Cơ cấu nguồn huy động vốn

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG vốn tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH hàm yên (Trang 47)

1.1.1.2 .Các hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại

2.2. Thực trạng huy động vốn tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông

2.2.2. Cơ cấu nguồn huy động vốn

2.2.2.1. Cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn

BẢNG 7: CƠ CẤU NGUỒN VỐN THEO KỲ HẠN

Đơn vị: triệu đồng TT Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2013 so với năm 2012 Năm 2014 so với năm 2013 Số tiền % Số tiền % 1 Tổng nguồn vốn 262.924 281.757 329.830 18.833 7,2% 48.073 17,1% 2 Tiền gửi không kỳ hạn 40.743 55.876 48.950 15.133 37,1% -6.926 -12,4% 3 Tiền gửi có kỳ hạn 222.181 225.881 280.880 3.700 1,7% 54.873 24,3% 3.1 +Loại dưới 12 tháng 198.486 211.946 241.384 13.460 6,8% 29.438 13,9% 3.2 +Loại từ 12T đến < 24T 23.480 13.813 39.247 -9.667 -41,2% 25.434 184,1% 3.3 +Loại từ 24 tháng trở lên 215 122 249 -93 -43,3% 127 104%

(Trích từ báo cáo kết quả kinh doanh của NHNN& PTNT Hàm Yên) -Về huy động tiền gửi KKH: quy mơ và tỷ trọng của hình thức huy động này khơng ổn định: năm 2012 đạt 40,734 triệu đồng chiếm 15,5 % tổng vốn

Năm 2013 đạt 478.767 triệu đồng chiếm 23,43% tổng vốn huy động.

- Về huy động tiền gửi có kỳ hạn ngắn (dưới 12 tháng): năm 2012 đạt 198.486 triệu đồng chiếm 75,5% tổng vốn huy động; năm 2013 tăng lên thành 211.946 triệu đồng chiếm 75,2%% tổng vốn huy động; năm 2014 tăng lên thành 241.384 triệu đồng chiếm 73,2% vốn huy động.

- Về huy động tiền gửi có kỳ hạn dài ( trên 12 tháng): thức huy động năm 2012 đạt 23.695 triệu đồng chiếm 9,0% tổng vốn huy động; năm 2013 giảm xuống đạt 13.935 triệu đồng chiếm 4,9% vốn huy động; năm 2014 tăng mạnh lên thành 39.496 triệu đồng chiếm 12,0% vốn huy động.

2.2.2.2. Cơ cấu nguồn vốn theo chủ thể kinh tế

BẢNG 8: CƠ CẤU NGUỒN VỐN THEO CHỦ THỂ KINH TẾ

Đơn vị: triệu đồng TT Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2013 so với năm 2012 Năm 2014 so với năm 2013 Số tiền % Số tiền % Tổng nguồn vốn 262.924 281.757 329.830 18.833 7,2% 48.073 17% 1 Tiền gửi các TCKT 19.564 26.889 33.721 7.325 37,4% 6.832 25,4% 2 Tiền gửi kho bạc 20.732 28.296 15.000 7.564 36,5% -13.296 -47% 3 Tiền gửi TCTD 187 201 156 14 7,5% -45 -22,4% 4 UTĐT 5 5 5 5 Tiền gửi dân cư 222.436 226.366 280.948 3.930 1,8% 54.582 24,1%

BẢNG 9 : TỶ TRỌNG NGUỒN VỐN THEO CHỦ THỂ KINH TẾ

Đơn vị : triệu đồng

TT Nguồn vốn Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

1 Tiền gửi kho bạc 7,9% 10,0% 4,5%

2 Tiền gửi các tổ chức kinh tế

7,4% 9,5% 10,2%

3 Tiền gửi dân cư 84,6% 80,3% 85,2%

4 Khác 0,1% 0,2% 0,1%

Cộng 100% 100% 100%

(Trích từ báo cáo kết quả kinh doanh của NHNN& PTNT Hàm Yên) -Tiền gửi từ dân cư: Năm 2012 đạt 222.436 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 84,6% trong tổng nguồn vốn. Năm 2013 đạt 226.366 triệu đồng, tăng 3.930 triệu đồng so với cuối năm 2012, tốc độ tăng trưởng đạt 1,8%, chiếm tỷ trọng 80,3% trong tổng nguồn vốn. Năm 2014 đạt 280.948 triệu đồng, tăng 54.582 triệu đồng so với cuối năm 2013, tốc độ tăng trưởng là 24,1%, chiếm tỷ trọng 85,2% trong tổng nguồn vốn huy động. Đây là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn, tạo sự ổn định trong kinh doanh của ngân hàng

-Tiền gửi TCKT: Năm 2012 đạt 19.564triệu đồng, chiếm tỷ trọng 7,4% trong tổng nguồn vốn, năm 2012 tình hình kinh tế biến động đi xuống dẫn đến nhiều doanh nghiệp trên địa bàn kinh doanh khơng tốt chính vì vậy ảnh hưởng rất lớn đến nguồn vốn huy động của ngân hàng. Năm 2013 đạt 26.889 triệu đồng, tăng 7.325 triệu đồng so với năm 2012, chiếm tỷ trọng 9,5% trong tổng nguồn vốn. Năm 2014 đạt 33.721 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 10,2% trong tổng nguồn vốn. Trong hai năm 2013 và 2014, tốc độ tăng không cao, tỷ trọng

ảnh hưởng bởi sự bất ổn của nền kinh tế Thế giới do khủng hoảng tài chính và nợ công Châu Âu chưa được giải quyết. Thị trường tiêu thụ hàng hóa bị thu hẹp, hàng tồn kho ở mức cao, sức mua bị giảm sút. Nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa phải thu hẹp sản xuất, dừng hoạt động hoặc giải thể.

-Tiền gửi đối tượng khác (chủ yếu là tiền gửi của các TCTD). Trong cả ba năm lượng vốn thu hút qua các kênh này là rất nhỏ: năm 2012 là 192 triệu đồng và năm 2013 là 206 triệu đồng. Tới năm 2014 giảm xuống còn 162 triệu đồng.

2.2.2.3. Cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền

BẢNG 10 : CƠ CẤU HUY ĐỘNG VỐN THEO LOẠI TIỀN GỬI

Đơn vị : triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2013 so với năm 2012 Năm 2014 so với năm 2013 Số tiền % Số tiền % 1 Tổng nguồn vốn 262.924 281.757 329.830 18.833 7,2% 48.073 17,1% 2 Nội tệ 262.170 280.958 329.127 18.788 7,2% 48.169 17,1% 3 Ngoại tề 754 799 703 45 6,0% -96 -12,0%

BẢNG 11: TỶ TRỌNG TỪNG LOẠI NGUỒN VỐN THEO LOẠI TIỀN GỬI

TT Nguồn vốn Năm 2012 Năm 2013

(%)

Năm 2014 (%)

1 Nội tệ 99,7% 99,7% 99,8%

2 Ngoại tệ 0,3% 0,3% 0,2%

(Trích từ báo cáo kết quả kinh doanh của NHNN& PTNT Hàm Yên) -Nguồn vốn huy động chủ yếu của Ngân hàng là VNĐ. Năm 2012 đạt 262.170 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 99,7% trong tổng nguồn vốn. Năm 2013 đạt 280.958 triệu đồng, tăng 18.788 triệu đồng so với năm 2012, tỷ trọng không đổi, vẫn chiếm 99,7% trong tổng nguồn vốn. Năm 2014 đạt 329.127 triệu đồng, tăng 48.169 triệu đồng so với cuối năm 2013, tỷ trọng tăng lên 99,8%. Nguồn vốn huy động chủ yếu là nội tệ do khách hàng chủ yếu của Ngân hàng là người Việt Nam, họ có thói quen dùng VNĐ. Đây là điều kiện tốt cho Ngân hàng cho vay khách hàng trong nước vì họ chủ yếu vay vốn bằng VNĐ.

-Nguồn huy động ngoại tệ: Năm 2013 so với năm 2012, nguồn huy động bằng ngoại tệ tăng 45 triệu, chiếm tỷ trọng 0,3%. Bước sang năm 2013, nguồn huy động bằng ngoại giảm 96 triệu đồng,chiếm trong tỷ trọng 0,2% trong tổng nguồn vốn. Nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ của Ngân hàng không đáng kể, chủ yếu là tiền gửi về do người xuất khẩu lao động gửi về cho người thân.

2.3. Đánh giá thực trạng huy động của ngân hàng Nông nghiệp và pháttriển nông thôn chi nhánh Hàm Yên triển nông thôn chi nhánh Hàm Yên

2.3.1. Phân tích hiệu quả huy động vốn theo các chỉ tiêu

2.3.1.1. Sự tăng trưởng nguồn vốn

Nhìn vào bảng 6 ta thấy, tổng nguồn vốn huy động vốn qua các năm đều tăng. Tuy lượng vốn biến đổi qua các năm không lớn nhưng tỷ lệ biến động trong năm 2014 lớn hơn nhiều so với năm 2013 cho thấy ngân hàng đã dần thoát khỏi khủng hoảng và phát triển trở lại. Nguồn vốn huy động trong 3 năm từ 2012-2014 của ngân hàng ngày một tăng do có chính sách và biện pháp huy động cùng với lãi suất huy động hợp lý.

Hiệu quả của vốn huy động không những phụ thuộc vào số lượng mà còn phụ thuộc khá lớn vào cơ cấu của nguồn vốn huy động được. Nguồn vốn huy động được của NHNN&PTNN Thường Tín trong các năm gần đây có sự thay đổi đáng kể cụ thể là do sự chỉ đạo của ngân hàng cấp trên trong huy động vốn của ngân hàng.

2.3.1.2. Tính cân đối giữa huy động và sử dụng vốn

BẢNG 12: TÌNH HÌNH CÂN ĐỐI GIỮA VIỆC HUY ĐỘNG VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN Đơn vị: triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 1 Vốn huy động 262.924 281.757 329.830

2 Doanh số cho vay 295.176 341.246 405.079

3 Hệ số sử dụng vốn (2/1) 112,27% 121,11% 122,81%

4 Thừa (+), thiếu (-) -32.252 -59.489 -75.249

Qua bảng trên ta thấy: doanh số cho vay tăng dần qua các năm: Năm 2012 là 295.176 triệu đồng, năm 2013 tăng lên là 341.246 triệu đồng, năm 2014 đạt 405.079 triệu đồng. Hệ số sử dụng vốn rất cao ,luôn ở trên mức 100% (năm 2012: 112,27%; năm 2013: 121,11%; năm 2014: 122,81%). Việc doanh số cho vay vượt mức huy động vốn của ngân hàng cho thấy ngân hàng chưa chủ động được nguồn vốn trong hoạt động cho vay của mình, cịn phụ thuộc vào vốn của các chi nhánh khác. Vì vậy ngân hàng cần nâng cao khả năng huy động vốn của mình. Đồng thời Nguồn vốn huy động cần phải sử dụng sao cho hợp lý là vấn đề quan trọng đối với Ngân hàng nó cho thấy sự thận trọng của Ngân hàng khi tiến hành thẩm định hồ sơ xin vay vốn của khách hàng. Nếu khách hàng khơng đủ điều kiện thì khơng tiến hành cho vay để đảm bảo về vốn cho Ngân hàng.

Năm 2014, chính sách huy động vốn của ngân hàng đã có nhiều thay đổi, nhìn chung ở mức thấp:

-Lãi suất cho vay ngắn hạn là 7%- 10,5%/năm

-Lãi suất cho vay trung và dài hạn là 8,5%- 12%/năm

Mặc dù đang xảy ra khủng hoảng kinh tế nhưng doanh số cho vay của ngân hàng vẫn ở mức cao so với nguồn vốn huy động là do:

-Ngân hàng đã có chính sách lãi suất phù hợp, thu hút khách hàng vay vốn.

-Đối tượng cho vay chủ yếu là nâng cao chất lượng đời sống người dân và phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn nên không bị ảnh hưởng nhiều từ cuộc khủng hoảng kinh tế trên tồn thế giới.

-Cán bộ tín dụng đã có nhiều nỗ lực trong việc phát triển hoạt động tín dụng của ngân hàng.

Tổng quát ta thấy: nguồn vốn chủ yếu mà Ngân hàng huy động được là nguồn vốn có kỳ hạn ngắn , chiếm trên 70% tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng. Ngân hàng có nguồn vốn dồi dào cho khách hàng có nhu cầu vay ngắn hạn và đáp ứng phần nào nhu cầu vay dài hạn. Với nguồn vốn chủ yếu là tiền gửi có kỳ hạn ngắn, ngân hàng có lợi thế là chi phí huy động rẻ nhưng gặp bất lợi trong việc ổn định nguồn vốn trong cho vay trung và dài hạn.

Riêng năm 2013, Ngân hàng đã có sự thay đổi đáng kể về kết cấu lượng vốn huy động được. Tỷ lệ vốn dài hạn đã tăng lên chiếm 12,0% tổng nguồn vốn huy động. Điều này đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi hơn cho ngân hàng trong cho vay trung và dài hạn. Tỷ trọng vốn huy động ngắn hạn vẫn chiếm tỷ lệ cao (73,2%), đây là nguồn vốn có tính chất tương đối ổn định, lãi suất hợp lý, tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ lệ không đáng kể.Tuy nguồn vốn này không ổn định nhưng lại có chi phí sử dụng thấp (0,02%), ngân hàng cần chú ý phát huy loại tiền gửi này và có kế hoạch sử dụng hợp lý để đạt hiệu quả cao

Cơ cấu huy động vốn theo chủ thể kinh tế:

Tuy NHNO&PTNT chi nhánh Hàm Yên có những thành tựu đáng khích lệ trong cơng tác huy động vốn nhưng tỷ trọng nguồn vốn huy động được từ dân cư vẫn rất lớn, cho thấy ngân hàng phụ thuộc rất nhiều vào nguồn vốn này. Do vậy ngân hàng cần phải có hướng điều chỉnh thích hợp, tích cực tăng cường huy động vốn ở các đối tượng khác

Cơ cấu huy động vốn theo loại tiền:

Nguồn vốn huy động được của NHNN&PTNN chi nhánh Hàm Yên chủ yếu là VND, tỷ lệ ngoại tệ rất nhỏ. Cơ cấu nguồn vốn như vậy gây khó khăn cho ngân hàng trong các hoạt động thanh toán cần sử dụng ngoại tệ.

Nguồn vốn huy động được bằng ngoại tệ ít chủ yếu là do đặc thù kinh tế- xã hội của vùng: ít có thành phần kinh tế có yếu tố nước ngồi, dân cư khơng

có thói quen sử dụng đồng ngoại tệ. Vì vậy việc nâng cao tỷ trọng đồng ngoại tệ trong cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng gặp nhiều khó khăn.

2.3.1.4. Chi phí huy động vốn

Nguồn vốn ngân hàng huy động được chủ yếu lf nguồn vốn ngắn hạn. Nguồn vốn này có chi phí sử dụng tương đối thấp. Điều này tạo nhiều điều khiện thuận lợi cho ngân hàng trong việc kinh doanh. Tuy nhiên nguồn vốn này khơng ổn định, ngân hàng cần có phương án kinh doanh hợp lý để sử dụng nguồn vốn hiệu quả và hạn chế rủi roc ho ngân hàng.

2.3.1.5. Chi phí khác

Ngân hàng sử dụng các khoản chi phí theo đúng kế hoạch và chế độ. Khơng gây lãng phí cho ngân hàng cũng như tồn bộ hệ thống.

2.3.2. Những kết quả đạt được

Thành tựu nổi bật là Chi nhánh đã tạo lập được nguồn vốn ổn định và ngày càng tăng trưởng vững chắc, phục vụ đầy đủ và hiệu quả cho các mặt kinh doanh. Nguồn vốn huy động đủ giải ngân cho các dự án đầu tư, thỏa mãn nhu cầu vốn đầu tư phát triển và vốn kinh doanh của khách hàng. Các kết quả cụ thể đã đạt được là:

-Về sản phẩm huy động vốn: Các sản phẩm huy động vốn CKH dưới 12

tháng rất phong phú có đặc điểm hấp dẫn, phù hợp với nhu cầu gửi tiền đa dạng của khách hàng như: kỳ hạn da dạng và linh hoạt (theo tuần, theo tháng đến 364 ngày); nhiều tiện ích kèm theo tùy loại sản phẩm khách hàng lựa chọn; lãi suất linh hoạt và hấp dẫn,… đã thu hút được sự quan tâm của khách hàng và thu hút được lượng vốn lớn.

-Về tốc độ tăng trường vốn huy động: Tốc độ huy động vốn tăng tương đối nhanh và ổn định. Đây là thành tựu lớn của ngân hàng.

-Về đối tượng khách hàng là doanh nghiệp: Khách hàng là doanh nghiệp tuy cịn ít nhưng đang có xu hướng ngày càng tăng,qua đó ngân hàng có khả năng đa dạng hóa nguồn vốn huy động của mình, bớt sự phụ thuộc vào nguồn vốn dân cư.

-Về đối tượng khách hàng là dân cư: Nguồn vốn chủ yếu của ngân hàng

là nguồn vốn huy động từ dân cư. Điều này chứng tỏ Ngân hàng đã đi sâu bám sát đại bàn hoạt động và nghiên cứu nhu cầu của khách hàng để từ đó có những biện pháp huy động hiệu quả.

-Về kỳ hạn của vốn huy động: Nhìn chung, về cơ bản nguồn vốn huy

động của Ngân hàng là nguồn vốn có kỳ hạn ngắn, tạo điều kiện tốt cho Ngân hàng lập kế hoạch sử dụng.

-Về loại tiền huy động là VNĐ: trong cả 3 năm nguồn tiền huy động được chủ yếu là VNĐ. Nguyên nhân là do trong 3 năm này lượng vốn huy động chủ yếu là nguồn từ đối tượng khách hàng là dân cư, họ có thói quen sử dụng VNĐ.

-Về doanh số cho vay: tăng dần qua các năm cùng với sự tăng trưởng

của nguồn vốn huy động

Nhận thức đúng đắn vị trí, vai trị quan trọng của cơng tác huy động vốn, lãnh đạo Chi nhánh luôn tập trung quan tâm chỉ đạo công tác này, coi vốn là điều kiện tiên quyết để nâng cao thế và lực trong cạnh tranh, khẳng định vị thế, tầm vóc và uy tín của NHNO&PTNT chi nhánh Hàm Yên cũng như toàn hệ thống NHNO&PTNT Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh tại thời điểm hiện nay và trong các năm tiếp theo.

2.3.3. Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân của những hạn chế

Hạn chế

- Về kỳ hạn huy động: Nguồn tiền gửi khơng kỳ hạn cịn thấp dẫn tới chi phí đầu vào cao, chưa tận dụng được nguồn vốn giá thấp trong kinh doanh.

Chưa tổ chức khai thác tốt nguồn vốn trung và dài hạn để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vay nhằm tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, chuyển giao công nghệ. Chi nhánh cịn thiếu những hình thức huy động vốn trung và dài hạn hấp dẫn để thu hút khách hàng.

-Về hình thức huy động; Hình thức huy động vốn cịn thiếu đa dạng. Hơn nữa lĩnh vực thông tin tiếp thị cho các hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng chưa nhạy bén với cơ chế thị trường. Khách hàng chưa thực sự hiểu biết về dịch vụ mà ngân hàng cung ứng, hoạt động huy động vốn còn hạn chế bởi yếu tố thời gian làm việc (khách có nhu cầu gửi tiền, rút tiền vào bất cứ giờ nào nhưng ngân hàng chỉ hoạt động trong giờ hành chính).

- Về các hoạt động kinh doanh: Việc mở tài khoản tiền gửi cá nhân và tài khoản séc cá nhân cịn ít, dân chúng tiếp cận chưa nhiều với các hình thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt của ngân hàng đã hạn chế việc huy động vốn

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG vốn tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH hàm yên (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)