.Tổng quan về sự phát triển kinh tế-xã hội huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) hoàn thiện công tác đào tạo nhân lực đội ngũ cán bộ cấp huyện, lộc hà, hà tĩnh (Trang 39 - 41)

2.1.1.1. Tổng quan về Huyện Lộc Hà

Huyện Lộc Hà được thành lập theo Nghị định số 20/NĐ-CP, ngày 27/2/2007 của Chính phủ, trên cơ sở sát nhập 07 xã vùng Hạ Can của huyện Can Lộc và 06 xã vùng Biển Cửa của huyện Thạch Hà; diện tích tự nhiên gần 120km2. Huyện có 13 đơn vị hành chính cấp xã, 93 thơn, hơn 22.000 hộ dân, dân số hơn 86.000 người. Địa giới hành chính huyện Lộc Hà được xác định phía Đơng giáp Biển đơng; phía Tây giáp huyện Can Lộc; phía Nam giáp huyện Thạch Hà và Thành phố Hà Tĩnh; phía Bắc giáp huyện Nghi Xuân.

Là huyện nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, với hai mùa rõ rệt: Mùa mưa bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ trung bình 20,30c, lượng mưa hàng năm 1900 - 2100 mm. Mùa khô từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm với đặc điểm nắng nóng, nhiệt độ trung bình 32,50c.

Trên địa bàn huyện có 3 con sơng chảy qua là sơng Đị Điệm, Sơng Én và sơng Cửa Sót, là hợp lưu của sơng Nghèn và sơng Rào Cái. Huyện có 13km bờ biển đang cịn ngun sơ, bãi tắm Xn Hải; có nhiều di tích lịch sử văn hóa tâm linh; có cảng cá Cửa Sót, đây là tiềm năng phát triển kinh tế thủy sản, thương mại, du lịch, dịch vụ biển. Có nhiều loại đá quý như đá Granit, thạch anh…và một số mỏ kim loại lớn, trong đó mỏ quặng Mangan với trữ lượng khoảng vài triệu tấn, với diện tích khoảng 1.194 ha. Mỏ cát xây dựng phân bổ ở khu vực Truông Vùn thuộc địa bàn các xã Thịnh Lộc, An Lộc và một số khe, suối ở Hồng Lộc.

Sự ra đời của huyện mới Lộc Hà nhằm“Đẩy nhanh hơn tốc độ phát triển kinh

tế - xã hội và XĐGN các xã trong vùng; hậu cần cho Thành phố Hà Tĩnh và khu công nghiệp khai thác mỏ sắt Thạch Khê; tăng cường tuyến phòng thủ ven biển từ Chân Tiên (điểm cuối của dãy Hồng Lĩnh) đến cửa Sót núi Nam Giới. Đặc biệt là xây dựng một đô thị và phát triển du lịch - dịch vụ biển”

2.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa

Trong những năm qua, Đảng bộ và nhân dân huyện Lộc Hà đã nỗ lực cố gắng không ngừng để đạt được những thành tựu đáng ghi nhận trên các lĩnh vực:

Về kinh tế: Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt trên 5%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng nhanh tỷ trọng ngành xây dựng, tiểu thủ công nghiệp, chế biến; sản xuất nông - ngư - diêm - lâm nghiệp tiếp tục phát triển, có mặt tăng trưởng khá cao. Giá trị sản xuất nông nghiệp hàng năm bình quân tăng trên 4,5%/năm, quy mô chăn ni, chất lượng đàn tăng khá. Các mơ hình chăn ni theo hướng tập trung ngày càng phát triển. Kinh tế thuỷ sản có bước tăng trưởng cả về đánh bắt, ni trồng, chế biến và thương mại, hình thức và sản phẩm ni đa dạng hơn, như nuôi theo hướng công nghiệp, nuôi lồng, nuôi nghêu Bến Tre, tôm he chân trắng, cá mú, cá vược… ngành chế biến gắn với các cơ sở cấp đông phát huy hiệu quả cao về kinh tế và giải quyết việc làm, tạo thu nhập ổn định cho trên 2.000 lao động. Thu nhập bình quân đầu người năm 2016 đạt 26 triệu đồng, tăng gần 2,6 lần so với năm 2011, được nêu trong bảng 2.1.

Bảng 2.1. Cơ cấu sản xuất năm 2011 và năm 2016

(Đơn vị tính: %)

TT Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2016

1 Nông nghiệp 42,42 28,7

2 Công nghiệp - Xây dựng 38,24 43,1

3 Dịch vụ 20,34 28,2

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Lộc Hà năm 2016

Về Thương mại - dịch vụ - du lịch tiếp tục phát triển, từng bước khẳng định tiềm năng, lợi thế của huyện. Mặc dù những năm qua chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, nhưng sức tiêu dùng trên địa bàn vẫn tăng khá, tốc độ tăng trưởng trên lĩnh vực này hàng năm đạt trên 11%, đóng góp trên 24,8% trong cơ cấu thu nhập. Thị trường nơng thơn được mở rộng, 13/13 xã đều có chợ, hình thành một số điểm kinh doanh mới, các hoạt động dịch vụ trên địa bàn đa dạng hơn.

Về Cơng nghiệp - Tiểu thủ cơng nghiệp có bước tăng trưởng khá nhanh.Giá trị sản xuất Công nghiệp - Tiểu thủ cơng nghiệp tăng bình qn 12,5%/năm, hiện có trên 87 cơ sở doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp sản xuất. Các làng nghề truyền thống, như đan chổi, làm hương, bánh bún, trồng nấm, chế biến thủy sản…, tiếp tục phát triển. Một số cơ sở mới hình thành và đi vào sản xuất, như Nhà máy gạch Tuynen, Hợp tác xã sửa chữa tàu thuyền, mây tre đan, chế biến thuỷ sản, cơ sở cấp đông, sản xuất vật liệu xây dựng…, bước đầu phát huy hiệu quả, giải quyết khá nhiều việc làm, thu nhập cho người lao động.

Về văn hóa - xã hội: Thực hiện có hiệu quả phong trào “Tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hoá” gắn với xây dựng nông thôn mới, xây dựng nếp sống văn

minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, góp phần quan trọng vào việc xây dựng, hoàn thiện thiết chế văn hóa, thể thao ở cơ sở.

Quán triệt sâu sắc quan điểm gắn phát triển kinh kế với phát triển xã hội, giải quyết hài hòa vấn đề tăng trưởng và phát triển; phát triển kinh tế hướng vào phục vụ phát triển con người, Đảng bộ và nhân dân huyện Lộc Hà đã nỗ lực không ngừng, làm cho đời sống văn hóa - xã hội trên địa bàn có những chuyển biến khá tích cực, đời sống nhân dân được ổn định và cải thiện nhiều mặt. Cơng tác xã hội hóa giáo dục đã từng bước phát triển, đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng trong nhân dân. Huyện đã từng bước sử dụng hiệu quả nguồn vốn ngân sách và tích cực huy động các nguồn vốn khác trong cộng đồng. Cao tầng hoá trường học, tăng cường cơ sở vật chất cho dạy và học. Công tác khuyến học phát triển với nhiều hình thức của các tổ chức xã hội, trong dịng họ; phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong phát triển giáo dục. Cơng tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân đã được quan tâm. Đảng bộ đã lãnh đạo củng cố mạng lưới y tế; thực hiện tốt chương trình y tế quốc gia, phịng chống dịch bệnh. Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân, cơ sở vật chất, trang thiết bị từng bước được quan tâm đầu tư. Y tế cộng đồng trên địa bàn từng bước phát triển dưới nhiều hình thức như phục hồi chức năng cho trẻ em tàn tật, khám chữa bệnh nhân đạo. Công tác y tế đã phối hợp chặt chẽ với công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình và bảo vệ chăm sóc trẻ em, đảm bảo chất lượng dân số và hạ tỷ lệ tăng dân số tự nhiên, bảo đảm cơ cấu và phát triển dân số ổn định.

Quan tâm thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với các đối tượng chính sách, nhất là Pháp lệnh ưu đãi người có cơng; người nghèo, người tàn tật, trẻ em mồ cơi không nơi nương tựa thông qua các cuộc vận động “Uống

nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa”, “Ngày vì người nghèo”…ngày càng hiệu

quả. Các cấp ủy, chính quyền và đồn thể chính trị - xã hội đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng nông thôn mới, xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, làng văn hóa. Duy trì, thực hiện nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục - thể thao quần chúng, giữ gìn thuần phong mỹ tục, tổ chức các hoạt động lễ hội, bảo vệ tốt văn hóa truyền thống, bài trừ các hủ tục mê tín dị đoan và các tệ nạn xã hội khác… Qua đẩy mạnh các cuộc vận động văn hóa, nếp sống và thái độ ứng xử ở nơi làm việc và nơi cơng cộng bước đầu có những chuyển biến tích cực, phong trào văn hóa ln nhận được sự ủng hộ và tham gia đông đảo của các tầng lớp nhân dân trên địa bàn huyện.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) hoàn thiện công tác đào tạo nhân lực đội ngũ cán bộ cấp huyện, lộc hà, hà tĩnh (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)