Kiểm toán khoản mục Tài sản cố định trong kiểm toán Báo cáo tà

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH kiểm toán CIMEICO (Trang 26)

tài chính

1.2.1. Ý nghĩa của việc kiểm tốn khoản mục Tài sản cố định trongkiểm tốn Báo cáo tài chính kiểm tốn Báo cáo tài chính

Tài sản cố định ln chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị tài sản của đơn vị và tuỳ thuộc vào từng ngành nghề, theo từng loại hình kinh doanh của đơn vị. Vì thế, trong mọi trường hợp, khoản mục TSCĐ phản ánh tình

trạng trang thiết bị cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp.Điều này khiến cho khoản mục TSCĐ trở thành một khoản mục quan trọng khi tiến hành Kiểm tốn Báo cáo tài chính. Mặt khác, do chi phí hình thành TSCĐ rất lớn và khả năng quay vịng vốn chậm nên việc Kiểm toán khoản mục TSCĐ sẽ giúp cho Kiểm tốn viên đánh giá được tính kinh tế và tính hiệu quả của việc đầu tư cho TSCĐ từ đó đưa ra được định hướng đầu tư và nguồn sử dụng để đầu tư vào TSCĐ một cách hiệu quả nhất.

Đồng thời Kiểm tốn khoản mục TSCĐ sẽ góp phần phát hiện ra các sai sót trong việc xác định chi phí cấu thành nguyên giá TSCĐ, chi phí sửa chữa, chi phí khấu hao tài sản.Những sai sót trong việc tính chi phí này thường dẫn đến những sai sót trọng yếu trên Báo cáo tài chính.Chẳng hạn như việc trích khấu hao TSCĐ vào chi phí thường bị trích cao hơn (hoặc thấp hơn) thực tế, từ đó ảnh hưởng đến chỉ tiêu chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp. Việc khơng phân biệt loại chi phí sửa chữa được ghi tăng nguyên giá TSCĐ với chi phí sửa chữa được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ cũng dẫn đến những sai lệch trong khoản mục TSCĐ, cũng như khoản mục chi phí sản xuất kinh doanh.

Các khoản đầu tư cho TSCĐ vơ hình như quyền sử dụng đất, giá trị bằng phát minh sáng chế, chi phí nghiên cứu khoa học thường có nhiều sai sót cũng như gian lận và rất khó tập hợp chi phí cũng như đánh giá chính xác giá trị. Chính vì thế mà khoản mục TSCĐ thường được quan tâm đến trong các cuộc Kiểm toán.

Kiểm toán TSCĐ là việc thực hiện kiểm tra, kiểm soát những vấn đề liên quan đến thực trạng tài sản cũng như tình hình tăng giảm trong kỳ của đơn vị.Với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, TSCĐ khơng chỉ phát hiện các sai sót trong nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ mà cịn góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý TSCĐ.

1.2.2. Mục tiêu kiểm toán khoản mục Tài sản cố định trong kiểmtốn Báo cáo tài chính tốn Báo cáo tài chính

Mục tiêu kiểm toán khoản mục TSCĐ là để phù hợp với mục tiêu tổng quát của kiểm toán BCTC.

Mục tiêu tổng quát là xác nhận mức độ trung thực(được lập trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành, phản ảnh trung thực hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu) của BCTC được kiểm toán đồng thời chỉ ra những tồn tại yếu kém trong tổ chức kế toán, kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp

Mục tiêu cụ thể của kiểm toán khoản mục TSCĐ là thu thập đầy đủ bằng chứng thích hợp, từ đó đưa ra lời xác nhận về mức độ tin cậy của các thông tin này trên BCTC, tài liệu có liên quan làm cơ sở tham chiếu các chu kỳ liên quan.

Cụ thể:

- Đánh giá mức độ hiệu lực và yếu kém của hệ thống kiểm soát nội bộ với chu kỳ mua sắm và thanh lý TSCĐ thông qua việc đánh giá khâu thiết kế(xây dựng) và vận hành(áp dụng) các quy chế kiểm soát nội bộ liên quan đến chu kỳ này trên các khía cạnh tồn tại, đầy đủ, phù hợp, hiệu lực và liên tục

- Xác nhận mức độ trung thực, hợp lý của các số liệu, thơng tin có liên quan đến chu kỳ mua sắm và thanh lý TSCĐ, đảm bảo các cơ sở dẫn liệu về nghiệp vụ tăng giảm TSCĐ: “sự phát sinh”, ”tính tốn, đánh giá”, “phân loại và hạch toán đúng đắn”. “đúng kỳ”, và đảm bảo cơ sở dẫn liệu về số dư đầu kỳ, cuối kỳ:” sự hiện hữu”, “quyền và nghĩa vụ”, “tính tốn, đánh giá”, “phân loại hạch toán đầy đủ, đúng đắn”, “cộng dồn và cơng bố”, đảm bảo tính tốn, phân bổ hợp lý chi phí khấu hao TSCĐ.

1.2.3. Căn cứ kiểm tốn khoản mục Tài sản cố định trong kiểmtốn Báo cáo tài chính tốn Báo cáo tài chính

Để có thể tiến hành kiểm tốn cũng như đưa ra những ý kiến nhận xét về các chỉ tiêu liên quan đến TSCĐ trên các báo cáo tài chính, kiểm tốn viên cần phải dựa vào những căn cứ sau:

(1) Báo cáo tài chính: chỉ tiêu 211- nguyên giá TSCĐ, chỉ tiêu 212-giá trị hao mịn lũy kế…trên bảng cân đối kế tốn; các báo cáo kế toán tổng hợp chi tiết của các tài khoản có liên quan như: báo cáo tăng giảm TSCĐ, báo cáo sửa chữa, báo cáo chi phí, báo cáo thanh tốn, biên bản bàn giao TSCĐ, bảng phân bổ khấu hao…

(2) Các nội quy, quy chế kiểm soát nội bộ của đơn vị được kiểm toán liên quan đến việc mua sắm, quản lý, sử dụng thanh lý, nhượng bán TSCĐ

(3) Các chứng từ kế tốn liên quan: Hóa đơn GTGT mua TSCĐ, chứng từ vận chuyển, lắp đặt, sửa chữa TSCĐ, các chứng từ thanh toán TSCĐ: phiếu chi, phiếu thu, giấy báo Nợ, biên bản thanh lý TSCĐ…

(4) Các tài liệu là căn cứ pháp lý cho các nghiệp vụ tăng, giảm, mua, bán, sửa chữa TSCĐ như: hợp đồng mua bán, bản thanh lý hợp đồng, các quyết định đầu tư,…

(5) Sổ kế toán: các sổ kế toán tổng hợp và chi tiết của các tài khoản có liên quan như: sổ chi tiết TSCĐ, sổ cái và sổ tổng hợp các tài khoản có liên quan

(6) Các tài liệu khác liên quan đến quy định, quy trinh kiểm soát nội bộ trong đơn vị.

1.2.4. Định hướng kiểm toán

Một trong những nguyên nhân dẫn đến hạn chế về chất lượng kiểm toán của kiểm toán nhà nước cũng như kiểm tốn độc lập là do chưa có quy định, tài liệu hướng dẫn cho hoạt động kiểm toán dựa trên đánh giá rủi ro và xác định trọng yếu một cách đầy đủ, phù hợp và khả thi. Vì vậy cần

trọng tâm thực hiện xây dựng, sửa đổi, bổ sung các quy định, quy định kiểm toán phù hợp với chuẩn mực và phương pháp kiểm toán dựa trên đánh giá rủi ro và xác định trọng yếu.

Phương pháp tiếp cận dựa trên dịnh hướng rủi ro là phương pháp tiếp cận trong đó kiểm tốn nội bộ xuất phát từ việc xác định, đánh giá rủi ro của tổ chức để xây dựng kế hoạch kiểm toán và lựa chọn các thủ tục kiểm toán nhằm đưa ra sự đảm bảo cho Ban lãnh đạo.

Phương pháp tiếp cận theo định hướng rủi ro bắt đầu bằng việc xác định các mục tiêu của tổ chức, xem xét liệu các mục tiêu mà tổ chức đưa ra có phù hợp hay khơng. Sau đó xác định rủi ro có thể cản trở tổ chức đạt được mục tiêu của mình. Dựa trên việc xác định rủi ro này, kiểm toán nội bộ thực hiện các thủ tục kiểm toán để đánh giá tính hiệu lực và hiệu quả của các quy trình hoạt động trong việc quản lý các rủi ro có thể tác động vào việc đạt được các mục tiêu của tổ chức.

Theo phương pháp kiểm tốn này thì KTV cần tập trung vào các vấn đề rủi ro ở mức cao. Ví dụ: Trong kiểm tốn khoản mục TSCĐ, KTV cần tập trung vào các cơ sở dẫn liệu ‘phân loại và hạch tốn đúng đắn” do có sự thay đổi về giá trị ghi nhận TSCĐ theo Thông tư 45/2013/TT-BTC và tập trung hạch tốn chi phí khấu hao (chú ý đối với các trường hợp khấu hao đặc biệt). Đây là phương pháp giúp KTV xác định trọng tâm kiểm toán, phát hiện gian lận và sai sót nhanh chóng, tiết kiệm chi phí thời gian, đồng thời chất lượng của cuộc kiểm tốn đạt hiệu quả cao hơn.

1.2.5. Các sai phạm thường gặp đối với quy trình kiểm tốn khoảnmục Tài sản cố định mục Tài sản cố định

Nguyên giá TSCĐ cao hơn thực tế: Ghi sổ nguyên giá TSCĐ nhưng

chưa nhận được cái tài sản thực tế; Nguyên giá TSCĐ được tính tốn cao hơn so với thực tế; Nguyên giá TSCĐ được ghi sổ kỳ này nhưng tài sản kỳ sau mới nhận được.

Tiền thu do thanh lý tài sản thấp hơn số thực tế: Tài sản thanh lý nhưng không ghi sổ doanh thu; tiền thu từ thanh lý ghi sổ thấp hơn thực tế; tài sản thanh lý kỳ này nhưng doanh thu ghi nhận kỳ sau.

Chi phí thanh lý ghi sổ thấp hơn thực tế: Chi phí phát sinh nhưng khơng ghi sổ; chi phí ghi sổ nhưng thấp hơn thực tế.

Chi phí khấu hao cao hơn thực tế: Chi phí khấu hao tính tốn khơng

hợp lý; ghi sổ nguyên giá tài sản nhưng chưa nhận được tài sản thực tế; nguyên giá tài sản được ghi sổ kỳ này nhưng tài sản kỳ sau mới nhận được.

Khấu hao luỹ kế thấp hơn thực tế: Số khấu hao khơng được ghi vào

chi phí; giá trị khấu hao luỹ kế thấp hơn thực tế; khấu hao kỳ này nhưng được ghi vào chi phí kỳ sau.

Số dư nguyên giá tài sản và khấu hao: Số dư tài sản và khấu hao

khơng được định giá chính xác; các số dư khơng được trình bày hợp lý. Các gian lận sai sót trên là do một số cá nhân trong cơng ty có hành vi tham ơ, biển thủ cơng quỹ nên đã làm tài liệu giả, thay đổi ghi chép chứng từ, sửa chữa chứng tư, bịt đầu mối, lập hoá đơn giả, cố tình giấu diếm hồ sơ tài liệu, bỏ sót các nghiệp vụ…Tuy nhiên, các sai sót nói trên cũng có thể do trình độ chun mơn của nhân viên trong cơng ty như: Kế tốn qn khơng ghi một số nghiệp vụ, do áp dụng phương pháp khấu hao khơng nhất qn, trích khấu hao nhầm đối tượng, do kế tốn định khoản sai, …

Vì vậy, trong quá trình kiểm tốn KTV cần nhận biết được cái sai phạm thường xảy ra đối với TSCĐ để từ đó có thể đánh giá được rủi ro tiềm tàng và có những thủ tục kiểm toán phù hợp nâng cao hiệu quả cuộc kiểm tốn.

1.3. Quy trình kiểm tốn khoản mục TSCĐ trong kiểm tốn BCTC

TSCĐ có liên quan trực tiếp và chủ yếu đến hai khoản mục trên BCTC của doanh nghiệp là khoản mục tài sản cố định trên Bảng cân đối kế toán, khoản mục chi phí khấu hao trong chi phí quản lý doanh nghiệp trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Nằm trong hệ thống các thơng tin phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp, TSCĐ và chi phí khấu hao là những chỉ tiêu quan trọng, phản ánh tình hình tài sản của doanh nghiệp. Với ý nghĩa đó kiểm tốn TSCĐ nhận được nhiều sự quan tâm của những người thực hiện kiểm toán khi đặt trong mối liên hệ với chu kỳ khác.

Quy trình kiểm tốn TSCĐ được tiến hành theo ba giai đoạn: - Lập kế hoạch kiểm toán;

- Thực hiện kiểm toán;

- Tổng hợp kết quả kiểm toán.

1.3.1. Lập kế hoạch kiểm toán

Lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn đầu tiên, cần thiết cho một cuộc kiểm tốn và có ảnh hưởng quan trọng đến các bước công việc tiếp theo. Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán chu đáo, hợp lý sẽ giúp cho việc thực hiện các giai đoạn sau đạt hiệu quả tốt. Kế hoạch kiểm toán phù hợp sẽ cho phép KTV triển khai công việc đúng hướng, đúng trọng tâm, tránh được những sai sót và hồn tất cơng việc trong thời gian đã định.

Thơng thường kế hoạch kiểm tốn bao gồm hai bộ phận là kế hoạch kiểm tốn tổng thể và chương trình kiểm tốn. Đối với những cuộc kiểm tốn quy mơ lớn, tính chất phức tạp, địa bàn rộng hoặc hợp đồng kiểm tốn

nhiều năm thì cần thiết phải lập kế hoạch chiến lược: kế hoạch chiến lược đưa ra mục tiêu, định hướng cơ bản, nội dung trọng tâm, phương pháp tiếp cận và tiến trình của cuộc kiểm tốn. Kế hoạch chiến lược có thể được lập thành một bản riêng hoặc cấu tạo thành một phần của kế hoạch tổng thể.

Giai đoạn lập kế hoạch kiểm tốn bao gồm các bước cơng việc: tiếp nhận khách hàng, thu thập thông tin về khách hàng; thực hiện các thủ tục phân tích sơ bộ; tìm hiểu hệ thống KSNB và đánh giá rủi ro kiểm soát; xác định mục tiêu kiểm toán đối với kiểm toán khoản mục TSCĐ; đánh giá trọng yếu rủi ro; xây dựng chương trình kiểm tốn.

1.3.1.1. Tiếp nhận khách hàng

Trước khi lập kế hoạch kiểm toán cần quyết định chấp nhận khách hàng mới, tiếp tục với khách hàng cũ, nhận diện các lý do kiểm toán của khách hàng, đạt được hợp đồng kiểm tốn và bố trí nhân sự cũng như phương tiện cho cuộc kiểm tốn.

Cơng việc lập kế hoạch kiểm toán được bắt đầu khi nhận được yêu cầu kiểm toán hoặc thư mời kiểm toán và sự chấp nhận thực hiện kiểm tốn của Cơng ty kiểm tốn bằng một thư hẹn kiểm toán hoặc hai bên đã ký kết hợp đồng kiểm tốn.

1.3.1.2. Thu thập thơng tin về khách hàng

Kiểm tốn viên thực hiện thu thập thơng tin về khách hàng nhằm có được những hiểu biết đầy đủ về hoạt động của đơn vị, hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ cũng như các vấn đề tiềm ẩn, từ đó xác định được trọng tâm của cuộc Kiểm tốn và từng phần hành Kiểm tốn.

Thứ nhất: Thu thập thơng tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng. Đối

từ pháp lý và sổ sách như: Biên bản góp vốn, bàn giao vốn, các chứng từ liên quan đến việc góp vốn bằng Tài sản cố định...

Thứ hai: Để thực hiện Kiểm tốn Báo cáo tài chính, Kiểm tốn viên

phải có hiểu biết cần thiết, đầy đủ về tình hình kinh doanh nhằm đánh giá và phân tích được các sự kiện, nghiệp vụ và thực tiễn hoạt động của các đơn vị được Kiểm tốn mà theo Kiểm tốn viên thì có ảnh hưởng trọng yếu đến Báo cáo tài chính, đến việc kiểm tra của Kiểm tốn viên hoặc đến Báo cáo Kiểm toán”

Những hiểu biết về ngánh nghề kinh doanh bao gồm những hiểu biết chung về nền kinh tế, lĩnh vực hoạt động của đơn vị và những hiểu biết về khía cạnh đặc thù của một tổ chức cơ cấu như cơ cấu tổ chức, dây chuyền sản xuất, cơ cấu vốn... Với phần hành Kiểm tốn Tài sản cố định Cơng ty Kiểm tốn cần quan tâm đến các thơng tin:

- Hoạt động kinh doanh và kết quả kinh doanh của khách hàng: việc tìm hiểu những thơng tin này sẽ giúp Kiểm tốn viên xác định được liệu khách hàng có nhiều Tài sản cố định hay không và Tài sản cố định có ảnh hưởng trọng yếu tới Báo cáo tài chính của khách hàng hay khơng.

- Môi trường kinh doanh và các yếu tố ngồi sản xuất kinh doanh có tác động đến khách hàng như kinh tế - xã hội, pháp luật...

- Những mục tiêu của khách hàng và chiến lược mà ban lãnh đạo doanh nghiệp đặt ra để đạt tới mục tiêu này. Các mục tiêu chiến lược đó sẽ cho biết trong tương lai doanh nghiệp có đầu tư mua sắm hay thanh lý, nhượng bán Tài sản cố định hay không.

1.3.1.3. Thực hiện các phân tích sơ bộ

Thủ tục phân tích được Kiểm tốn viên áp dụng cho tất cả các cuộc Kiểm tốn và nó được thực hiện trong tất cả các giai đoạn Kiểm tốn.

Thủ tục phân tích là việc phân tích các số liệu, thơng tin, các tỷ suất

quan trọng, qua đó tìm ra những xu hướng biến động và tìm ra những mối quan hệ có mâu thuẫn với các thơng tin liên quan khác hoặc có sự chênh lệch lớn so với giá trị đã dự kiến”.

Ở trong giai đoạn này, sau khi đã thu thập được thông tin cơ sở và các thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng, KTV tiến hành thực hiện các thủ tục phân tích. Các thủ tục phân tích được Kiểm tốn viên sử dụng gồm

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH kiểm toán CIMEICO (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)