2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH CƠ BẢN CỔ PHIẾU TẠI CTCP
2.2.2.1.1. Tổng quan về Công Ty:
- Công ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng thành lập năm 2005, theo Quyết Đinh số 320/QĐ/TCNSĐT ngày 26/5/1993 của Bộ Công Nghiệp nặng.
- Ngày 10/10/2005, theo Quyết Định số 321/QĐ - TBCN cảu bộ trưởng bộ công nghiệp, công ty cao su Đà Nẵng được chuyển thành công ty cổ phần cao su Đà Nẵng.
- Công ty bắt đầu niêm yết với mã chứng khoán DRC ngày 29/12/2006 trên sàn giao dịch chứng khốn TP Hồ Chí Minh. Tổ chức tư vấn: Công ty TNHH Chứng Khốn VNDIRECT. Kiểm tốn độc lập: Cơng ty kiểm toán và dịch vụ tin học – Chi nhánh miền Trung.
Ngành nghề kinh doanh:
- Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu các sản phẩm cao su và vật tư thiết bị cho ngành công nghiệp cao su
- Chế tạo, lắp đặt thiết bị ngành công nghiệp cao su
- Kinh doanh thương mại, dịch vụ tổng hợp.
BẢNG 2.4: BẢNG TĨM TẮT TỔNG QUAN CỦA CƠNG TY DRC
Lĩnh vực Cao su săm lốp ĐV kiểm tốn AAC
Vốn điều lệ 830,757 tỷ đơng Vốn hóa 3,780 tỷ đồng CP niêm yết 83,073,849 CP lưu hành 83,073,849 Room NN còn 15,486,589 Free Float 50% Beta(VNDIRECT) 1.18 Khoảng giá 52T 26.5-47.4
( Nguồn: DRC, VNDIRECT)
2.2.2.1.2. Thông tin về chủ sở hữu của công ty:
BẢNG 2.5: THÔNG TIN CHỦ SỞ HỮU CỦA DRC
(Nguồn: VNDIRECT)
BẢNG 2.6: CỔ ĐÔNG LỚN CỦA DRC
(Nguồn: DRC, VNDIRECT ước tính)
Nhà nước 50.51% Nội bộ 1.40% Nước ngoài 30.56% Khác 17.53% Tổng 100% Cá nhân 36.09% Tổ chức 63.91% Tổng 100%
Tập đồn hóa chất Việt Nam
50.51% FTIF-Templeton Frontier
2.2.2.2. Các điểm nhấn và nhận định:
BẢNG 2.7: TĨM TẮT TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA DRC
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2012 2013 Yoy% 2014E Yoy%
Doanh thu thuần 2,784.93 2,798.95 0.50% 3,194 14.10%
Lợi nhuận gộp 594.01 716.71 20.70% 763 6.50%
Biên lợi nhuận gộp 21.33% 25.61% 23.89%
Chi phí bán hàng -59.89 -74.4 24.20% -98 31.70%
Chi phí quản lý DN -81.97 -70.48 -14% -84 19.20%
Lợi nhuận từ HĐKD 452.15 571.83 26.50% 581 1.60%
Thu nhập tài chính
rịng -40.61 74.27 82.90% -131 76.40%
Lợi nhuận trước thuế 417.12 500.55 20.00% 455 -9.10%
Lợi nhuận thuần 312.13 375.33 20.20% 355 -5.40%
Biên lợi nhuận gộp 11.20% 13.40% 11%
EPS(đồng) 4,509 4,518 4,273 5.30%
( Nguồn: Báo cáo phân tích cổ phiếu DRC của VINDIRECT)
Lợi nhuận tăng trưởng mạnh trong năm 2013 chủ yếu nhờ biên lợi nhuận gộp tăn g mạnh từ 21.3%lên 25.6% do giá cao su giảm. Chi phí lãi vay bắt đầu tăng mạnh do chính thức sản xuất thương mại lốp radial từ tháng 9/2013:
- Doanh thu thuần: chỉ tăng nhẹ 0.6% do việc chuyển nhà máy sản xuất lốp
xe máy về khu công nghiệp Liên chiều khiến năng lực sản xuất giảm nhẹ trong khi trong khi dự án lốp ơ tơ Radial mới chính thức thương mại hóa từ tháng 9/2013 và đóng góp khơng đáng kể vào doanh thu với sản lượng tiêu thụ 14,500 lốp tương đương giá trị 95 tỷ đồng.
- Lợinhuận gộp tăng mạnh 20.7% lên 716.7 tỷ đồng nhờ giá nguyên liệu ch
ính là cao su tự nhiên(chiếm 57% chi phí giá vốn) sụt giảm mạnh 20% trong năm 2013, giúp biên nhuận gộp của DRC tăng mạnh từ 21.3% lên 25.6%.
- Nợ vay tăng mạnh 530 tỷ lên 1,419 tỷ đồng (bằng 1.03 lần vốn chủ sở hữu)
do giành nguồn vốn triển khai dự án nhà máy lốp Radial. Chi phí lãi vay tăng mạnh từ 8.8 tỷ lên 39.2 tỷ do nhà máy Radial đã bắt đầu đi vào sản xuất thương mại từ tháng 9/2013 nên khơng cịn được vốn hóa.
Doanh thu 2014 dự báo tăng trưởng 14.1% chủ yếu nhờ mảng lốp radial: Chúng
tôi dự báo DRC sẽ tiêu thụ được 90,000 lốp Radial trong năm 2014 và đóng góp 540 tỷ đồng vào doanh thu, tăng 5.7 lần sovới 2013. Việc di dời nhà máy lốp ôtô Bias ảnh hưởng công suất sản xuất trong 2 quý đầu năm nhưng sẽ không làm ảnh hưởng nhiều đến sản lượng bán hàng của DRC ra thị trường do công ty đã dự trù trước và dự trữ một lượng tồn kho đáng kể từ cuối năm 2013.
Biên lợi nhuận 2014 dự báo giảm nhẹ: Mặc dù giá cao su tự nhiên thế giới
dự báo tiếp tục ổn định hoặc sụt giảm nhẹ trong năm 2014, nhưng biên lợi
nhuận gộp chung của DRC dự báo giảm nhẹ xuống 23.89% do : (1) mảng
radial có biên lợi nhuận gộp trong giai đoạn đầu chỉ đạt 12%, mức tương đối thấp so với mức 26.3% của mảng bias, (2) trong khi tỷ trọng doanh thu của mảng này ngày cà ng lớn, dự báo tăng từ 3.3% lên 16.9% trong 2014. Lợi nhuận gộp dự báo tăng 6.5% , đạt 763 tỷ.
LNTT 2014 dự báo sụt giảm 9.1% do chi phí hoạt động tăng mạnh 39%:
việc đưa vào vận hành nhà máy radial và di dời nhà máy lốp ơ tơ bias dẫn tới chi phí lãi vay, chi phí quản lý, chi phí bán hàng tăng mạnh. chúng tơi dự báo chi phí hoạt động sẽ tăng từ mức 8.22% / doanh thu năm 2013 lên 10%/ doanh thu năm 2014, tương ứng tổng chi phí hoạt động tăng 39% lên 320 tỷ đồng. Với mức thuế TNDN trong năm 2014 giảm về 22%, LNST dự kiến đạt 355 tỷ đồng, giảm 5,4% so với năm 2013.
Giá cổ phiếu đã ở mức hợp lý: Với EPS dự phóng 2014 đạt 4,273 đồng/cp, DRC
đang được giao dịch ở mức PE forward 2014 là 10.4 lần, mức cao nhất từ 2010. Các chỉ tiêu định giá hiện tại cũng cao hơn đáng kể so với mức trung bình ngành do đã phản ảnh kỳ vọng của nhà đầu tư vào dự án lốp radial. Với áp lực chi phí tăng mạnh, triển vọng tăng trưởng lợi nhuận của DRC phụ thuộc rất lớn vào khả năng tiêu thị lốp Radial trong các năm tới. Tuy nhiên trong ngắn hạn chúng tôi chưa thấy điểm sáng của DRC trong khả năng này.Khuyến nghị: Nắm Giữ
2.2.2.3. Triển vọng kinh doanh:
Doanh thu tăng trưởng 14.1% lên 3,194 tỷ đồng nhờ đẩy mạnh tiêu thụ lốp Radia l trong khi mảng săm lốp truyền thống ổn định.
- Mảng lốp Radial vẫn trong giai đoạn thâm nhập thị trường:Trong tháng
6/2013, DRC đã chính thức khánh thành giai đoạn 1 nhà máy lốp Radial với công suất thiết kế 300,000 lốp Radial/năm, chi phí đầu tư 2,127 tỷ đồng. Nhà máy đã sản xuất thương mại kể từ tháng 9/2013 và tiêu thụ được 14,500 lốp Radial
(giá trị 95 tỷ đồng) trong năm 2013, trong đó 20% được xuất khẩu, còn lại 80%
là tiêu thụ trong nước với giá bán khá thấp nhằm thâm nhập và giành thị phần từ các đối thủ.
Theo trao đổi với doanh nghiệp, hiện nay sản lượng sản xuất lốp Radial
đạt 8,000-10,000 lốp/tháng (khoảng 30%-40% công suất thiết kế) và tiêu thụ được khoảng 6,000 lốp/tháng trong các tháng gần đây. Như vậy sản
phẩm sản xuất ra đang bị dư thừa khoảng 2,000-4,000 lốp/tháng, cho thấy khó khăn nhất định của doanh nghiệp trong giai đoạn đầu tiếp cận thị trường lốp Radial.
Về thị trường tiêu thụ trong nước, thị trường lốp Radial tại Việt Nam
đang bị chiếm lĩnh bởi các thương hiệu ngoại nổi tiếng
thế giới như Bridgestone, Michelin, Yokohama ở phân khúc hàng cao cấp. Ở phân khúc giá rẻ, DRC
cũng chịu sự cạnh tranh trực tiếp từ các thương hiệu Trung Quốc như Doublecoin.
Ngoài ra, sắp tới đây vào khoảng tháng 4/2014, Cao su Miền nam – CSM cũng bắt đầu tung ra loạt sản phẩm lốp radial thương mại đầu tiên. Do vậy, việc giành thị phần và có chỗ đứng trên thị trường là một nhiệm vụ không đơn
giản đối với DRC . Công ty cho biết sẽ đẩy mạnh hoạt động tiếp thị sản
phẩm kể từ đầu quý 2/2014 và kì vọng nâng sản lượng tiêu thụ lốp Radial tại
thị trường nội địa lên khoảng 6,000-8,000 lốp/tháng và cả năm dự kiến đạt khoảng 75,000 lốp.
Về thị trường xuất khẩu, cơ hội chỉ mới mở ra đối với DRC khi trong tháng
1/2014 khi Cơng ty chính thức nhận được hai chứng nhận về chất lượng là DOT và EMARK để xuất khẩu sang thị trường Mỹ và Châu Âu. Trước đó,cơng ty đã ký hợp đồng nguyên tắc với Stamford Tires International Pre về việc xuất khẩu 10,000 lốp Radial/tháng, tương đương 120,000 lốp/năm. Được biết, Stamford là một nhà phân phối lốp quốc tế với mạng lưới phân phối và bán hàng trải rộng hơn 30 quốc gia. Tuy nhiên, trao đổi với doanh nghiệp chúng tôi được biết lốp xuất khẩu
cho Sramfor là loại “size lớn” và máy móc phục vụ cho sản xuất loại lốp này cuả DRC phải đến cuối quý 3 đầu quý 4 mới được nhập khẩu về. Như vậy, trong trường hợp đúng tiến độ lắp máy móc thì đến q 4/2014, hợp đồng xuất khẩu cho Stamford mới được thực hiện. Với quan điểm thận trọng, chúng tôi dự báo sản lượng xuất
khẩu lốp Radial chỉ đạt 15,000 lốp trong năm 2014.
Tổng sản lượng tiêu thụ lốp Radial dự báo là 90,000 lốp, tương đương với trị giá đạt 540 tỷ đồng, tăng 5.7 lần so với số thực hiện năm 2013.
Mảng săm lốp truyền thống dự báo tiếp tục ổn định:
Theo doanh nghiệp mảng săm lốp truyền thống đóng gói tới 96.7% doanh thu năm 2013, trong đó riêng lốp ơ tô dias đã chiếm 81,5%.
Việc di dời nhà máy từ KCN Bắc Mỹ An về KCN Liên Chiều: Cơng ty đã hồn tất di dời xưởng sản xuất săm lốp xe đạp và xe máy từ tháng 10/2011. DRC đang tiếp tục triển khai di dời nhà máy lốp ơ tơ Dias và dự kiến hồn thành trong quý 2/2014. Tổng vốn đầu tư cho quá trình di dời là 579 ty đồng và đến cuối năm 2013 đã giải ngân được 143 tỷ đồng. Qua trao đổi với doanh nghiệp chúng tơi được biết, q trình di dời sẽ khơng làm ảnh hưởng nhiều đến khả năng cung cấp sản phẩm của DRC ra thị trường do công ty đã dự trù trước và đã dự trữ một lượng hàng đáng kể từ cuối năm 2013 ( hàng tồn kho tăng 149 tỷ trong quý 4/2013).
Công ty đặt kế hoạch tiêu thụ sản phẩm trong năm 2014 như sau: BẢNG 2.8: KẾ HOẠCH TIÊU THỤ SẢN PHẨM TRONG NĂM 2014
Sản phẩm Sản lượng tiêu thụ Tăng/giảm so với kế hoạch 2013
Săm xe đạp 4,700,000 4.44%
Lốp xe máy 1,200,000 -17.24%
Săm xe máy 3,600,000 9.10%
Săm ơ tơ 580,000 11.54%
Yếm ô tô 540,000 31.71%
Lốp ô tô đắp 42,000 -19.23%
Nguồn: DRC, ước tính VNDIRECT
Thị trường tiêu thụ trong nước: thị trường lốp ô tô của Việt Nam được đánh giá là rất ổn định do nhu cầu lốp thay thế chiếm tỷ trọng tới 94% trong tổng lượng nhu cầu lốp ô tô. Theo hiệp hội ô tô Việt Nam (VAMA), sản lượng tiêu thụ ô tô năm 2014 sẽ đạt khoảng 120,000 chiếc, tương ứng tăng trưởng 9% so với năm 2013. Như vậy theo tính tốn, nhu cầu lốp ơ tơ có thể tăng trưởng nhẹ 2-3% trong năm 2014.
Dựa trên khả năng thực hiện kế hoạch của công ty trong những năm qua, với giả định giá bán ổn định, chúng tơi dự phóng mảng săm lốp truyền thống đạt 2,654 tỷ đồng doanh thu ( giảm nhẹ 2% so với năm 2013).
Giá cao su thế giới dự báo ổn định hoặc giảm nhẹ trong năm 2014
Hai tháng đầu năm 2014, giá cao su tự nhiên giảm xuống mức thấp nhấp trong nhiều năm nay do lo
ngại nhu cầu suy yếu từ Trung Quốc. Tại Thái Lan, giá cao su loại STR 20 đã giảm 13% so với thời điểm đầu năm, xuống mức 2,000
USD/tấn . Trên thị trường Malaysia, giá cao su loại SMR 20 đã giảm
17.4% so
với hồi đầu năm, đạt 1900 USD/tấn. Còn tại thị trường Việt Nam, giá cao su loại SVR 10 (giá FOB) đã giảm 14.2% so với hồi đầu năm, đang giao dịch ở mức 1,934 USD/tấn (tương đương 40.8 triệu đồng/tấn).
Chúng tơi cho rằng giá cao su tự nhiên tiếp tục sụt giảm nhẹ trong năm 2014 do:
- Thặng dư cung cao su sẽ tăng thêm 30,000 nghìn tấn lên 366 nghì n
tấn trong năm 2014 do nguồn cung cao su tăng mạnh từ Thái Lan và
Indonesia (chiếm 60% sản lượng cao su toàn cầu).
- Mức tồn kho cao su tại Trung Quốc, nước tiêu thụ cao lớn nhất thế giới
,
chiếm 1/3 sản lượng toàn cầu, đã tăng 11% trong tháng 1. Dự trữ tại Thanh Đảo , chiếm 99% tồn kho của Trung Quốc, đạt 339,000 tấn tính đến ngày 15/2, so với 304,400 tấn ngày 15/1 và 290,000 tấn trong tháng
12/2013. Ngoài ra, việc kinh tế Trung Quốc được dự báo là giảm tốc trong năm 2014 ( tăng trưởng 7.5% so với 7.7% của năm 2013- IMF) cũng là yếu tố gây áp lực giá cao su tự nhiên ổn định hay giảm nhẹ.
- Với mức dư cung lớn như vậy trong khi nhu cầu suy yếu, chúng tôi cho răng ảnh hưởng của bất ổn chính trị của Thái Lan đến giá cao su, nếu có, cũng chỉ là tác động ngắn hạn.
- Biên lợi nhuận gộp giảm từ mức 25.6% của năm 2013 về mức 23.9% tr ong năm 2014 do biên lợi nhuận gộp của mảng Radial đạt mức thấp.
Do nhà máy Radial mới đưa vào sản xuất thương mại
từ tháng 9/2013và chưa hoạt động hết công
suất trong khi phải chịu chi phí khấu hao lớn, cũng như trong giai đoạn đầu công ty đề xuất mức giá bán cạnh tranh để thâm nhập thị trường, chúng tôi dự báo biên lợi gộp của mảng săm lốp Radial chỉ đạt 12%. Trong những năm tới,biên lợi nhuận gộp của nhà máy Radial sẽ được nâ ng dần lên khi công suất tăng, chi phí cố định trên một sản phẩm giảm. Về mảng săm lốp truyền thống, với giả định giá cao su tự nhiên sẽ ổn định hoặc sụt giảm nhẹ trong năm 2014, chúng tơi dự phóng biên lợi nhuận gộp của
mảng săm lốp truyền thống đạt 26.3%, tăng nhẹ so với mức 26% trong nă m 2013. Biên lợi nhuận gộp chung của DRC đạt 23.89% trong năm 2014, giảm so với với mức 25.61% của năm 2013. Lợi nhuận gộp 2014 dự báo tăng 6.5%
so với năm 2013, đạt 763 tỷ đồng.
BẢNG 2.9: DỰ BÁO LỢI NHUẬN GỘP NĂM 2014
Đơn vị: Tỷ đồng Doanh thu
Biên lợi nhuận gộ p Lợi nhuận gộ p Lốp Radial 540 12% 65 Săm lốp truyền thốn g 2,654 26.30% 698 Tổng 3,194 23.90% 763
Nguồn: DRC, ước tính VNDIRECT
Chi phí hoạt động dự báo sẽ tăng mạnh lên 320 tỷ đồng (+ 39% y-o-y) do hạch tốn chi phí từ dự án Radial.
- Chúng tơi dự báo chi phí tài chính sẽ tăng 61.9% lên 138 tỷ đồng. Trong đó, chi phí lãi vay tăng hơn 2.6 lần lên 93 tỷ đồng chủ yếu do chi phí lãi vay của dự án Radial tăng mạnh từ 28.5 tỷ đồng lên 84 tỷ đồng.
cho sản phẩm lốp Radial nhằm nâng sản lượng tiêu thụ. Chúng tơi dự phóng chi phí bán hàng sẽ tăng 31.9% lên 98 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 3% doanh thu.
- Việc vận hành và nâng công suất của nhà máy Radial sẽ làm phát sinh nhiều chi phí nhân cơng,bảo dưỡng, quản lý…, do vậy chúng tơi dự phóng chi phí
quản lý sẽ tăng 19.2% lên 84 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 2.6%/doanh thu
Lợi nhuận trước thuế: dự báo đạt 455 tỷ đồng, giảm 9.1% so với năm 2013. Lợi
nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt 355 tỷ đồng, giảm 5.4% so với 2013. EPS dự phóng 2014 đạt 4,273 đồng và ở giá hiện tại, DRC đang được giao dịch ở PE forward 2014 ở mức 10.4 lần.
2.2.2.4. Các chỉ tiêu tài chính quan trọng:
BẢNG 2.10: CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CỦA DRC
ValuationRatios 2011 2012 2013 profitability Ratios (%) 2011 2012 2013
Pricestatistics 17,000 25,700 39,000 GrossMargin 16% 21% 26% EPS 4,282 4,509 4,518 OperatingMargin 12% 16% 20%
P/E 4.0x 5.7x 8.6x EBITMargin 11% 15% 18% BVPS 18,971 16,872 16,594 Pre-taxMargin 10% 15% 18% P/B 0.9x 1.5x 2.4x NetProfitMargin 7% 11% 13% P/E*P/B 3.6x 8.7x 20.3x EffectiveTaxRate 25% 25% 25% SPS 57,128 40,22 8 33,69 2 Expenses/Sales(%) 2011 2012 2013 P/S 0.3 0.64 1.16 COGS/Sales 84% 79% 74% EV/EBITDA 4.2x 6.1x 8.5x Salesexp/Sales 2% 2% 3% EV/EBIT 4.2x 6.1x 8.5x Adminexp/Sales 2% 3% 3% EV/FCFF -6.2x -16.4x -13.2x ManagementEffectiveness 2011 2012 2013
EV/IC 0.9x 1.3x 1.6x Taxburden(Ex-asso) 75% 75% 7500% DividendYield 0.00% 7.78% 2.56% xInterestburden 94% 98% 93% FCFYield 26.28%- 9.36%- - 12.01 % xEBITmargin 11% 15% 19% GrowthRates(% ) 2011 2012 2013 Netmargin 7% 11.21 % 13.41 %