kết quả đánh giá rủi ro và xác định phạm vi kiểm tốn

Dựa trên những thơng tin cơ bản đã thu thập được về lĩnh vực hoạt động, tình hình kinh doanh của đơn vị và hệ thống kế toán, KTV nhận thấy:

Đánh giá rủi ro kiểm toán:

Đánh giá rủi ro kiểm toán là khâu quan trọng trong quá trình lập kế hoạch kiểm tốn chi tiết . Nó giúp kiểm tốn viên xác định những rủi ro có thể gặp phải trong q trình kiểm tốn cũng như khoanh vùng những tài khoản hay khoản mục có thể có rủi ro xảy ra để tập trung kiểm tra. Đối với kiểm tốn tiền lương tại cơng ty ABC, việc đánh giá rủi ro cũng tuân thủ theo quy trình chung gồm:

 Đánh giá rủi ro tiềm tang

Khách hàng ABC là khách hàng đã được kiểm tốn năm trước, vì thế KTV sẽ dựa vào những thơng tin, số liệu năm trước kết hợp với việc phân tích sơ bộ BCTC của khách hàng để đưa ra kết luận về rủi ro tiềm tàng

 Tìm hiểu hệ thống KSNB và đánh giá rủi ro kiểm soát.

ABC là khách hàng lâu năm của FADACOM nên KTV không sử dụng Bảng câu hỏi đánh giá hệ thống KSNB mà dựa vào nguồn cung cấp thơng tin chủ yếu từ Hồ sơ kiểm tốn năm trước kết hợp với những thông tin mà KTV thu thập được trong năm tài chính hiện hành như những thay đổi về loại hình kinh doanh, thay đổi trong chính sách bán hàng, hay có sự thay đổi nào lớn trong bộ máy kế tốn… Nhờ đó có thể giảm bớt được khối lượng công việc và thời gian kiểm toán. Tại FADACOM, đối với các khách hàng truyền thống, khi phân bổ nhân viên, Ban lãnh đạo Công ty thường bổ nhiệm những KTV đã từng kiểm tốn tại Cơng ty đó. Đây sẽ là một lợi thế rất lớn trong quá trình thực hiện, do các KTV đã có sự hiểu biết nhất định về hoạt động kinh doanh của khách hàng nên các công việc về đánh giá hệ thống KSNB sẽ diễn ra nhanh chóng và có hiệu quả.

KTV Lại Thị Thu Trang là KTV được phân cơng phụ trách kiểm tốn khoản mục tiền lương trong BCTC của ABC. Sau khi tìm hiểu về chế độ lao động tiền

lương, KTV thực hiện đánh giá rủi ro đối với khoản mục tiền lương, nhằm xác định quy mô và phạm vi của các thủ tục kiểm tra chi tiết đối với khoản mục này.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tiền lương trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH kiểm toán và tư vấn tài chính châu á (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)