2.1.5.2 .Phân loại hợp đồng theo giá trị tài sản
2.2. Thực trạng công tác thẩm định giá trị thương hiệu tại công ty cổ phần
2.2.2. Hành lang pháp lý đối với định giá thương hiệu ở Việt Nam
Bên cạnh các chương trình xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu quốc gia, nhà nước cũng đã xây dựng các chương trình nghiên cứu về định giá thương hiệu. Tuy chưa có một kết quả nào khả thi nhưng các chương trình cũng đã thể hiện sự quan tâm của nhà nước đối với công tác định giá thương hiệu cũng như sự phát triển của thương hiệu.
Về khía cạnh pháp lý, hệ thống văn bản pháp lý của Việt nam đến nay vẫn chưa có văn bản nào quy định hay hướng dẫn cụ thể về định giá thương hiệu như một tài sản của doanh nghiệp. Khái quát hệ thống văn bản có liên quan đến nội dung này gồm:
- Văn bản pháp lý cao nhất đến thời điểm này đề cập tới giá trị thương hiệu là Quyết định 149/2001/QĐ-BTC tại ñiều 16, 17, 18, 42, chuẩn mực số 04 về tài sản cố định vơ hình:
Điều 16. Một tài sản vơ hình được ghi nhận là Tài sản cố định vơ hình: Là tài sản khơng có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận sau:
+ Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai do tài sản đó mang lại; + Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy;
+ Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm;
+ Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành.
Điều 17. Doanh nghiệp phải xác định được mức độ chắc chắn khả năng thu được lợi ích kinh tế trong tương lai bằng việc sử dụng các giả định hợp lý và có cơ sở về các điều kiện kinh tế tồn tại trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản đó.
Điều 18. Tài sản cố định vơ hình phải được xác định giá trị ban đầu theo nguyên giá.
Điều 42. Các nhãn hiệu hàng hóa, quyền phát hành, danh sách khách hàng và các khoản mục tương tự được hình thành trong nội bộ doanh nghiệp không được ghi nhận là Tài sản cố định vơ hình
- Quyết định 206/2003/QĐ-BTC về quản lý, sử dụng và trích khấu hao của Bộ tài chính
Điều 2 Mục 1 quy định tài sản cố định vơ hình: là những tài sản khơng có hình thái vật chất, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định vơ hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh, như một số chi phí liên quan trực tiếp tới đất sử dụng; chi phí về quyền phát hành, bằng phát minh, bằng sáng chế, bản quyền tác giả...
Điều 4 mục 2 phần c: Các chi phí phát sinh trong nội bộ để doanh nghiệp có nhãn hiệu hàng hóa, quyền phát hành, danh sách khách hàng, chi phí phát sinh trong giai đoạn nghiên cứu và các khoản mục tương tự không
được xác định là tài sản cố định vơ hình mà hạch tốn vào chi phí kinh doanh trong kỳ
Điều 4 mục 2 phần g: Nguyên giá của tài sản cố định là nhãn hiệu hàng hóa: là các chi phí thực tế liên quan trực tiếp tới việc mua nhãn hiệu hàng hóa Điều 11 mục 3: Doanh nghiệp tự xác định thời gian sử dụng tài sản cố định vơ hình nhưng tối đa khơng q 20 năm.
- Nghị định 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu cơng nghiệp quy định đến khả năng hạch toán nhãn hiệu do doanh nghiệp tự tạo ra như một tài sản vơ hình, quy định tại Khoản 2 điều 32 “Các sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, tên thương mại, bí mật kinh doanh và các quyền sở hữu công nghiệp liên quan đang có hiệu lực do doanh nghiệp tạo ra, hoặc được chuyển nhượng, chuyển giao là các tài sản trí tuệ của doanh nghiệp, được tính vào tổng số tài sản của doanh nghiệp”
- Cơng văn 12414/BTC-CĐKT của Bộ Tài chính ngày 3/10/2005: Theo Chuẩn mực kế toán – tài sản cố định vơ hình thì “thương hiệu” mặc dù là tài sản vơ hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp, nhưng doanh nghiệp khơng được ghi nhận là tài sản vì:
Khơng phải là nguồn lực có thể xác định được
Khơng đánh giá được một cách đáng tin cậy
Doanh nghiệp khơng kiểm sốt được
Như vậy, về khía cạnh pháp lý, các văn bản hầu như mới đề cập tới “nhãn hiệu”, thuật ngữ “thương hiệu” ñược đề cập rất ít. Mặc dù vậy, các nội dung ghi nhận nhãn hiệu vẫn chồng chéo và chưa thống nhất. Theo Luật Sở hữu trí tuệ, tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hố do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp. Quyền sở hữu cơng nghiệp đối với nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của
Cục Sở hữu trí tuệ theo thủ tục đăng ký. Riêng đối với nhãn hiệu nổi tiếng thì quyền sở hữu được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký. Như vậy, khi được cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu, doanh nghiệp có quyền chuyển nhượng quyền sở hữu này hoặc có quyền chuyển giao nhãn hiệu cho doanh nghiệp khác. Hơn nữa, giá trị góp vốn đầu tư của nhãn hiệu là một tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng được quy định tại Điều 75 của Luật Sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, theo chuẩn mực kế toán và Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC, thì nhãn hiệu hàng hố được hình thành trong nội bộ doanh nghiệp khơng được ghi nhận là tài sản cố định vơ hình, doanh nghiệp khơng được ghi nhậngiá trị quyền sử dụng nhãn hiệu là tài sản cố định vơ hình, nhưng khi góp vốn vào doanh nghiệp khác, căn cứ vào chuẩn mực và quy định tài chính thì bên được chuyển quyền được ghi nhận tài sản cố định vơ hình do có nguồn lực vơ hình, được xem xét bởi 3 yếu tố sau:
Thứ nhất, tính có thể xác định được, bởi tài sản vơ hình này có thể xác định được để phân biệt một cách rõ ràng so với lợi thế thương mại. Tài sản này được xác định thơng qua việc góp vốn và được các thành viên, cổ đơng sáng lập định giá theo nguyên tắc nhất trí hoặc do tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá. Tài sản được góp vốn trong doanh nghiệp khác có thể xác định được lợi ích kinh tế cụ thể từ tài sản đó trong tương lai thông qua thoả thuận trong Hợp đồng sử dụng nhãn hiệu.
Thứ hai, có khả năng kiểm sốt được, bởi doanh nghiệp đó có quyền thu lợi ích kinh tế trong tương lai mà tài sản đó đem lại, có khả năng kiểm sốt đối với lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng nhãn hiệu này được pháp luật thừa nhận hoặc xác lập (nếu đăng ký Hợp đồng License tại Cục Sở hữu trí tuệ).
Thứ ba, có lợi ích kinh tế trong tương lai, bởi lợi ích kinh tế trong tương lai mà nhãn hiệu này đem lại cho doanh nghiệp đó có thể làm tăng doanh thu hoặc lợi ích khác xuất phát từ việc sử dụng nhãn hiệu này.
Việc góp vốn bằng giá trị quyền Sở hữu trí tuệ đã trở thành thơng lệ phổ biến trên thế giới. Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cho phép nhà đầu tư nước ngồi góp vốn bằng tài sản vơ hình này, khi đó bên chuyển quyền được chia lợi nhuận theo tỷ lệ góp vốn mà khơng nhận giá chuyển giao, cịn bên được chuyển quyền được khấu hao tài sản vơ hình này. Đối với giá trị quyền sử dụng nhãn hiệu khi đã được bên được chuyển quyền định giá hợp lý làm tài sản thì bên chuyển quyền được ghi nhận khoản chênh lệch lớn hơn giữa giá trị tài sản do đánh giá lại khi góp vốn so với giá trị ghi sổ sách thì được hạch toán vào thu nhập khác theo Chuẩn mực kế tốn và Thơng tư 23/2005/TT-BTC. Tuy nhiên, khoản chênh lệch này khơng tính vào thu nhập chịu thuế để tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo Cơng văn số 3041/TCT/CS của Tổng cục Thuế
Như vậy, vẫn chưa có sự thống nhất về ghi nhận nhãn hiệu “có hay khơng” là tài sản của doanh nghiệp, do đó thương hiệu lại càng là thuật ngữ xa vời trong các văn bản luật. Một số văn bản đã đề cập đến một số nội dung của thương hiệu nhưng không ghi nhận thương hiệu như một tài sản của doanh nghiệp - không được ghi nhận và khơng được tính giá trị.
Ngoài ra, trong các văn bản luật quy định về việc chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước thành cơng ty cổ phần có một số văn bản có một số nội dung liên quan đến định giá thương hiệu của doanh nghiệp nhà nước:
Nghị định 187/2004/NĐ-CP về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần, có một nội dung đề cập đến định giá tài sản thương hiệu tại điều 17 như sau: “Giá trị lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp được xác định trên cơ sở tỷ suất lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp trên vốn
nhà nước tại doanh nghiệp bình quân trong 3 năm liền kề trước khi cổ phần hoá so với lãi suất của trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm ở thời điểm gần nhất nhân với giá trị phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp tại thời điểm định giá”. Thơng tư 126/2004/TT-BTC của Bộ tài chính hướng dẫn cụ thể hơn:
Giá trị lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp = Giá trị phần vốn nhà nước theo sổ kế toán tại thời điểm định giá x
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn
nhà nước bình quân 3 năm trước
thời điểm xác định giá trị doanh
nghiệp
-
Lãi suất trái phiếu Chính phủ
có kỳ hạn 10 năm trở lên tại
thời điểm gần nhất với thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp Trong đó:
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn nhà nước. Bình quân
3 năm trước thời điểm xác định giá trị
doanh nghiệp
=
Lợi nhuận sau thuế bình quân 3 năm liền kề trước thời điểm xác định giá
trị doanh nghiệp
Vốn nhà nước theo sổ kế tốn bình quân 3 năm liền kề trước thời điểm
xác định giá trị doanh nghiệp
x 100%
“Nếu doanh nghiệp có giá trị thương hiệu được thị trường chấp nhận thì xác định căn cứ vào thị trường”
Nghị định này đã gợi mở ra các quy định tạo cơ sở cho việc tính đúng, tính đủ giá trị của doanh nghiệp nhà nước tại thời điểm cổ phẩn hóa, đã xác nhận sự tồn tại của giá trị vơ hình của doanh nghiệp trong đó có thương hiệu. Tuy nhiên, căn cứ xác định giá trị thương hiệu vẫn không rõ ràng, không cụ thể và không khả thi trong việc ghi nhận giá trị thương hiệu .
Thông tư số 146/2007/TT-BTC ngày 16/12/2007 của Bộ Tài chính Hướng dẫn thực hiện một số vấn đề về tài chính khi thực hiện chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần quy định cách xác định giá
trị thương hiệu (bao gồm: nhãn hiệu, tên thương mại) được xác định trên cơ sở các chi phí thực tế cho việc sáng chế, xây dựng và bảo vệ nhãn mác, tên thương mại của doanh nghiệp trong 10 năm trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp hoặc kể từ ngày thành lập đối với các doanh nghiệp có thời gian hoạt động của doanh nghiệp ít hơn 10 năm (bao gồm cả chi phí quảng cáo, tuyên truyền trong và ngoài nước để quảng bá, giới thiệu sản phẩm, công ty; xây dựng trang web...)
Như vậy, hệ thống văn bản pháp lý của Việt nam đến thời điểm này khơng có định nghĩa chính thức về thương hiệu, các văn bản pháp lý chủ yếu quy định một số nội dung liên quan đến thương hiệu như sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại nhưng không đề cập trực tiếp đến thương hiệu nói chung và định giá thương hiệu nói riêng