Tình hình trục lợi bảo hiểm vật chất xe ô tô tại ABIC Hà Nội

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh bảo hiểm thiệt hại vật chất xe ô tô tại ABIC hà nội (Trang 48 - 51)

2.2. Thực tế triển khai nghiệp vụ bảo hiểm thiệt hại vật chất xe ô tô tạ

2.2.4. Tình hình trục lợi bảo hiểm vật chất xe ô tô tại ABIC Hà Nội

cán bộ để giải quyết khó khăn này.

Tóm lại cơng tác giám định, bồi thường của ABIC Hà Nội vẫn cịn tồn tại những khó khăn cần khắc phục như: trình độ cán bộ giám định chưa đồng đều, số lượng cán bộ giám định cịn ít so với nhu cầu thực tế. Quy trình giám định bồi thường đã được cơng ty ban hành bằng văn bản song nhiều khi cán bộ giám định, bồi thường thực hiện tắt các bước nên đã ảnh hưởng rất lớn đến sự chính xác của các khâu này, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh nghiệp vụ của Cơng ty.

2.2.4. Tình hình trục lợi bảo hiểm vật chất xe ô tô tại ABIC Hà Nội ABIC Hà Nội

Cùng với sự lớn mạnh của thị trường bảo hiểm, số lượng người tham gia bảo hiểm vật chất xe ô tô ngày càng tăng. Bên cạnh những người tham gia bảo hiểm để bảo vệ, ổn định cuộc sống của mình khi khơng may gặp rủi ro tai nạn, thì đã xuất hiện khơng ít khác hàng lợi dụng bảo hiểm để chiếm đoạt một số tiền bất hợp pháp từ phía cơng ty bảo hiểm. Đó chính là hành vi trục lợi bảo hiểm. Có thể nói hành vi trục lợi BHVC xe ơ tơ là một hành vi khá phổ biến mà tất cả các cơng ty bảo hiểm nói chung và ABIC nói riêng hiện nay đang phải đối mặt. Các hình thức trục lợi cũng ngày một tinh vi và phức tạp hơn. Nhưng trong thời gian qua, với sự nỗ lực của mình, ABIC Hà Nội đã phát hiện được một số vụ trục lợi, ta có thể xem xét kết quả ở bảng sau:

Bảng 6: Tình hình trục lợi bảo hiểm vật chất xe ơ tơ tại ABIC Hà Nội

(Từ năm 2010- 2013) Chỉ tiêu Đơn vị 2010 2011 2012 2013 Số vụ tai nạn đòi bồi thường Vụ 228 125 118 130 Số vụ đã bồi thường Vụ 224 119 112 120 Số vụ trục lợi bị phát hiện Vụ 4 6 5 10 Số tiền từ chối bồi thường Triệu đồng 80 120 95 220 Tỷ lệ trục lợi % 1,75 4,8 3,39 5,38

(Nguồn: ABIC Hà Nội) Qua bảng số liệu trên ta thấy: số vụ phát hiện trục lợi bảo hiểm có xu hướng tăng lên. Có được kết quả này là do công tác giám định bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe ô tô được thực hiện ngày càng tốt hơn, trình độ chun mơn của giám định viên cũng cao hơn nên cũng phát hiện được nhiều vụ gian lận trục lợi của khách hàng.

Hành vi trục lợi ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh của nghiệp vụ vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến số tiền bồi thường. từ năm 2010 đến năm 2013 số tiền mà ABIC Hà Nội từ chối bồi thường ngày càng tăng, đó là do cơn ty phát hiện ra những vụ gian lận bồi thường với số tiền lớn. Tỷ lệ số

tiền từ chối bồi thường so với số tiền bồi thường tăng từ 0.71% đến 3,54%, đây là những con số rất ý nghĩa, nó chứng tỏ cơng tác giám định bồi thường của ABIC Hà Nội ngày càng được nâng cao về chất lượng. Số tiền bồi thường mà ABIC tiết kiệm được do từ chối các vụ giân lận ngày càng lớn: Năm 2010 tiết kiệm được 80 triệu đồng, khoản này tăng lên 120 triệu đồng vào năm 2011 và năm 2013 tiết kiệm được 220 triệu đồng.

Tuy nhiên số vụ phát hiện trục lợi bảo hiểm ngày càng tăng tăng từ 4 vụ năm 2010 lên đến 10 vụ năm 2013. Điều này cho thấy hành vi trục lợi ngày càng trở lên tinh vi và phức tạp hơn, trình độ cán bộ giám định cịn hạn chế vì vậy cán bộ giám định khó có thể phát hiện được hết các hành vi trục lợi này. Ngoài ra, chất lượng của khâu khai thác cũng ảnh hưởng đến hành vi trục lợi của khách hàng: Cơng ty bán sản phẩm bảo hiểm của mình thơng qua đại lý nên có trường hợp đại lý khơng trung thực, tiếp tay cho chủ xe thực hiện hành vi gian lận, làm cơng tác phát hiện gian lận ngày càng khó khan.

Các hình thức mà khách hàng thường dung để trục lợi bảo hiểm tại ABIC Hà Nội đó là: hợp lý hóa giấy tờ ngày xảy ra tai nạn và hiệu lực bảo hiểm; thay đổi tình tiết các vụ tai nạn; lập hồ sơ hiện trường giả và khai tăng số tiền tổn thất; cố ý gây tai nạn,…

Có rất nhiều biểu hiện của hành vi trục lợi bảo hiểm, sau đây là những biểu hiện gian lận được các cán bộ giám định tại ABIC Hà Nội tổng hợp lại:

-Tai nạn xảy ra trong vòng một tháng kể từ ngày hết hạn hoặc có hiệu lực bảo hiểm

-Tai nạn xảy ra, giải quết xong chủ xe mới thông báo cho công ty biết

-Tai nạn xảy ra ban đêm, hoang vắng, khơng có người chứng kiến hoặc người dân xung quanh

-Chủ xe tham gia bảo hiểm vật chất xe nhưng khơng mang theo xe, khơng có giấy tờ chứng nhận bảo hiểm cũ khơng tham gia bảo hiểm vật chất xe

-Hồ sơ tai nạn có hiện tượng tẩy xóa ngày tai nạn, ngày hiệu lực của bằng lái, giấy phép lưu hành, giấy phép lái xe, nguyên nhân tai nạn, tổn thất,..

-Trong hồ sơ tai nạn có nghi hoặc có biểu hiện xe thứ ba liên quan nhưng không để lại việc giải quyết liên quan, không để lại địa chỉ của xe khác

-Xe bị thiệt hại nặng hoặc toàn bộ, tham gia bảo hiểm cao hơn giá trị thực tế trên thị trường.

-Xe bị thiệt hại nặng( cháy, đổ xe xuống vực) nhưng người lái xe không bị thương.

-Chủ xe đề nghị người bán bảo hiểm của công ty giúp họ lùi ngày cấp ấn chỉ.

Như vậy, để có thể ngăn chặn được tình trạng trục lợi này địi hỏi phải có sự nỗ lực rất lớn của ban lãnh đạo cũng như tập thể cán bộ nhân viên công ty, đặc biệt là các cán bộ làm công tác khai thác, giám định.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh bảo hiểm thiệt hại vật chất xe ô tô tại ABIC hà nội (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)