.Kinh nghiệm của Thành phố Hải phòng

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) hoàn thiện công tác đào tạo nhân lực đội ngũ cán bộ cấp huyện, lộc hà, hà tĩnh (Trang 34 - 39)

1.5 .Kinh nghiệm một số địa phương trong cả nước

1.5.2 .Kinh nghiệm của Thành phố Hải phòng

Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế biển thành phố Hải Phòng Kết quả phát triển nguồn nhân lực thành phố

Lao động thành phố đang có sự chuyển dịch cơ cấu theo hướng CNH-HĐH, chuyển nhanh sang các ngành nghề: kinh doanh tài chính, ngân hàng, kiểm tốn, điện tử viễn thơng, cơ khí chế tạo, đóng tàu, cơng nghệ vật liệu mới, công nghệ biển, kinh tế biển, logistics…

Trong 10 năm qua, lực lượng lao động của Hải Phịng đã có sự gia tăng đáng kể. Số người trong lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên đã tăng từ 1,19 triệu (năm 2000) lên 1,47 triệu người năm 2010, bằng 22,5%. Điều này vừa giúp thành phố bổ sung lực lượng lao động nhưng cũng gây sức ép về việc làm và các vấn đề về an sinh xã hội.

Số người qua đào tạo có chiều hướng tăng nhanh, cơ cấu đào tạo ngày càng hợp lý, chất lượng nhân lực và trình độ đào tạo được nâng lên dần đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động, năng xuất lao động có xu hướng tăng.

Hải Phịng có hệ thống giáo dục phát triển hơn các địa phương lân cận, hạ tầng cơ sở xã hội tốt, thành phố Hải Phịng có chỉ số giáo dục đứng thứ 3 tồn quốc với 4 trường đại học, 16 trường cao đẳng, 26 trường Trung cấp chuyên nghiệp, trường Đại học Hàng hải là trường đầu tiên của Việt Nam đạt chuẩn ISO 9001-2000, là trường duy nhất tại Việt Nam có bằng cấp được cơng nhận tại tất cả các nước trên thế giới. Tỷ lệ người biết chữ đạt 97,6%, cao nhất cả nước. Hoàn thành phổ cập bậc Trung học cơ sở từ năm 2001, bậc Trung học và nghề từ năm 2008.

Nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế biển được chú trọng đào tạo. Cùng với Trường Đại học Hàng hải (Đại học Hàng hải Việt Nam trong 4 năm cử 91 sinh viên, thực tập sinh, nghiên cứu sinh đi đào tạo tiến sỹ chuyên ngành, thạc sỹ khoa học và trao đổi thông tin nghiên cứu hàng hải, đóng tàu, cơng trình biển với Trường Đại học Hàng hải Tokyo - Nhật Bản, Đại học Hàng hải Hàn Quốc, Đại học Hàng hải

Đại Liên - Trung Quốc, Đại học Liege - Bỉ, Học viện Hàng hải California -Hoa kỳ, Đại học kỹ thuật Delft - Hà Lan,…), nhiều trường nghề phối hợp đào tạo phục vụ nhân lực các ngành, lĩnh vực biển.

Bộ máy quản lý nhà nước về biển, đảo được thiết lập, tạo cơ sở để thống nhất các chức năng, nhiệm vụ quản lý tổng hợp về biển, đảo trên địa bàn.

Hợp tác quốc tế về biển diễn ra mạnh mẽ và xuất hiện nhiều yếu tố mới.Thành phố đã và đang tích cực hợp tác với các tỉnh, thành phố quốc tế như Incheon (Hàn Quốc), Brest (Pháp) về các hoạt động biển và kinh tế biển.Phối hợp với Cơ quan quản lý Khí tượng và Đại dương Hoa Kỳ trong xúc tiến xây dựng Quy hoạch không gian biển thành phố Hải Phòng.Các trường đại học, viện nghiên cứu trên địa bàn đều tham gia trong liên kết đào tạo, trao đổi hoạt động với nhiều trường, viện của nhiều quốc gia trên thế giới.

Những hạn chế về phát triển nguồn nhân lực

Tình hình chung về chất lượng nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay qua phân tích một số chỉ số như sau: Số có bằng cấp chứng chỉ nghề thấp so với tổng số lao động qua đào tạo, theo WB chất lượng lao động đạt 3,79 điểm, xếp thứ 11/12 nước ở châu Á; nhân lực đào tạo hàng năm tăng nhưng thiếu chun gia trình độ cao, thiếu cơng nhân lành nghề; chỉ số kinh tế tri thức (KEI) đạt 3,02 điểm, xếp thứ 102/133 quốc gia phân loại; chất lượng nhân lực còn nhiều yếu kém, năng suất lao động thấp so với các nước trong khu vực: năng suất lao động Trung Quốc gấp 2,5 lần, Malaysia 10 lần, Hàn Quốc 26 lần, đáng chú ý là năng suất lao động của nước ta tăng chậm so với các nước đang phát triển trong khu vực.

Khả năng sử dụng ngoại ngữ và ứng dụng công nghệ thông tin làm công cụ làm việc của đội ngũ nhân lực thành phố hạn chế.

Về chất lượng nguồn nhân lực Hải Phòng trong đặc điểm chung hiện nay: về cơ bản, nguồn nhân lực Hải Phịng có chất lượng chưa cao, kỹ năng nghề nghiệp cịn thấp, còn thiếu kinh nghiệm thực tế, khả năng cạnh tranh còn hạn chế, chưa sẵn sàng cho hội nhập quốc tế, dễ tổn thương trước những biến động của kinh tế quốc tế. Tỷ lệ lao động qua đào tạo từ trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp trở lên chưa cao và có dấu hiệu giảm dần, lao động phổ thơng và lao động có chứng chỉ nghề sơ cấp cịn phổ biến (chiếm 81,6%). Thể hiện sự mất cân đối rõ rệt, phản ánh tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ”.

Đóng góp của yếu tố lao động vào tăng trưởng kinh tế Hải Phịng giảm dần và mạnh, năm 2001 góp 3,05% trong tốc độ tăng trưởng 10,38% GDP, đến năm 2010 chỉ còn 0,26% trong mức tăng 10,96% GDP. Nguyên nhân chính là năng suất lao động thấp và lực lượng lao động tăng chậm.

Trong số lao động có việc làm và được đào tạo chuyên mơn, tỷ lệ lao động có bằng đại học và trên đại học gia tăng nhanh nhất, trong đó tỷ lệ có bằng đại học tăng 6,8% trong giai đoan mười năm.

Đánh giá tổng quát hiện nay về phát triển nguồn nhân lực của thành phố là sự bất cập của nguồn nhân lực chất lượng cao: cán bộ lãnh đạo, quản lý tuy đông song chưa mạnh; sự am hiểu về luật pháp, hành chính, kinh tế, trình độ ngoại ngữ, tin học... cịn hạn chế; cơ cấu, trình độ, độ tuổi cịn mất cân đối. Nhân lực khoa học cơng nghệ cịn mỏng và yếu, chưa đáp ứng u cầu nghiên cứu một số vấn đề phức tạp, đòi hỏi hàm lượng khoa học và công nghệ cao; mất cân đối về ngành nghề đào tạo, thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ CNH - HĐH với yêu cầu phát triển và yếu tố đặc thù của thành phố như những ngành, lĩnh vực: công nghệ biển, công nghệ vật liệu mới, cơng nghệ nanơ, cơng nghệ sinh học… cịn thiếu cán bộ đầu đàn ở một số lĩnh vực khoa học, đặc biệt là thiếu cán bộ trẻ kế cận có trình độ cao. Chất lượng nghiên cứu, hiệu quả thực tế của các đề tài nghiên cứu còn hạn chế, chưa tương xứng với tiềm lực, chưa gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo với nghiên cứu khoa học; lĩnh vực hoạt động cịn hẹp. Việc chuẩn bị nhân lực khoa học cơng nghệ trong các doanh nghiệp chưa đầy đủ; năng lực làm chủ, vận hành, chuyển giao công nghệ chưa đáp ứng yêu cầu…

Căn cứ phát triển ngồn nhân lực kinh tế biển

Căn cứ mục tiêu phát triển kinh tế biển nước ta "phấn đấu trở thành một nước mạnh về biển". Mục tiêu tổng quát phát triển kinh tế biển và các hải đảo giai đoạn 2006 - 2020 là khai thác tối đa mọi tiềm năng và lợi thế nhiều mặt của biển để phát triển nhanh kinh tế biển và vùng ven biển, từng bước xây dựng kinh tế biển Việt Nam mạnh và hiện đại, tương xứng và hội nhập với các nước trong khu vực, góp phần tăng cường khả năng bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia trên biển, đảo. Xây dựng vùng ven biển thành vùng kinh tế phát triển năng động, thúc đẩy các vùng khác trong cả nước phát triển với tốc độ nhanh và tạo môi trường hấp dẫn để thu hút đầu tư nước ngoài.

Để đạt được mục tiêu tổng quát nêu trên, đến năm 2020, kinh tế biển Việt Nam phải đạt được một số mục tiêu chủ yếu sau:

Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế biển và ven biển, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GDP bình quân thời kỳ 2006 - 2020 gấp 1,3 lần mức tăng trưởng chung của cả nền kinh tế. Nâng tỷ trọng GDP vùng ven biển trong tổng GDP cả nước lên khoảng 1/3 GDP cả nước vào năm 2020. Tạo sự chuyển biến cơ bản và toàn diện cơ cấu kinh tế vùng ven biển theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hố.

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Vịnh Bắc Bộ, Quy hoạch Vịnh Bắc Bộ lấy chiến lược kinh tế biển làm căn cứ, vì vậy tuân thủ các quan điểm phát triển của chiến lược kinh tế biển, trên cơ sở cụ thể hoá vào vùng Vịnh Bắc Bộ. Các quan điểm cơ bản phát triển vùng Vịnh Bắc Bộ là: Xây dựng vùng Vịnh Bắc Bộ thành một khu vực mạnh về kinh tế biển, có cơ cấu hiện đại, thực sự làm động lực cho vùng phía Bắc và cả nước phát triển với tốc độ nhanh. Tạo ra sự kết hợp hài

hoà giữa kinh tế ven biển, kinh tế trên biển và các hải đảo với các khu vực nội địa phía Bắc và Bắc Trung Bộ để phát triển ổn định và bền vững.

Hướng lựa chọn

Thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của đảng, Đại hội XIV Đảng bộ thành phố khẳng định quan điểm coi con người là trung tâm của sự phát triển, nội dung này trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011 - 2020 là “phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao” là một trong 3 khâu đột phá để đưa Việt Nam đến năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại; đối với thành phố Hải Phòng đề ra mục tiêu phấn đấu đưa Hải Phịng trở thành thành phố cơng nghiệp, dịch vụ cảng theo hướng văn minh, hiện đại vào năm 2015, phát triển ở trình độ cao hơn để góp phần tạo nền tảng vững chắc đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.

Quá trình thực hiện mục tiêu trên diễn ra trong bối cảnh đất nước, thành phố vừa đứng trước những thời cơ phát triển lớn, vừa phải đối mặt và vượt qua những thách thức lớn.Kinh tế Hải Phịng có độ mở lớn trong q trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.Nghị quyết Đại hội cũng đã khẳng định 1 trong 3 khâu đột phá là “ưu tiên tập trung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao... đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh, bền vững”.

Nghị quyết số 02 của Thành uỷ về công tác cán bộ cũng đặt ra yêu cầu cao về xây dựng đội ngũ cán bộ và nguồn nhân lực chất lượng cao; đặt ra yêu cầu đổi mới toàn diện, đồng bộ về tư duy, cách thức lãnh đạo và thực hiện về công tác cán bộ và phát triển nguồn nhân lực; chỉ ra mục tiêu chung đến năm 2015, 2020 và một số chỉ tiêu cụ thể khá cao; chỉ ra 11 nhiệm vụ, giải pháp lớn và đặc biệt chỉ ra 19 chương trình, nhiệm vụ trọng tâm, đề án lớn phải hoàn thành đến năm 2013 là rất khó khăn…

Tập trung vào các nhóm ngành, lĩnh vực trọng điểm theo nhu cầu phát triển lớn gồm: nhân lực đội ngũ cán bộ lãnh đạo; nhân lực đội ngũ công chức viên chức; đội ngũ doanh nhân; đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ; đội ngũ giáo viên, giảng viên; đội ngũ cán bộ y tế; nhóm nhân lực ngành văn hóa thể thao; nhân lực ngành tư pháp; nhân lực ngành toà án; nhân lực ngành kinh tế biển; nhân lực ngành quốc phịng an ninh. Do đó cần chú ý:

Làm tốt quản lý nhà nước về đào tạo nhân lực, nhất là công tác thống kê, dự báo về nhu cầu nguồn nhân lực.Để có một chiến lược phát triển nguồn nhân lực đúng đắn, điều quan trọng nhất là phải dự báo đúng nhu cầu của thành phố, của vùng trong thực hiện chiến lược biển.

Tổ chức đào tạo theo ngành nghề phù hợp, đáp ứng về quy mơ và loại hình nhân lực đã chỉ ra ở trên. Do sự phát triển rất nhanh của các lĩnh vực liên quan đến kinh tế biển, đảo và tính bao phủ lớn, liên quan đến hầu khắp các lĩnh vực, vì vậy, khi đào tạo nguồn nhân lực cần xác định ngành nghề hoặc nhóm ngành nghề cho đúng để tạo điều kiện thuận lợi cho người học và người tuyển dụng. Tập trung mở

những ngành mới có nhu cầu về nhân lực cao; tăng quy mô tuyển sinh ở những ngành liên quan đến kinh tế biển đang có nhu cầu cao.

Xác định rõ tiêu chuẩn đào tạo.Các trường cần nhanh chóng chọn lựa và triển khai đào tạo dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế. Thống nhất về nội dung chương trình, quy trình đào tạo và cách thức đánh giá chất lượng đào tạo. Ở bình diện cả nước, hiện có rất nhiều đơn vị tham gia đào tạo nguồn nhân lực với nhiều cấp độ khác nhau nhưng chưa thống nhất về tiêu chuẩn.Điều này dẫn đến tình trạng bằng cấp khơng được cơng nhận lẫn nhau. (Hiện Hải Phịng có 4 trường đại học, 16 trường cao đẳng, 26 trường trung cấp chuyên nghiệp, chỉ có Trường Đại học Hàng hải là trường duy nhất của Việt Nam có bằng cấp được cơng nhận tại tất cả các nước trên thế giới).

Đa dạng hóa phương thức đào tạo. Do đặc thù của thị trường lao động trong kinh tế biển liên quan đến rất nhiều lĩnh vực khác nhau nên ngoài kiến thức về biển, hàng hải, logistics,… cần địi hỏi các kiến thức chun mơn và những kỹ năng khác nhau nên việc đào tạo lại là rất cần thiết. Theo mơ hình đào tạo truyền thống, nguồn cung ứng nhân lực chủ yếu đến từ các trường đào tạo nghề hoặc các trường đại học và bao gồm các bậc học phổ biến như trung học nghề, cao đẳng, cử nhân, kỹ sư, thạc sỹ và tiến sỹ. Cần chú ý đến loại hình đào tạo tại chức, tại chỗ.

Đa dạng hố việc huy động nguồn kinh phí đào tạo.Nguồn kinh phí đào tạo chủ yếu vẫn là từ nhà nước, vì vậy, chính quyền các cấp phải quyết tâm phát triển nguồn nhân lực cho kinh tế biển thông qua việc ưu tiên nguồn vốn từ ngân sách cho hoạt động này.Song song, cần làm tốt việc huy động vốn trong dân thơng qua các hình thức xã hội hố giáo dục, đào tạo.

 Kinh nghiệm rút ra: Việc đào tạo cần đúng trọng tâm trọng điểm, sát với

tình hình thực tế yêu cầu. Đặc biệt là việc xác định nhu cầu đào tạo cũng như lựa chọn đối tượng đào tạo là điều cực kỳ quan trọng. Đây là những bước đầu tiên trong cả quá trình để sau đào tạo người cán bộ có thể áp dụng các kiến thức được đào tạo vào thực tiễn và sử dụng một cách hiệu quả, phục vụ cho mục tiêu phát triển chung của địa phương.

Chương 2:

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO

NHÂN LỰC ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CẤP HUYỆN,LỘC HÀ, HÀ TĨNH

2.1. Tổng quan về sự phát triển kinh tế - xã hội huyện và nhân lực đội ngũ cán bộ huyện, Lộc Hà, Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) hoàn thiện công tác đào tạo nhân lực đội ngũ cán bộ cấp huyện, lộc hà, hà tĩnh (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)