NĂM 2012-2013
ĐVT: VNĐ
Chỉ tiêu 31/12/2013 31/12/2012 Chênh lệch
Số tiền TT% Số tiền TT% Số tiền TL%
Nguyên vật liệu 3,275,273,331 65.66 3,001,784,060 58.86 273,489,271 9.11 Công cụ dụng cụ 789,022 0.02 860,233 0.02 (71,211) (8.28) Chi phí SX, KD dở dang 498,100,278 9.99 618,420,152 12.13 (120,319,874) (19.46) Thành phẩm 700,257,813 14.04 800,257,813 15.69 (100,000,000) (12.50) Hàng hóa 513,944,678 10.30 678,901,222 13.31 (164,956,544) (24.30) Hàng gửi đi bán - 0.00 - 0.00 0 0.00 Hàng tồn kho 4,988,365,122 100.00 5,100,223,480 100.00 (111,858,358) (2.19)
Nhìn vào Bảng 2.8 ta thấy tại thời điểm cuối năm 2013 giá trị hàng tồn kho giảm xuống 111,858,358 đồng với tỷ lệ giảm 2.19%. Trong đó: nguyên vật liệu tăng lên 273,489,271 đồng tương ứng tăng 9.11% và hàng hóa giảm xuống 164,956,544 đồng tương ứng với 24.30% so với đầu năm. Trong năm lượng sản xuất của doanh nghiệp tăng lên đáng kể nên phải tăng nguyên vật liệu và những đầu vào khác cung cấp cho quá trình sản xuất.
Qua xem xét cơ cấu và sự biến động của các thành phần trong mục hàng tồn kho có thể thấy rằng giá trị hàng tồn kho giảm xuống chủ yếu là do nguyên nhân hàng hóa, thành phẩm và chi phí SX, KD dở dang giảm xuống mạnh và sự tăng lên của nguyên vật liệu cũng không bù đắp được sự giảm của hàng hóa, thành phẩm và chi phí SX, KD dở dang. Hàng tồn kho dự trữ giảm so với đầu năm tức là chi phí lưu kho và chi phí bảo quản sẽ giảm theo và sẽ nâng cao hiệu quả quản trị vốn. Để nâng cao hiệu quả quản trị vốn hơn nữa thì trong thời gian tới doanh nghiệp cần có biện pháp để quản lý hàng tồn kho sao cho hàng tồn kho ở mức hợp lý, mở rộng chính sách tín dụng thương mại nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, tránh sản phẩm để trong kho quá lâu sẽ dẫn đến hao hụt về số lượng và chất lượng, tránh ứ động vốn.
Để đánh giá tốt hơn tình hình tổ chức và quản lý hàng tồn kho trong năm 2013 đã hợp lý chưa ta cần xem xét vòng quay hàng tồn kho.Các chỉ tiêu đánh giá sử dụng hàng tồn kho của doanh nghiệp năm 2011, 2012, 2013 được thể hiện trong Bảng 2.9 sau: