Môi trường hoạt động

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) hoạt động môi giới tại công ty cổ phần chứng khoán TP HCM (Trang 45 - 48)

Kinh tế Việt Nam năm 2015

Trong năm 2015, nền kinh tế Việt Nam phải đối mặt với 3 thách thức lớn. Đầu tiên là sự phục hồi chậm của kinh tế thế giới, đây có lẽ là thách thức lớn nhất. Thứ hai là việc giá dầu giảm mạnh gây ảnh hưởng bất lợi đến cơ cấu ngân sách Chính phủ. Thứ ba là việc tỷ giá chịu một sức ép đáng kể từ quyết định phá giá đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc cùng với việc tăng lãi suất của đồng Đôla Mỹ.

Bên cạnh các thách thức, sự tăng trưởng trong hoạt động sản xuất công nghiệp của Việt Nam và mức lạm phát thấp đã góp phần củng cố nền kinh tế trong nước trong năm 2015. Quốc Hội đã thông qua Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư; các bộ luật mới này đã giúp cải thiện môi trường kinh doanh. Đồng thời, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã được ký kết và nhiều kế hoạch phát triển thị trường quan trọng khác đã được các Cơ quan chức năng thông qua, tạo điều kiện cho sự phục hồi của nền kinh tế Việt Nam.

Nhưng sự tăng trưởng kinh tế trong năm 2015 vẫn không đủ cho sự phục hồi tương xứng của thị trường chứng khoán (TTCK) trong nước.

TTCK Việt Nam năm 2015 vẫn tiếp tục chịu nhiều tác động của các yếu tố bên ngoài, mà tiêu biểu nhất vẫn là sự kiện biển Đơng, tình trạng bất ổn giá dầu, sức ép từ TTCK Trung Quốc, vấn đề tỷ giá và sự dịch chuyển dòng vốn quốc tế. Các yếu tố trong nước cũng đồng thời cản trở việc phục hồi TTCK Việt nam. Trong khi Nghị định 60/2015 về việc tăng giới hạn sở hữu của nhà đầu tư nước ngồi trong các cơng ty Việt Nam đã chính thức có hiệu lực, các quy định chi tiết và hạn mức cho từng ngành nghề vẫn chưa đầy đủ và rõ ràng. Sự chậm trễ trong việc đưa ra các hướng dẫn cụ thể đã gây nên thất vọng cho nhiều nhà đầu tư có ý định khai thác tiềm năng của TTCK Việt Nam. Một yếu tố nội địa quan trọng khác cũng cản trở TTCK trong năm 2015 đó là việc khơng thể hồn thành kế hoạch cổ phần hóa 200 doanh nghiệp nhà nước theo như mong đợi. Các nhà đầu tư đã đặt nhiều kì vọng trong việc niêm yết các IPO nghìn tỷ đồng, nhưng điều đó đã khơng xảy ra và đã gây ảnh hưởng xấu đến niềm tin của các nhà đầu tư.

Đến nay trên thị trường có 992 mã cổ phiếu, trong đó 292 cơng ty niêm yết trên TTGDCK TP Hồ Chí Minh(sàn Hose); 382 cơng ty niêm yết trên TTGDCK Hà Nội( sàn HNX); Còn lại trên TTGDCK thị trường OTC.

Thống kê của UBCKNN cho thấy, trong năm 2015, mức vốn hóa thị trường hơn 1.325 nghìn tỷ đồng, tương đương 34% GDP; Quy mơ giao dịch bình quân mỗi phiên đạt 4.964 tỷ đồng, trong đó, giao dịch cổ phiếu và chứng chỉ quỹ bình quân đạt 2.495 tỷ đồng/phiên, giao dịch trái phiếu đạt 2.470 tỷ đồng/phiên. Tính đến tháng 12/2015, trên 2 sàn có 682 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ với tổng giá trị niêm yết theo mệnh giá là 528 nghìn tỷ đồng( tăng 24% so với năm 2014) và 571 mã trái phiếu với tổng giá trị niêm yết là 709 nghìn tỷ đồng, (tăng 5% so với cuối năm 2014).

Về hoạt động đấu giá và huy động vốn, tổng giá trị huy động vốn 11 tháng đạt hơn 204 nghìn tỷ đồng( giảm 9% so với cùng kỳ năm 2014), trong

đó phát hành cổ phiếu và cổ phần hóa là 24 nghìn tỷ đồng (tăng 46,6% so với 2014).

Tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp niêm yết có cải thiện đáng kể. 9 tháng đầu năm, tổng doanh thu của các doanh nghiệp niêm yết tăng 5,9%, tổng lợi nhuận sau thuế tăng 17,5% so với cùng kỳ năm 2014.

Trong năm 2015, hoạt động tái cấu trúc cơng ty chứng khốn (CTCK) tiếp tục được thúc đẩy. Đến nay, có 81 CTCK hoạt động bình thường, giảm khoảng 23% tổng số CTCK.Các CTCK đã nâng cao hơn về quản trị rủi ro, tuân thủ pháp luật ngày càng tốt hơn, dịch vụ cho khách hàng ngày càng được cải thiện đảm bảo các phiên giao dịch được vận hành suôn sẻ.

Thống kê cho thấy, đến nay số lượng tài khoản nhà đầu tư là 1,5 triệu tài khoản( tăng 105 nghìn tài khoản so với cuối năm 2014), trong đó tài khoản nhà đầu tư nước ngoài là 17.644, tăng 5,44%.

Bên cạnh đó tình hình niêm yết rất khả quan với 47 công ty niêm yết mới và thực hiện 253 đợt niêm yết bổ sung cho các doanh nghiệp trên 2 Sở; có 33 cơng ty hủy niêm yết. Đồng thời, thực hiện đăng ký giao dịch mới cho 72 công ty trên UPCoM (gấp 2 lần so với năm 2014) nâng tổng số mã cổ phiếu giao dịch lên 243 mã với tổng giá trị là 47.574 tỷ đồng, tăng 97% so với năm 2014.

Cơng tác cổ phần hóa đã được đẩy mạnh với việc Chính phủ đã ban hành các văn bản tháo gỡ khó khăn về cơ chế, chính sách cổ phần hóa tại Nghị quyết 15/NQ-CP và Quyết định 51/2014/QĐ-TTg. Bên cạnh đó, Nghị định 60/2015/NĐ-CP ban hành đã góp phần minh bạch hóa hoạt động của DNNN cổ phần hóa nhằm đẩy mạnh cơng tác cổ phần hóa, thối vốn DNNN và gắn với cơng tác cổ phần hóa với niêm yết, đăng ký giao dịch trên TTCK. Tính đến hết tháng 11/2015, trên 2 Sở đã tổ chức đấu giá cho 112 doanh nghiệp với giá trị đạt 6.830 tỷ đồng (tăng gấp đôi về số lượng doanh nghiệp).

Đối với các quỹ đầu tư chứng khoán, trong năm 2015, UBCKNN tiếp tục cấp phép thành lập 02 quỹ mở, 03 quỹ thành viên, chấp thuận cho 1 quỹ

bất động sản đầu tiên. Tính tới nay, thị trường có 30 quỹ đầu tư chứng khốn, trong đó có 2 quỹ ETF, 17 quỹ mở và 10 quỹ thành viên, 01 quỹ đầu tư bất động sản REITs.

Đối với các công ty quản lý quỹ, đến nay đã thực hiện tái cấu trúc 7 cơng ty bằng các hình thức như: giải thể 1 công ty, chấm dứt hoạt động 01, tạm ngừng hoạt động 03, kiểm soát 01, kiểm sốt đặc biệt 01. Hiện có 43 cơng ty quản lý quỹ hoạt đang động bình thường.

Nhận định của lãnh đạo UBCKNN khẳng định, sau 3 năm thực hiện đề án tái cấu trúc, số lượng quỹ đại chúng tăng lên nhanh chóng, sản phẩm quỹ mở đã thay thế hồn tồn quỹ đóng với mơ hình hiện đại, minh bạch hơn, được giám sát bởi hệ thống ngân hàng giám sát và bảo vệ lợi ích nhà đầu tư tốt hơn.

Được biết, năm 2016, UBCKNN sẽ tiếp tục triển khai hiệu quả công tác phát triển theo chiều sâu và hồn tất cơng tác tái cấu trúc thị trường chứng khoán, tăng cường minh bạch trên thị trường và xây dựng phát triển các sản phẩm mới, kích cầu, khơi thơng dịng vốn trong và ngồi nước, chuẩn bị đưa vào vận hành thị trường chứng khoán phái sinh; Tăng cường hội nhập quốc tế, triển khai thực thi hiệu quả các cam kết quốc tế và các giải pháp nâng hạng TTCK…

Với những giải pháp đồng bộ này, nhiều chuyên gia tài chính – chứng khốn kỳ vọng, TTCK Việt Nam sẽ tiếp tục gặt hái được nhiều kết quả nổi bật trong giai đoạn tới.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) hoạt động môi giới tại công ty cổ phần chứng khoán TP HCM (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)