.Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) hoàn thiện công tác đào tạo nhân lực đội ngũ cán bộ cấp huyện, lộc hà, hà tĩnh (Trang 75 - 79)

2.3 .Đánh giá công tác đào tạo nhân lựcđội ngũcán bộ cấp huyện, Lộc Hà

2.3.2 .Hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1. Hạn chế

Các hạn chế trong công tác đào tạo nhân lực đội ngũ cán bộ cấp huyện cụ thể như sau:

- Về xác định nhu cầu đào tạo nhân lực

+ Việc xác định nhu cầu đào tạo chưa hoàn thiện và chưa được chú trọng tuyệt đối. Huyện mới chỉ xác định nhu cầu đào tạo dựa trên các tiêu chí theo quy định của Chính phủ để từ đó xác định nhu cầu đào tạo của huyện theo định hướng phát triển. Chưa nắm được nguyện vọng đào tạo của người cán bộ, chưa có sự phối hợp ý kiến của người cán bộ và huyện để xác định nhu cầu đào tạo.

- Về xây dựng kế hoạch đào tạo nhân lực

+ Việc xác định mục tiêu đào tạo còn chung chung, chưa cụ thể hóa được các

yêu cầu trong đào tạo. Trong số các kết quả cần đạt được của chương trình đào tạo, Huyện mới chỉ chú ý đến số lượng, cơ cấu học viên và thời gian đào tạo còn những kỹ năng cụ thể cần đạt được đào tạo vẫn được xác định cụ thể và chủ yếu mang tính định tính. Điều đó gây khó khăn cho cơng tác đánh giá sau này.

+ Việc lựa chọn và cử cán bộ đi đào tạo cịn có lúc tràn lan, đào tạo cịn chưa đúng với mục đích sử dụng. Có những đối tượng cần được đào tạo thì khơng được cử đi đào tạo và ngược lại những đối tượng tham gia đào tạo sau khi đào tạo xong không sử dụng kiến thức được đào tạo gây lãng phí.

+ Huyện chưa có chính sách đãi ngộ người cán bộ tham gia đào tạo cũng như chưa có chính sách đãi ngộ đối với giảng viên giảng dạy, chỉ dừng lại ở việc trả các khoản kinh phí theo quy định. Nhiều lúc việc chi trả cịn chưa kịp thời gây ảnh hưởng khơng nhỏ tới cán bộ tham gia đào tạo.

+ Cơ sở vật chất phục vụ cho công tác đào tạo cán bộ ở các lớp tổ chức tại huyện chủ yếu là Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện, nhưng hiện nay cơ sở vật chất của Trung tâm so với yêu cầu nhiệm vụ chưa tương xứng. Hội trường, bàn ghế học viên xuống cấp, chưa được khắc phục sữa chữa do thiếu nguồn kinh phí. Số người học thường xuyên có mặt tại Trung tâm khá đơng, trong khi đó diện tích phịng học cịn chật hẹp. Trung tâm còn thiếu phòng học lớn (hội trường), phòng thư viện, phịng đọc, phịng hành chính, nhà nghỉ trưa của học viên, nên rất khó khăn, thiếu chủ động trong việc mở lớp. Trang thiết bị phục vụ dạy và học còn thiếu hoặc chất lượng chưa đảm bảo, chắp vá, như bàn ghế, máy tính, điện chiếu sáng, quạt, điều hịa, hệ thống loa máy. Một số trang thiết bị hư hỏng, thiếu tài liệu, giáo trình cho học viên nghiên cứu.

- Về triển khai thực hiện đào tạo nhân lực

+ Nội dung đào tạo dàn trải, kiến thức rộng, nặng về lý thuyết chưa tập trung vào thực hành. Chưa đi sâu vào những nội dung cần thiết phục vụ cho công việc của cán bộ cử đi đào tạo. Đào tạo chủ yếu là kiến thức lý thuyết chưa chú trọng đào tạo thực hành. Chưa tiến hành đào tạo được các nội dung về kiến thức hội nhập cũng như kỹ năng mềm. Đội ngũ giáo viên có trình độ nhưng chưa đồng đều, có kiến

thức sư phạm nhưng lại thiếu kiến thức về công việc thực tế.

+ Đối với các lớp tổ chức đào tạo tại huyện, cuối khóa học chưa có sự tiếp thu ý kiến phản hồi của học viên. Vẫn cịn một số ít học viên trong q trình học cịn chưa nghiêm túc thực hiện các quy định của khóa học.

- Việc đánh giá kết quả đào tạo nhân lực

+ Việc đánh giá kết quả đào tạo chưa áp dụng linh hoạt và đồng bộ những phương pháp đánh giá đào tạo, chưa có tiêu chí để đánh giá. Hơn nữa huyện vẫn chưa đánh giá đúng năng lực và kết quả đạt được của người học sau khi đào tạo, các kết quả đánh giá cịn phiến diện, thiếu cơng bằng và chính xác.

2.3.2.2.Nguyên nhân

Nguyên nhân cụ thể của các hạn chế trong công tác đào tạo nhân lực đội ngũ cán bộ cấp huyện tại huyện Lộc Hà như sau:

- Do nhận thức của người cán bộ về đào tạo phát triển còn chưa đúng đắn, chưa nhận thức được hết ý nghĩa thực tiễn của việc phát triển, còn mang tư tưởng coi trọng bằng cấp nên còn nhiều cán bộ đi học chỉ mang tính thủ tục, khơng quan tâm mấy đến kiến thức.

- Việc xác định nhu cầu đào tạo vẫn chưa đầy đủ và sát đúng với thực tế. Do tính chất cơng việc nên việc chọn lựa người đi đào tạo gặp rất nhiều khó khăn, nguyên nhân chủ yếu do đội ngũ cán bộ cấp huyện không nhiều nên nhiều khi khó sắp xếp được thời gian để đi đào tạo. Từ đó dẫn đến việc xác định mục tiêu đào tạo và lập kế hoạch đào tạo cũng gặp nhiều vấn đề.

- Một số cán bộ được cử đi đào tạo bồi dưỡng không phù hợp với năng lực sở trường nên khi về bố trí cơng tác hồn thành nhiệm vụ không cao, việc thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao về công tác ở các địa phương chưa được nhiều, có những chức danh bố trí chưa phù hợp.

- Nguồn kinh phí dành cho đào tạo cịn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Việc chỉ trả nhiều khi chưa kịp thời gây ảnh hưởng không nhỏ đến người cán bộ được cử đi đào tạo. Các cơ chế chính sách liên quan đến đào tạo và phát triển nhân lực còn lạc hậu, chưa bắt kịp xu thế hiện nay. Chưa có chính sách để khuyến khích người cán bộ tự học, tự đào tạo nâng cao kiến thức, trình độ chun mơn

- Huyện chưa đi sâu vào quá trình giám sát đào tạo nhân lực mà chỉ kiểm tra, đánh giá dựa trên kết quả của bên đào tạo (Trung tâm, các trường liên kết giảng dạy) cung cấp. Đối với các lớp đào tạo tại huyện thì chưa thực sự chú trọng đến sự phản hồi ý kiến của học viên đến khóa học.

- Nội dung, chương trình của các lớp bồi dưỡng về quản lý nhà nước, lý luận chính trị, tin học, ngoại ngữ...cịn trùng lặp, nặng về lý thuyết, từ đó lãng phí về thời gian và kinh phí. Một phần vì các quy định của nhà nước quy định, giới hạn nội

dung đào tạo nên người cán bộ chỉ được đào tạo chủ yếu về lý thuyết mà thiếu đi kỹ năng mềm trong công việc. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển nói chung trong hệ thống chính trị huyện và cá nhân những người được cử đi đào tạo nói riêng. Việc ứng dụng các kiến thức đã được đào tạo, đặc biệt là ngoại ngữ và tin học vào cơng việc cịn gặp nhiều vấn đề.

- Đội ngũ giảng viên chưa có sự đồng đều ở các cấp, các giáo viên có trình độ sư phạm nhưng lại yếu về kinh nghiệm, chưa sát với thực tế nên khả năng truyền đạt còn gặp nhiều vấn đề do giữa lý thuyết giảng dạy và cơng việc thực tế cịn một khoảng cách khá xa.

Chương 3:

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HỒN THIỆN CƠNG TÁC ĐÀO TẠO NHÂN LỰC ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CẤP

HUYỆN,LỘC HÀ, HÀ TĨNH

3.1. Phương hướng hồn thiện cơng tác đào tạo nhân lực và giải quyết các vấn đề tại Huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) hoàn thiện công tác đào tạo nhân lực đội ngũ cán bộ cấp huyện, lộc hà, hà tĩnh (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)