ĐẶC ĐIỂM QUY TRÌNH CƠNG NGHỆ SẢN XUẤT

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động của chi nhánh DNTN kinh doanh than mỏ việt dũng – nhà máy gạch ngói cao cấp lạc sơn (Trang 42 - 52)

GẠCH TUYNEN

Kho nguyên liệu đất sét

Kho sản phẩm Lò nung tuynen Lò sấy tuynen Nhà cáng kính phơi Gạch mộc Bàn cắt tự động Máy đào đùn ép

Máy nạp nguyên liệu

Máy cán thô

Máy cán mịn

 Tình hình cung cấp vật tư của doanh nghiệp: Nhà máy gạch ngói cao cấp Lạc Sơn được xây dựng tại địa điểm rất phù hợp với yêu cầu vật tư của doanh nghiệp, các vùng phụ cận doanh nghiệp luôn đảm bảo đầy đủ các nguyên liệu chính như: Đất, than, ximang, đá, cát,... và các nhiên liệu như xăng, dầu,...Do đó, doanh nghiệp có ưu thế lớn để phát triển sản xuất và hoạt động.

 Thị trường tiêu thụ và vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp: Nhà máy gạch ngói cao cấp Lạc Sơn đang hoạt động theo hình thức sản xuất với sản phẩm chủ yếu là các loại vật liệu xây dựng, do vậy các sản phẩm chủ yếu cung cấp cho các gói thầu của các chủ đầu tư cơng trình dân dụng, giao thơng, thủy lợi và cho các cơng trình xây dựng của khách hàng trong địa bàn huyện Lạc Sơn và các vùng phụ cận. Mặt khác, Nhà máy sử dụng lò nung tuynen để sản xuất các loại sản phẩm gạch ngói, đây là cơng nghệ nung mới và tạo ra các sản phẩm chất lượng nên được nhiều khách hàng sử dụng và tin cậy.

 Lực lượng lao động:

Toàn Nhà máy hiện có tất cả hơn 220 lao động với chất lượng và số lượng được phân phối khá hợp lý cho mỗi bộ phận:

 Đội ngũ cán bộ quản lý : Chủ yếu được đào tào từ những người lao động trực tiếp có kinh nghiệm thực tế.

 Đội ngũ nhân viên nghiệp vụ có trình độ từ trung cấp đến Đại học, Cao đẳng.

 Đội ngũ công nhân là những người lao động phổ thông được đào tạo tại chỗ vào dây truyền sản xuất.

 Các tổ chức đồn thể: có tổ chức cơng đồn nhà máy.

Nhà máy đang áp dụng tính thời gian làm việc theo giờ hành chính đối với cán bộ nhân viên quản lý và áp dụng chế độ thời gian làm việc theo ca đối với công nhân sản xuất.

2.1.4 Tình hình tài chính chủ yếu của Nhà máy gạch ngói cao cấp Lạc Sơn - Thuận lợi, khó khăn trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp:

Thuận lợi:

* Nhà máy được xây dựng trên diện tích 11,6 ha tiếp giáp với một mặt sông chảy qua địa bàn huyện và gần các khu, bãi là nơi cung cấp nguyên liệu chính sản xuất cho Nhà máy hoạt động cùng với nguồn nhân lực dồi dào nên Nhà máy có điều kiện địa lý vô cùng thuận lợi để cho ra đời nhiều sản phẩm với chất lượng đảm bảo.

* Cùng với sự phát triển của nền kinh tế và xu hướng hội nhập, nhu cầu xây dựng các cơng trình giao thơng, thủy lợi và các cơng trình dân dụng ngày càng nhiều nên Nhà máy ln có một thị trường tiêu thụ nhất định, điều đó giúp Nhà máy ln duy trì được hoạt động và phát triển.

* Nhà máy luôn chú trọng đến việc đào tạo, bồi dưỡng trình độ cơng nhân viên, chăm lo cho đời sống của cán bộ, công nhân viên và người lao động nên tạo được uy tín đối với khách hàng, đối tác cũng như đội ngũ nhân viên trong nhà máy.

Khó khăn:

Bên cạnh những thuận lợi trên thì Nhà máy vẫn gặp phải nhiều khó khăn như:

*Giao thơng trên địa bàn huyện cịn chưa phát triển nên việc cung ứng sản phẩm, vận chuyển vật liệu cịn khó khăn.

* Cùng với sự phát triển của nền kinh tế nên các doanh nghiệp cùng ngành cũng xuất hiện ngày càng nhiều nên việc giữ vững được thị trường và mở rộng phát triển cũng gặp nhiều rủi ro.

* Do Nhà máy sử dụng công nghệ hiện đại cho sản xuất nên cần đào tạo đội ngũ lao động trong một khoảng thời gian nhất định, nhà máy còn thiếu những lao động lành nghề, giàu kinh nghiệm.

- Kết quả kinh doanh và tình hình tài chính chủ yếu * Về kết quả kinh doanh

BẢNG 2.1: CÁC CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA NHÀ MÁY GẠCH NGÓI CAO CẤP LẠC SƠN NĂM 2011-2012-2013

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011 Chênh lệch 2013/2012 Chênh lệch 2012/2011 Số tiền TL (%) Số tiền TL(%)

1. Lãi vay phải trả Tr.đ - - - - 0.00 - 0.00

2. Doanh thu thuần (bao gồm cả

HĐ TC) Tr.đ 17,065 15,360 13,251 1,705 11.10 2,109 15.92 3. Lợi nhuận thuần từ HĐSXKD Tr.đ 5,878 4,388 3,159 1,490 33.96 1,228 38.88 4. Lợi nhuận trước thuế Tr.đ 5,968 4,477 3,210 1,491 33.29 1,267 39.48 5. Lợi nhuận trước thuế và lãi

vay Tr.đ 5,968 4,477 3,210 1,491 33.29 1,267 39.48 6.Lợi nhuận sau thuế Tr.đ 4,964 3,479 2,409 1,486 42.71 1,069 44.38 7. Vốn kinh doanh bình quân Tr.đ 41,329 38,256 37,927 3,073 8.03 329 0.87 8. Vốn chủ sở hữu bình quân Tr.đ 32,627 31,288 30,744 1,339 4.28 543 1.77

CÁC CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH KHẢ NĂNG SINH LỢI Chênh lệch

2013/2012

Chênh lệch 2012/2011

A. Tỷ suất LN trước thuế trên DT (%) =

4/2 34.97 29.15 24.22 5.82 4.92

B. Tỷ suất LN sau thuế trên DT (%) = 6/2 29.09 22.65 18.18 6.44 4.46 C. Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (%) =

5/7 14.44 11.70 8.46 2.74 3.24

D. Tỷ suất LN trước thuế trên VKD (%) =

4/7 14.44 11.70 8.46 2.74 3.24

E. Tỷ suất LN sau thuế trên VKD (%) = 6/7 12.01 9.09 6.35 2.92 2.74 F. Tỷ suất sinh lời trên VCSH (%) = 6/8 15.22 11.12 7.84 4.10 3.28

Nguồn : Báo cáo tài chính năm 2013-2012-2011 của Nhà máy gạch ngói cao cấp Lạc Sơn

Qua Bảng 2.1 ta thấy các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời trong 3 năm 2013, 2012 và 2011 đều tăng lên, cho thấy doanh nghiệp đã có bước tiến triển trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Để có thể có cái nhìn chính xác hơn về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ta đi sâu vào phân tích từng hệ số khả năng sinh lời:

+ Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu: Chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế trên doanh thu phản ánh cứ tạo ra được 100 đồng doanh thu trong kỳ thì sẽ được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế. Năm 2012 tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu của doanh nghiệp là 29.15 tăng so với năm 2011 và tiếp tục tăng vào năm 2013.

Doanh thu thuần trong năm 2013, 2012 và 2011 đều tăng, trong đó doanh thu thuần năm 2013 tăng 11.10% so với năm 2012. Năm 2013, cả doanh thu thuần và lợi nhuận trước thuế đều tăng, làm cho tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu tăng 5.82% so với năm 2012. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2013 là 17,065 Triệu đồng, tăng 1,705 Triệu đồng so với năm 2012. Tuy nhiên, doanh thu từ hoạt động tài chính năm 2013 giảm 20 Triệu đồng so với năm 2012.

Nguyên nhân khiến doanh thu thuần năm 2013 tăng khá mạnh so với năm 2012 một phần là do khách hàng thanh toán cho doanh nghiệp những khoản nợ tiền hàng từ kỳ trước, một phần là do nhu cầu về sản phẩm năm 2013 tăng khá mạnh dẫn đến lượng đặt hàng cho doanh nghiệp tăng, lượng sản phẩm sản xuất lớn, từ đó doanh thu theo các hợp đồng sản xuất tăng lên.

+ Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu

Trong năm 2013, doanh nghiệp cứ tạo ra được 100 đồng doanh thu thuần thì có 29.09 đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 6.44 đồng so với năm 2012. Có thể thấy doanh nghiệp có doanh thu khá lớn nhưng lợi nhuận rịng đạt được lại thấp. Tuy vậy ta thấy tỷ suất này cũng tăng so với năm 2012. Cả 2 chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế và doanh thu thuần đều tăng nhưng tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần. Tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế nhanh hơn tốc độ tăng của lợi nhuận trước thuế. Năm 2012, mức thuế thu nhập của doanh nghiệp là 25%, chi phí thuế thu nhập phải

nộp bằng thuế suất nhân với lợi nhuận trước thuế. Năm 2013, chi phí thuế TNDN là 1,003 Triệu đồng với thuế suất tăng 0.49%.

+ Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản: Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản phản ánh khả năng sinh lời của tài sản khơng tính đến ảnh hưởng của thuế TNDN và nguồn gốc của vốn kinh doanh. Trong năm 2013 tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản tăng 14.44 đồng so với năm 2012. Nguyên nhân là do cả lợi nhuận trước thuế và vốn kinh doanh bình quân đều tăng nhưng tốc độ tăng của lợi nhuận trước lãi vay và thuế tăng nhanh hơn tốc độ tăng của vốn kinh doanh bình quân. Cho thấy hiệu quả sản xuất của cơng ty trước thanh tốn lãi vay là khá tốt

+ Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn kinh doanh: Năm 2013, cứ 100 đồng vốn kinh doanh bỏ ra thì tạo ra được 14.144 đồng lợi nhuận sau thuế. So với năm 2012 thì tỷ suất này tăng nhẹ.

+ Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh: Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh phản ánh cứ 100 đồng vốn kinh doanh bỏ ra thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2013 tỷ suất này là 12.01, điều này có nghĩa là cứ 100 đồng vốn kinh doanh bỏ ra trong năm 2013 thì thu được 12.01 đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 2.92 đồng so với năm 2012.

Sự biến động của chỉ tiêu phụ thuộc vào sự biến động của lợi nhuận sau thuế và vốn kinh doanh bình qn của cơng ty. Năm 2013 lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp đạt mức 4,964 Triệu đồng, tăng 1,486 Triệu đồng so với năm 2012, tỷ lệ tăng là 42.71%. Vốn kinh doanh bình quân năm 2013 là 41,329 Triệu đồng tăng 3,073 Triệu đồng so với năm 2012 với tỷ lệ tăng là 8.03%. Ta thấy tuy cả vốn kinh doanh bình quân và lợi nhuận sau thuế đều tăng nhưng lợi nhuận sau thuế lại có mức tăng mạnh hơn chính vì thế đã làm gia tăng tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh. Lợi nhuân sau thuế

tăng mạnh là do trong năm vốn kinh doanh được doanh nghiệp sử dụng hợp lý nên tạo ra mức tăng khá cao của doanh thu thuần.

+ Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu: Trong năm 2012, cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì tạo ra 11.12 đồng lợi nhuận sau thuế.

Trong năm 2013, cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì tạo ra 15.22 đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 4.10 đồng so với năm 2012. Lợi nhuận sau thuế năm 2013 tuy có tăng so với năm 2012, nhưng tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu lại chậm hơn dẫn đến tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu tăng.

* Về tình hình tài chính

BẢNG 2.2: CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CHỦ YẾU CUỐI NĂM 2012 VÀ CUỐI NĂM 2013

CỦA NHÀ MÁY GẠCH NGÓI CAO CẤP LẠC SƠN.

STT CHỈ TIÊU ĐVT 31/12/2013 31/12/2012 CHÊNH LỆCH

Giá trị Tỷ lệ (%)

(1) (2) (3) (4) (5) (6)=(4)-(5) (7)=(6)/(5)*100

1 Hệ số khả năng thanh toán

hiện thời Lần 4.02 4.73 (0.72) (15.22)

2 Hệ số khả năng thanh toán nhanh Lần 3.49 4.08 (0.60) (14.71) 3 Hệ số khả năng thanh toán tức

thời Lần 2.79 3.20 (0.42) (13.13)

4 Hệ số nợ Lần 0.23 0.20 0,03 15.00

5 Hệ số vốn chủ sở hữu Lần 0.77 0.80 (0.03) (3.75)

6 Tỷ suất đầu tư vào TSNH Lần 0.90 0.92 (0.02) (2.17)

7 Tỷ suất đầu tư vào TSDH Lần 0.10 0.08 0.02 25.00

STT CHỈ TIÊU ĐVT Năm 2011 Năm 2010 CHÊNH LỆCH

Giá trị Tỷ lệ (%)

(1) (2) (3) (4) (5) (6)=(4)-(5) (7)=(6)/(5)*100

1 Vòng quay VLĐ Vòng 0.43 0.42 0.01 3.50

2 Vòng quay tổng vốn Vòng 0.39 0.38 0.01 2.63

3 Số vòng quay các khoản phải thu Vòng 1.41 1.12 0.29 25.89

4 Số vòng quay HTK Vòng 1.96 1.71 0.25 14.32

5 ROA % 14.44 11.70 2.74 23.42

6 ROE % 15.22 11.12 4.10 36.87

Từ Bảng 2.2 ở trên ta có thể rút ra một số nhận xét như sau:

+ Về khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp: Các hệ số khả năng thanh toán hiện thời, khả năng thanh toán nhanh và hệ số khả năng thanh toán tức thời ở cả 2 thời điểm đều lớn hơn 1 tuy có giảm nhẹ vào thời điểm cuối năm 2013 nhưng nhìn chung khả năng thanh tốn các khoản nợ của doanh nghiệp khá tốt. Tuy nhiên để đánh giá sâu hơn về khả năng thanh toán của doanh nghiệp thì cần phải xem xét đến Hệ số khả năng thanh toán tức thời. Tại cả 2 thời điểm, hệ số này đều lớn hơn 1, thể hiện khả năng thanh toán tốt, tiền và các khoản tương đương tiền đủ để trang trải các khoản nợ ngắn hạn

+ Về cơ cấu nguồn vốn: Cơ cấu nguồn vốn cuối năm 2013 gần như khơng có thay đổi so với đầu năm, tuy nhiên cũng có thể thấy hệ số nợ tăng lên và hệ số VCSH giảm đi. Doanh nghiệp đã sử dụng nhiều nợ hơn, mức độ tự chủ về tài chính giảm đi và rủi ro tài chính tăng lên. Tuy nhiên, các Hệ số nợ vẫn nhỏ hơn các Hệ số vốn chủ sở hữu, vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng lớn hơn tỷ trọng nợ phải trả trong cơ cấu tổng nguồn vốn.

Tất cả các hệ số hoạt động năm 2013 đều tăng so với năm 2012 chứng tỏ hiệu quả quản lý và sử dụng vốn của doanh nghiệp đã tăng lên. Các chỉ số tỷ suất sinh lời ở mức khá cao có thể thấy cơng ty hoạt động hiệu quả, sử dụng tốt nguồn vốn của mình

Qua phân tích có thể thấy tình hình kinh doanh của Cơng ty đang có xu hướng biến động tốt lên, tuy nhiên vẫn còn rất nhiều vấn đề cần khắc phục và quan tâm.

2.2. Thực trạng quản trị vốn lưu động tại Nhà máy gạch ngói cao cấp Lạc Sơn trong thời gian qua:

2.2.1. Quy mô và kết cấu vốn lưu động của Nhà máy gạch ngói cao cấp Lạc Sơn:

- Quy mô vốn lưu động của doanh nghiệp

Hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh sản xuất nên doanh nghiệp phần lớn cần phải có lượng lớn vốn lưu động để đảm bảo cho quá trình kinh doanh được diễn ra một cách thường xuyên và liên tục, đây chính là lý do tại sao mà trong cơ cấu vốn kinh doanh của doanh nghiệp VLĐ chiếm tỷ trọng rất lớn. Vì vậy việc huy động cũng như việc quản trị VLĐ là rất quan trọng và cần thiết

Căn cứ vào thời gian huy động vốn và sử dụng vốn thì vốn lưu động được tài trợ từ hai nguồn là nguồn vốn lưu động thường xuyên (lấy từ nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu) và nguồn vốn lưu động tạm thời (được lấy từ nợ ngắn hạn)

Trong đó:

+Nguồn VLĐ thường xuyên = TSLĐ - Nợ ngắn hạn +Nguồn VLĐ tạm thời = Nợ ngắn hạn

BẢNG 2.3: NGUỒN HÌNH THÀNH VỐN LƯU ĐỘNG CỦA NHÀ MÁY GẠCH NGÓI CAO CẤP LẠC SƠN

ĐVT: VND

Nguồn vốn 31/12/2013 31/12/2012 Chênh lệch

Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) Số tiền TL%

1.TS dài hạn 4,242,279,875 - 3,220,074,723 - 1,022,205,152 31.74 2.Nợ dài hạn 42,314,677 - 42,314,677 - - - 3.VCSH 32,754,305,282 - 32,499,947,930 - 254,357,352 0.78 NVLĐTX = (2+3-1) 28,554,340,084 75.10 29,322,187,884 78.88 (767,847,800) (2.62) NVLĐTT 9,467,869,587 24.90 7,851,674,334 21.12 1,616,195,253 20.58 Cộng 38,022,209,671 100.00 37,173,862,218 100.00 848,347,453 2.28

Nguồn :Báo cáo tài chính năm 2013 của Nhà máy gạch ngói cao cấp Lạc Sơn

Nguồn vốn tạm thời

Nguồn vốn thường xuyên

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động của chi nhánh DNTN kinh doanh than mỏ việt dũng – nhà máy gạch ngói cao cấp lạc sơn (Trang 42 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)