Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) hoàn thiện việc vận dụng kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH hãng kiểm toán AASC (Trang 79 - 84)

2.3. Đánh giá chung về quy trình vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng

2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân

Giai đoạn lập kế hoạch

Thứ nhất: Với những khách hàng cũ, công việc khảo sát và đánh giá gần như

là khơng có. Cịn đối với khách hàng năm đầu tiên, q trình tìm hiểu và đánh giá khách hàng chỉ mang tính thủ tục, các KTV chỉ tìm hiểu sơ lược về khách hàng qua internet, qua phỏng vấn trực tiếp khách hàng. Vì vậy việc thu thập thơng tin ban đầu về khách hàng của AASC là chưa đầy đủ, vì vậy ảnh hưởng đến việc khoanh vùng kiểm toán, phân bổ mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán và việc lựa chọn các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm tốn thích hợp.

Thứ hai: Do bị thúc ép về thời gian, và yêu cầu cung cấp báo cáo từ phía

khách hàng, nên các hợp đồng kiểm toán ở AASC được sắp xếp theo lịch trình sát nhau. Vì vậy, trong mỗi cuộc kiểm tốn cụ thể, các KTV khơng xây dựng một chương trình kiểm toán riêng cho từng khách hàng, mà áp dụng theo chương trình kiểm tốn theo khn mẫu của AASC. Và trong từng phần hành được phân công cụ thể các KTV cũng không thực hiện lập kế hoạch cụ thể cho từng phần hành về các thủ tục cần tiến hành, thực hiện kỹ thuật như thế nào, … mà chỉ thực hiện theo những kinh nghiệm của KTV trong các cuộc kiểm tốn trước.

Thứ ba: Về thủ tục phân tích, ở AASC sử dụng cả ba loại hình phân tích:

kiểm tra tính hợp lý, phân tích xu hướng và phân tích tỷ suất. Tuy nhiên, các thủ tục này chỉ được các KTV phân tích chi tiết và sử dụng chủ yếu trong giai đoạn thực hiện kiểm tốn, cịn trong giai đoạn lập kế hoạch, KTV chỉ xem xét đối chiếu số dư các khoản trên báo cáo tài chính năm nay với năm trước, hoặc so sánh giữa các khoản mục với nhau về tỷ lệ số dư, ví dụ tỷ lệ giữa doanh thu và giá vốn, …

Thứ tư: Về việc xác định mức độ trọng yếu, rủi ro và số lượng bằng

chứng kiểm toán cần thu thập. Mặc dù AASC đã xây dựng một qui trình đánh giá mức độ trọng yếu thống nhất trong tồn cơng ty, nhưng các KTV cũng chỉ thực hiện ở mức sơ lược ban đầu nên xác định và phân bổ rủi ro, trọng yếu cho các khoản mục trong giai đoạn này cũng chỉ mang tính hình thức chung chung, mà chủ yếu KTV thực hiện kèm ln trong giai đoạn thực hiện kiểm tốn.

Giai đoạn thực hiện kiểm tốn

Thứ nhất, về thực hiện chương trình kiểm tốn

Chỉ một số cơng ty khách hàng có ngành nghề kinh doanh đặc thù mới có sự thay đổi nhất định trong chương trình kiểm tốn như Bảo hiểm, Bưu chính viễn thơng, ngân hàng …cịn hầu hết chương trình kiểm tốn áp dụng tương tự cho các khách hàng. Điều này chưa thực sự phù hợp bởi mỗi cơng ty khách hàng đều có những đặc thù riêng và chương trình kiểm tốn mẫu khơng thể phù hợp với tất cả Doanh nghiệp.

Thứ hai, về các kỹ thuật sử dụng

+ Kiểm tra tài liệu: Trong quá trình thực hiện kiểm tốn, hầu hết các KTV

đều dựa vào xét đoán cá nhân để chọn mẫu. Do vậy, có thể sẽ khơng bao qt được các rủi ro khi mẫu chọn không đại diện cao cho tổng thể. Hơn nữa, việc chọn mẫu kiểm toán của KTV thường chọn mẫu những nghiệp vụ phát sinh có giá trị lớn, nhưng đây chưa phải là phương pháp chọn mẫu tối ưu vì sai phạm của một nghiệp vụ phát sinh với một số tiền nhỏ nhưng được lặp lại nhiều lần sẽ thành sai phạm trọng yếu. Do đó, lựa chọn phương pháp chọn mẫu hiệu quả trong từng trường hợp sẽ giúp cho các KTV thu thập được bằng chứng có hiệu lực cao và đồng thời tiết kiệm được thời gian và chi phí.

hiện một cách đầy. Chỉ một số ít khách hàng lớn và nằm trên địa bàn Hà Nội, thì các KTV mới tham gia quá trình kiểm kê vào cuối năm tài chính với khách hàng. Cịn đại đa số khách hàng KTV không trực tiếp tham gia kiểm kê tài sản.

KTV không tham gia kiểm kê đồng nghĩa với việc KTV khơng quan sát được q trình kiểm kê, khơng nắm được thực tế tiền mặt tồn quĩ, số lượng tài sản thực có của đơn vị và chất lượng chúng như thê nào? Mà KTV chỉ thu thập biên bản kiểm kê do khách hàng cung cấp, khơng mang tính khách quan. Nếu biên bản kiểm kê từ phía khách hàng cung cấp khơng trung thực thì việc tính tốn lại số dư cuối kỳ của KTV cho các khoản mục tài sản này là khơng chính xác. Do vậy, rủi ro kiểm tốn liên quan đến các cơ sở dẫn liệu như tính đầy đủ, hiện hữu và đánh giá là cao.

+ Phỏng vấn: Đây là kỹ thuật cần nhiều đến kĩ năng và kinh nghiệm của

KTV để có thể thu thập thơng tin từ khách hàng. Hệ thống bảng câu hỏi mà KTV sử dụng trong q trình này vẫn mang tính máy móc từ chương trình kiểm tốn chung của tồn cơng ty. Hơn nữa, khi thu thập bằng chứng từ kỹ thuật này, KTV dễ gặp khó khăn từ phía khách hàng do kế tốn khơng hợp tác, , do khơng hiểu ý giải thích của kế toán, … KTV phải thực hiện các thủ tục thay thế, mất nhiều thời gian và cơng sức vào một khoản mục nhỏ, từ đó khơng đảm bảo hiệu quả cơng việc, ảnh hưởng đến chất lượng kiểm tốn. Vì vậy, hồn thiện kỹ thuật phỏng vấn chính là nâng cao những kĩ năng “mềm” cho KTV.

Để đánh giá về HTKSNB của khách hàng KTV thường sử dụng kỹ thuật phỏng vấn khách hàng dựa trên bảng câu hỏi về hệ thống kiểm soát nội bộ, đồng thời KTV đưa ra kết luận dựa trên xét đốn chủ quan của KTV chứ tại AASC chưa có tiêu thức cụ thể để đánh giá.

+ Tính tốn: Trong khi thực hiện kiểm tốn, KTV chỉ thực hiện tính tốn

lại các phép tính mà kế tốn đơn vị đã thực hiện mà khơng đưa ra ước tính riêng của mình. Một hạn chế nữa trong kỹ thuật này đó là các KTV chỉ chọn mẫu và tính tốn lại những khoản mục có số phát sinh và số dư lớn, cịn những khoản mục có số dư hay số phát sinh nhỏ thì KTV bỏ qua, mà tổng thể những khoản này mà có sai phạm sảy ra thì rủi ro là cao.

+ Lấy xác nhận: Tại AASC, thông thường các KTV ít khi chủ động trực

tiếp gửi thư xác nhận, mà sử dụng các biên bản đối chiếu công nợ giữa khách hàng và bên thứ ba có phát sinh nghiệp vụ, nhưng việc xin xác nhận công nợ của đơn vị thường chậm trể, trong khi các tài khoản này lại ảnh hưởng trọng yếu lên báo cáo tài chính. Khi chưa nhận được thư trả lời, khó có thể đánh giá được tính có thật và khả năng thanh tốn của khoản cơng nợ, có thể gây rủi ro cho KTV khi đánh giá về tính trung thực của báo cáo tài chính.

+ Phân tích: Phân tích là kỹ thuật được các KTV ở AASC sử dụng nhiều

trong q trình thực hiện kiểm tốn. Tuy nhiên thực tế, kỹ thuật này chỉ dựa chủ yếu vào xét đoán nghề nghiệp của KTV, chỉ dựa vào những phân tích bằng các tỷ suất tài chính đơn giản mà khơng có một mơ hình phân tích chuẩn, kỹ thuật phân tích lại phụ thuộc chính vào trình độ và kinh nghiệm của KTV thực hiện, nên bằng chứng thu thập từ kỹ thuật này khơng có tính thuyết phục, nếu như có sự phân tích sai, lệch hướng thì rủi ro xảy ra là rất lớn.

Kết thúc kiểm toán

Tất cả các giấy tờ làm việc, bằng chứng thu thập được trong q trình kiểm tốn đều được tập hợp lại và đưa lại cho trưởng nhóm xem xét. Trưởng nhóm có nhiệm vụ sốt xét lại các bằng chứng đó có liên quan đến mục tiêu kiểm tốn khơng, có đủ cơ sở để đưa ra kết luận kiểm tốn khơng? Điều này

là một hạn chế của AASC, nếu các KTV phần hành chưa đưa ra được bằng chứng thích hợp và đầy đủ chứng minh cho ý kiến kiểm tốn của mình.

Chưa chú trọng rà soát lại hồ sơ kiểm toán sau khi kết thúc kiểm toán. Do giới hạn về thời gian kiểm tốn, nên kiểm tốn viên có thể bỏ qua một số thủ tục đã được xây dựng trong chương trình kiểm tốn.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN VIỆC VẬN DỤNG CÁC KỸ THUẬT THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TỐN BÁO CÁO TÀI

CHÍNH TẠI CƠNG TY TNHH HÃNG KIỂM TOÁN AASC

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) hoàn thiện việc vận dụng kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH hãng kiểm toán AASC (Trang 79 - 84)