1.4.2.1. Cơ chế, chính sách đào tạo của nhà nước
Hiện nay cơ chế đào tạo ở nước ta vẫn đang áp dụng Quyết định số 163/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 25/01/2016 quyết định phê duyệt đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2016-2025. Phần nội dung đào tạo gói gọn trong các nội dung tại mục IV của quyết định này. Cụ thể mục IV quy định các nội dung đào tạo:
1. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng ở trong nước: a) Lý luận chính trị;
c) Kiến thức pháp luật; kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước và quản lý chuyên ngành;
d) Tin học, ngoại ngữ, tiếng dân tộc. 2. Nội dung bồi dưỡng ở ngoài nước:
a) Kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng quản lý hành chính nhà nước và quản lý chuyên ngành;
b) Kiến thức, kinh nghiệm hội nhập quốc tế.
Ở đây chúng ta dễ dàng nhận thấy nội dung đào tạo còn thiếu một nội dung rất quan trọng hiện này đó chính là đào tạo kỹ năng mềm cho người cán bộ. Vì trong quá trình làm việc người cán bộ không phải chỉ đơn giản là vững vàng tư tưởng chính trị, giỏi về chun mơn mà việc xử lý linh hoạt trong công việc đặc biệt là các công việc trực tiếp liên quan đến người dân. Ví dụ: Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh…. Ngồi ra kinh phí đào tạo được quy định trong Thơng tư 139/2010/TT- BTC, ngày 21/9/2010 của Bộ Tài chính quy định việc lập dự tốn, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức cịn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu của người giảng dạy cũng như học viên trong quá trình đào tạo.
1.4.2.2. Nhân tố cán bộ giảng dạy
Đối với loại hình đào tạo tập trung ở các trường (Ví dụ: Học viện chính trị I, Học viện chính trị II..) đội ngũ giáo viên có trình độ khá cao, chất lượng tương đối đồng đều và đều là những người có nhiều kinh nghiệm trong q trình giảng dạy cũng như q trình cơng tác trước đó nên đã đáp ứng cơ bản nội dung đào tạo mà các cán bộ được cử đi đào tạo mong muốn. Riêng với loại hình học tập trung ở tỉnh, đội ngũ cán bộ của các đơn vị trong tỉnh tham gia khá đông nhưng chất lượng chưa đồng đều, kiến thức về chuyên môn tương đối vững nhưng lại thiếu thực tế gây ảnh hưởng khơng nhỏ đến việc đào tạo. Vì vậy trình độ của đội ngũ đào tạo là một phần quyết định đến hiệu quả đào tạo. Chúng ta cần lựa chọn đội ngũ giảng dạy từ các nguồn khác nhau như trong nội bộ của huyện hay liên kết với những trường chính quy hoặc mời chuyên gia về đào tạo. Các giảng viên cần có kiến thức sâu rộng, có kinh nghiệm, đặc biệt phải am hiểu tình hình của huyện nói chung cũng như các chiến lược, phương thức đào tạo của huyện nói riêng. Tùy theo từng đối tượng mà lựa chọn giảng viên.