Chủ động khai thác và sử dụng nguồn vốn kinh doanh nói chung

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động của chi nhánh DNTN kinh doanh than mỏ việt dũng – nhà máy gạch ngói cao cấp lạc sơn (Trang 79 - 81)

2.1. Khái quát chung về Nhà máy gạch ngói cao cấp Lạc Sơn

3.2.1.2. Chủ động khai thác và sử dụng nguồn vốn kinh doanh nói chung

và vốn lưu động nói riêng

Trong điều kiện doanh nghiệp hoạt động được chủ yếu bằng các nguồn vốn huy động từ bên ngoài để giảm thiểu chi phí sử dụng vốn, doanh nghiệp

nên linh hoạt tìm các nguồn tài trợ với lãi suất phù hợp. Một số nguồn doanh nghiệp có thể xem xét huy động như:

- Vay ngân hàng: Tổng những năm gần đây, đứng trước nhu cầu đòi hỏi về vốn thì đây là một nguồn cung cấp vốn quan trọng. Nguồn vốn tín dụng ngân hàng thực chất là vốn bổ sung chứ không phải là nguồn vốn thường xuyên tham gia và hình thành nên vốn lưu động của doanh nghiệp. Mặt khác, doanh nghiệp cũng nên huy động nguồn vốn trung và dài hạn vì việc sử dụng vốn vay cả ngắn, trung và dài hạn phù hợp sẽ góp phần làm giảm khó khăn tạm thời về vốn, giảm một phần chi phí và tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, để huy động được các nguồn vốn từ ngân hàng thì doanh nghiệp cần phải xây dựng các phương án kinh doanh, các dự án đầu tư khả thi trình lên ngân hàng, đồng thời phải ln ln làm ăn có lãi, thanh tốn các khoản nợ gốc và lãi đúng hạn, xây dựng lòng tin ở các ngân hàng

- Nguồn vốn liên doanh, liên kết: Đây là hình thức hợp tác mà qua đó doanh nghiệp khơng những tăng được vốn cho hoạt động kinh doanh mà còn học tập được kinh nghiệm quản lý, tiếp thu được tiến bộ khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ.

- Vốn chiếm dụng: Thực chất đây là các khoản phải trả cho người bán, người mua trả tiền trước, các khoản phải trả khác. Đây khơng thể được coi là nguồn vốn huy động chính nhưng khi sử dụng khoản vốn này doanh nghiệp không phải trả chi phí sử dụng, nhưng khơng vì thế mà doanh nghiệp lạm dụng nó vì đây là nguồn vốn mà doanh nghiệp chỉ có thể chiếm dụng tạm thời.

Để có thể huy động đầy đủ, kịp thời và chủ động vốn trong kinh doanh, doanh nghiệp cần phải thực hiện các biện pháp sau:

- Xây dựng chiến lược huy động vốn phù hợp với thực trạng thị trường và môi trường kinh doanh của từng thời kỳ

- Tạo niềm tin cho các nơi cung cấp vốn bằng cách nâng cao uy tín của doanh nghiệp, ổn định và hợp lý hóa các chỉ tiêu tài chính, thanh tốn các khoản nợ đúng hạn…

- Chứng minh được mục đích sử dụng vốn bằng cách đưa ra kết quả kinh doanh và hiệu quả vòng quay vốn trong năm qua và triển vong năm tới

- Đối với công tác sử dụng vốn: Khi thực hiện doanh nghiệp phải căn cứ vào kế hoạch quản trị và sử dụng vốn kinh doanh đã lập làm cơ sở để điều chỉnh cho phù hợp với tình hình kinh tế tại doanh nghiệp.

Nếu phát sinh nhu cầu bất thường, doanh nghiệp cần có kế hoạch chủ động cung ứng kịp thời đảm bảo cho hoạt động kinh doanh diễn ra liên tục, tránh tình trạng phải ngừng sản xuất do thiếu vốn kinh doanh.

Nếu thừa vốn, doanh nghiệp phải có biện pháp xử lý kịp thời nhằm đảm bảo phát huy thế mạnh, khả năng sinh lời của vốn, tránh tình trạng ứ đọng vốn. Để có kế hoạch quản trị và sử dụng vốn sát với thực tế, nhất thiết phải dựa vào thực trạng sử dụng vốn trong kỳ và đánh giá điều kiện cũng như xu hướng thay đổi cung cầu trên thị trường.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động của chi nhánh DNTN kinh doanh than mỏ việt dũng – nhà máy gạch ngói cao cấp lạc sơn (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)