Xây dựng hệ tổng thể cơ chế về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộđồng bộ, thống nhất từ trung ương tới địa phương đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
Cán bộ của cả nước nói chung và của huyện Lộc Hà nói riêng phụ thuộc rất lớn vào chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành, trên cơ sở đó phải xây dựng các quy chế cụ thể về từng nội dung cụ thể phù hợp với từng điều kiện của từng cơ quan, đơn vị từ đó sẽ thực hiện tốt nhiệm vụ mà Thủ tướng Chính phủ giao phó cho và do đó, sẽ phát huy được sức mạnh tổng hợp của các chế độ chính sách được ban hành...
Để thực hiện nhiệm vụ này phải tiến hành đồng thời tiến hành rà soát sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ những quy định không hợp lý, chồng chéo hoặc sai với quy
định hoặc cấp ban hành không đúng thẩm quyền, và kết hợp với việc tổ chức nghiên cứu và xây dựng những văn bản quy phạm pháp luật mới.
Nâng cao tinh thần tự giác học tập của cán bộ
Đây là giải pháp hướng đến tính bền vững và ổn định của chất lượng đội ngũ cán bộ. Sự tác động khách quan từ cấp Đảng ủy, chính quyền, lãnh đạo, đến gia đình và cả xã hội có tốt đến đâu nhưng bản thân cán bộ không tự vươn lên, tự đào tạo, tự huấn luyện bản thân để khẳng định mình thì dù có cơ cấu cán bộ, vẫn khơng đạt chuẩn. Do đó bên việc cử cán bộ theo các chương trình đào tạo, bồi dưỡngdo cấp trên triệu tập, huyện còn phải tiếp tục chủ động xây dựng kế hoạch học tập cho cán bộ đề cao ý thức học tập, tự nghiên cứu về chun mơn, nghiệp vụ và lý luận chính trị.
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phải gắn với sử dụng
Đây là biện pháp không thể thiếu trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, bởi sử dụng cán bộ là kết quả của quá trìnhđào tạo, bồi dưỡng. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ mà không sử dụng tốt, khơng đúng vị trí sẽ khơng phát huy được hiệu quả của việc đào tạo, bồi dưỡng. Nếu sau khi được đào tạo, bồi dưỡng, cán bộ được đặt đúng vị trí, sử dụng khéo thì nhanh tiến bộ. Ngược lại nếu đặt vào vị trí khơng chun mơn, khơng đúng sở trường thì sẽ mất nhiều thời gian thích nghi, đào tạo lại. Đào tạo mà khơng có kế hoạch sử dụng sẽ gây lãng phí về kinh tế, cán bộ thiếu an tâm học tập, nâng cao trình độ, ảnh hưởng xấu đến chất lượng cán bộ. Do đó cần mạnh dạn sử dụng cán bộ trẻ, có triển vọng đã được phát triển đã được đào tạo lại chuẩn chức danh giữ các chức vụ phù hợp với chuyên môn, mặt khác cần thu hút các cán bộ trẻ tạo nguồn để phục vụ cơng tác nhằm trẻ hóa đội ngũ cán bộ trong cơ quan.
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phải gắn với việc bố trí, sử dụng; tránh tình trạng đào tạo không đúng chuyên ngành, chuyên môn nghiệp vụ. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải chịu trách nhiệm trong việc thực hiện quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ. Phải quản lý chặt chẽ cán bộ cử đi học, chấm dứt việc đề bạt, bổ nhiệm hoặc tuyển dụng trước, đào tạo sau. Phải tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh trong khâu nâng ngạch, bổ nhiệm các chức vụ lãnh đạo, quản lý. Đây chính là động lực thúc đẩy sự phấn đấu nâng cao năng lực của cán bộ, khắc phục được tình trạng trì trệ của chế độ cơng vụ theo hệ thống chức nghiệp. Nghiên cứu, từng bước vận dụng hình thức thi theo vị trí, chức danh của chế độ công vụ theo hệ thống “việc làm” trong việc đề bạt, bổ nhiệm các chức danh chuyên môn và quản lý.